VEPR dự báo tăng trưởng quý IV/2019 sẽ ở mức 7,26%

Thứ năm, 10/10/2019 14:14 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 10/10, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019. VEPR dự báo tăng trưởng quý IV/2019 sẽ ở mức 7,26% lạm phát bình quân 2,45 và tăng trưởng cả năm 2019 ở mức 7,05%.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019. Ảnh: LN

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) đã tổ chức toạ đàm công bố Báo cáo Kinh tế vĩ mô quý III/2019. Ảnh: LN

VEPR dự đoán tăng trưởng quý IV ở mức 7,26% và cả năm 2019 ở mức 7,05%

Theo VEPR dẫn số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong quý III/2019 ở mức 7,31%.

Trong đó, tăng trưởng của khu vực nông, lâm, ngư nghiệp giảm do nhiều yếu tố bất lợi xuất hiện. FDI tiếp tục là khu vực đóng góp chính và tăng trưởng thông qua xuất khẩu.

Về tình hình doanh nghiệp, trong quý III/2019, cả nước có 35.316 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng vốn đăng ký là 430,6 nghìn tỷ đồng, tăng 37%.

Số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động tiếp tục giảm xuống còn 12.505 doanh nghiệp.CPI bình quân quý III/2019 là 2,23%, trong 9 tháng là 2,5% nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng cao bởi giá lương thực, thực phẩm tăng do bệnh dịch, giá hàng giáo dục tăng và giá năng lượng biến động không ngừng.

Với mức tăng trưởng đạt 7,31% của quý III, nhóm nghiên cứu Kinh tế vĩ mô của VEPR cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,6% - 6,8% của năm 2019 do Quốc hội đề ra khả thi.

Tuy nhiên, trước căng thẳng thương mại Mỹ - Trung, Nhật Bản - Hàn Quốc ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng, giá trị đồng tiền mạnh và tài sản.Dự báo tương lai của nền kinh tế Việt Nam trong cuối năm 2019 có thể chịu ảnh hưởng bởi các cú sốc từ thị trường thế giới.

Tỷ lệ lạm phát bình quân quý III đang ở mức vừa phải, tuy nhiên đang có xu hướng gia tăng gần đây. Ảnh hưởng từ dịch tả lợn và tăng giá xăng có nguy cơ đẩy lạm phát tăng cao.

Dự trữ ngoại hối mới ở mức an toàn

Trong báo cáo vĩ mô quý III/2019, VEPR cho biết dự trữ ngoại hối đã tăng vượt mức 71 tỷ USD.

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đây là “mức kỷ lục” hướng tới đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô. Song, VEPR đánh giá thực chất mới chỉ là mức an toàn nếu so với quy mô thương mại hiện nay. “Ngân hàng Nhà nước nên cẩn thận đối với việc tăng dự trữ ngoại hối đối với cáo buộc thao túng của Mỹ” - VEPR lưu ý.

Theo PGS. TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR, nếu Ngân hàng Nhà nước không mua vào ngoại tệ thì VND thậm chí còn lên giá, vì Lãi suất của Việt Nam tương đối cao so với thế giới; Dòng vốn giải ngân đầu tư nước ngoài vào Việt Nam vẫn tăng; Thặng dư thương mại vẫn được duy trì và Hoạt động mua bán vốn khác vẫn ổn định.

TS Phạm Thế Anh cũng lưu ý Ngân hàng Nhà nước cần tích trữ dòng vốn đủ lớn, để đảm bảo khả năng ứng phó khi dòng vốn nước ngoài có xu hướng đảo chiều. Mặt khác, Việt Nam đã đứng thứ 7 trong số các nước có thặng dư thương mại lớn với Mỹ nên dư địa để can thiệp vào thị trường ngoại hối không còn nhiều.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV đánh giá, tỷ giá thực của đồng VND so với 13 loại tiền tệ (của 13 đối tác thương mại lớn với Việt Nam) có diễn biến tương đối sát so với diễn biến thị trường. Việc Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá trung tâm trong thời gian qua góp phần làm tăng dư địa cho hoạt động mua vào ngoại tệ để dự trữ ngoại hối và tìm cách hút VND về để trung hòa lượng tiền đã bơm ra cho hoạt động mua vào ngoại tệ.

Theo báo cáo của VEPR, trong thời gian qua, mức thay đổi tỷ giá ngày một thấp hơn dưới áp lực từ phía quốc tế, biên độ giảm giá VND ngày càng thấp đi là hợp lý theo tình hình kinh tế vĩ mô hiện nay.

Đánh giá về tác động của việc giảm lãi suất điều hành VEPR cho rằng điều này gần như không ảnh hưởng gì đến tỷ giá VND/USD tại các ngân hàng thương mại cũng như tỷ giá trung tâm từ đó cho đến nay.

VEPR dự báo trong quý tới tỷ giá trung tâm vẫn giữ đà tăng nhẹ không đáng kể do: Sự bất ổn của đồng USD trước việc sản xuất suy giảm và sự đổ lỗi của Tổng thống Trump lên Fed do để mức lãi suất cao; Những căng thẳng liên quan đến Mỹ - Trung, Mỹ - Iran, Nhật - Hàn Quốc vẫn chưa được giải quyết; và Ngân hàng Nhà nước phải cẩn trọng trong việc điều hành thị trường tránh cáo buộc của Mỹ.

Lê Minh

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

PVOIL cam kết nỗ lực hết sức, tận dụng mọi cơ hội để tăng trưởng trong năm 2024

(CLO) Ngày 22/4, tại TP HCM, Tổng công ty Dầu Việt Nam – CTCP (PVOIL, mã cổ phiếu: OIL) đã tổ chức gặp mặt các cổ đông lớn và nhà đầu tư trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

VietinBank đạt 2 Giải thưởng Sao Khuê năm 2024

(CLO) Sáng ngày 13/4/2024 tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA) đã tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Khuê năm 2024. VietinBank đã xuất sắc đạt 2 giải thưởng tại buổi Lễ.

Tài chính - Bảo hiểm
IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

IMF kêu gọi Italy, Pháp giảm chi tiêu, Đức nới lỏng hầu bao

(CLO) Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) khuyên Italy và Pháp nên cắt giảm chi tiêu nhanh hơn kế hoạch hiện tại để kiểm soát nợ trong khi Đức nên nới lỏng hầu bao của mình để vực dậy tăng trưởng kinh tế.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

Thông điệp hạnh phúc phía sau giải chạy tiếp sức đặc biệt dành cho gia đình

(CLO) Với ý nghĩa lan toả tinh thần sống vui, sống khoẻ, sống gắn kết giữa các thành viên trong gia đình thông qua hoạt động thể thao, giải chạy tiếp sức bán chuyên Happy Ekiden của MB Ageas Life đã tạo nên sự khác biệt, là điểm nhấn quan trọng của chuỗi chiến dịch “Hạnh phúc lành” gây tiếng vang trong cộng đồng của MB Ageas Life.

Tài chính - Bảo hiểm