Vì đâu tốc độ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước vẫn ì ạch?

Thứ ba, 10/09/2019 07:34 AM - 0 Trả lời

(CLO) Báo cáo tại Hội nghị trực tuyến thông tin chuyên đề, cập nhật tình hình triển khai, tổ chức thực hiện NQTW 5, khóa XII “Về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN” (Nghị quyết 12) cho thấy, tốc độ CPH, thoái vốn tại các DNNN đang có xu hướng chậm lại, chưa đúng theo kế hoạch.

Nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH. (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH. (Ảnh minh họa)

Chậm vì chưa nghiêm túc triển khai

Lãnh đạo nhiều tập đoàn, tổng công ty nhà nước cho rằng, sau hơn hai năm triển khai thực hiện Nghị quyết 12, đến nay cơ chế, chính sách về CPH DNNN đã được bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện nhằm tạo cơ sở pháp lý để đẩy nhanh tiến độ CPH, hạn chế thất thoát vốn, tài sản nhà nước trong quá trình CPH. Nhiều DNNN sau khi được CPH, thoái vốn tiếp tục tăng trưởng, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước.

Tuy nhiên, DNNN cũng đang gặp phải khó khăn khi thực hiện Nghị quyết 12. Phó bí thư Thường trực Đảng ủy, Thành viên Hội đồng Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) Phạm Xuân Cảnh cho rằng, việc thực hiện Nghị quyết 12 của các cơ quan liên quan còn chậm trễ khiến DNNN gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Ví như Luật Dầu khí hiện tại đã không còn phù hợp, gây khó khăn cho PVN trong khiển khai các dự án lớn, nhất là huy động vốn và sử dụng nguồn lực. Vì thế, cần sớm rà soát, tháo gỡ đồng bộ các vấn đề cho DNNN.

Báo cáo tại hội nghị cho thấy, tốc độ CPH, thoái vốn tại các DNNN đang có xu hướng chậm lại, chưa đúng theo kế hoạch. Về CPH DNNN, đến hết năm 2017, cả nước còn 583 DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 58/2016/QĐ-TTg (ngày 28-12-2016) về tiêu chí phân loại DNNN, DN có vốn Nhà nước và danh mục DNNN thực hiện sắp xếp giai đoạn 2016-2020; trong đó Nhà nước chỉ nắm 100% vốn điều lệ tại 103 DN hoạt động trong 11 lĩnh vực. Sau quá trình CPH, tái cơ cấu DNNN, tính hết quý II-2019 mới có 35/127 DNNN trong danh mục được duyệt đã thực hiện CPH, đạt tỷ lệ 27,5%.

Về thoái vốn, theo kế hoạch trong giai đoạn 2017-2020 thực hiện thoái vốn khoảng 60.000 tỷ đồng vốn Nhà nước tại DN. Trong giai đoạn từ 2016 tới tháng 11/2018, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước thực hiện thoái vốn được 17.826 tỷ đồng, thu về 155.735 tỷ đồng.

Nguyên nhân của sự chậm trễ này, một phần là do vướng mắc ở các quy định pháp lý, nhưng nguyên nhân lớn nhất là do một số bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước chưa thực sự nghiêm túc triển khai kế hoạch CPH, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chấp hành chế độ báo cáo.

Khó xác định giá trị doanh nghiệp

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN. (Ảnh minh họa)

Nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN. (Ảnh minh họa)

Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương nhấn mạnh, thời gian tới cần tập trung rà soát, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo chương trình, kế hoạch đề ra, tạo bước đột phá và hoàn thiện đồng bộ hơn hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. DNNN hoạt động theo cơ chế thị trường, lấy hiệu quả kinh tế làm tiêu chí đánh giá chủ yếu, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó, đổi mới nâng cao hiệu quả của hệ thống quản trị; nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý DNNN; nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của DN sau CPH….

Mới đây, tại Diễn đàn Tái cơ cấu DNNN do Cục Tài chính DN (Bộ Tài chính) phối hợp với một số đơn vị tổ chức, nhiều chuyên gia cho rằng, vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của CPH DNNN chính là việc xác định giá trị DN.

Theo đó giá bán cổ phần tại các DNNN chưa phù hợp với thông lệ quốc tế, chưa phản ánh đúng giá trị thực của DN, nhất là các biện pháp liên quan đến xác định giá trị quyền sử dụng đất, tài sản cố định, thương hiệu, giá trị truyền thống của DN CPH. Cùng với đó, tỷ lệ vốn Nhà nước trong phương án CPH DNNN còn cao dẫn đến giảm sức hút đối với các nhà đầu tư mua cổ phần, ảnh hưởng đến thành công của việc CPH.

Để bảo đảm quá trình CPH không chậm như lâu nay, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long đề xuất: Cần quy định rõ hơn về trách nhiệm của bộ, ngành, các bên liên quan trong CPH, thoái vốn, để tránh tư tưởng đùn đẩy, né trách nhiệm.

Trong quá trình CPH, thoái vốn Nhà nước, việc lựa chọn nhà đầu tư nội hay ngoại sẽ không thực sự quan trọng bằng việc đánh giá, lựa chọn được nhà đầu tư với công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm với thị trường Việt Nam, có cam kết gắn bó với thị trường Việt Nam trong dài hạn; có chiến lược phát triển dựa trên những sản phẩm thuần Việt.

Như vậy, quá trình CPH, thoái vốn Nhà nước tại DN mới thực sự trở thành công cụ hiệu quả, giúp Nhà nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong dài hạn theo đúng chủ trương, chính sách mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đề ra.

Nhật Phương

Tin khác

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

Quỹ bình ổn xăng dầu bộc lộ nhiều bất cập, vì sao Bộ Công Thương vẫn giữ?

(CLO) Bộ Công Thương thừa nhận, thời gian qua, quỹ bình ổn xăng dầu đã bộc lộ nhiều bập cập, tuy nhiên, muốn bỏ quỹ vẫn cần lấy ý kiến để đưa ra các đề xuất phù hợp.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

Nam A Bank phát hành cổ phiếu ưu đãi Esop cho cán bộ nhân viên

(CLO) Ngày 29/03, Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank – HoSE: NAB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024. Đại hội đã nhận được sự đồng thuận cao, thông qua nhiều quyết sách quan trọng về kế hoạch kinh doanh năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

Mumbai (Ấn Độ) lần đầu vượt Bắc Kinh (Trung Quốc) trở thành thủ đô dành cho tỷ phú châu Á

(CLO) Mumbai hiện là thủ đô châu Á có nhiều tỷ phú nhất với con số 92, vượt qua Bắc Kinh với 91 tỷ phú, theo danh sách người giàu toàn cầu của Viện nghiên cứu Hurun.

Thị trường - Doanh nghiệp
Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

Lý do Dubai mất dần sức hút đối với nhà giàu Nga

(CLO) Dubai từng trở thành địa điểm được nhiều người Nga yêu thích để gửi tiền hoặc xây dựng cuộc sống mới sau chiến sự tại Ukraine. Sức hấp dẫn đó hiện đang giảm dần khi sinh hoạt phí ở vương quốc hào nhoáng này tăng cao, các ngân hàng ngày càng khắt khe hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp