Ví điện tử - Cơ hội và thách thức

Thứ năm, 14/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Trong thanh toán điện tử thì ví điện tử cũng là một công cụ thanh toán hữu hiệu. Đến nay, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã cấp phép cho hơn 20 ví điện tử được cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán tại Việt Nam.

Một số ví điện tử khá phổ biến tại Việt Nam là Momo, Airpay, Payoo, VNPT Pay, Mobi Vi, Bảo Kim, Vimo, Moca, Ngân lượng, Viettel Pay, Zalo Pay, Ví việt... Hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp chấp nhận cho khách hàng thanh toán bằng ví điện tử. Để có được tài khoản ví điện tử, khách hàng chỉ cần vào trang web của nhà cung cấp dịch vụ rồi vào đó nạp tiền vào ví của mình từ tài khoản ngân hàng hoặc qua thẻ trả trước, tài khoản thẻ ATM. Nhiều quan điểm khẳng định, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực thanh toán điện tử ngày càng nhiều khiến sự cạnh tranh trên thị trường thêm gay gắt, trong khi công nghệ ứng dụng trong lĩnh vực này giống nhau. Vì vậy, các DN phải cạnh tranh bằng cách tăng khuyến mãi, giảm chi phí cho người dùng.

Cũng trong thời gian gần đây các ví điện tử tung thêm nhiều tính năng để phục vụ khách hàng. Ngoài việc ứng dụng công nghệ thanh toán quét QR, một số ví điện tử tiếp tục ứng dụng công nghệ quét AR cho phép khách hàng xem tiếp nhận thông tin theo cách mới mẻ, không gây nhàm chán. Giới chuyên gia cho rằng cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển thanh toán hiện đại, dễ sử dụng. Chính vì vậy, ví điện tử đầy tiềm năng phát triển.

Vidientu

Chính phủ đặt ra mục tiêu, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10%, và 8% vào năm 2025. Điều này có nghĩa là thời gian tới, ví điện tử sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển. Nhưng dẫu có sự phát triển như vũ bão của cách mạng công nghệ 4.0, thì tiền mặt vẫn “ngự trị”, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là thói quen ở Việt Nam.

Theo khảo sát của Hội Nông dân Việt Nam mới đây, xu hướng dùng ví điện tử ở nông thôn hiện nay đang là thách thức. Tuy có 40% dân số đã có tài khoản ngân hàng, song vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền. Đặc biệt, với khu vực nông thôn, mục tiêu tăng thanh toán không dùng tiền mặt càng khó khăn vì đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại. Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng. Bên cạnh đó, hạ tầng thanh toán ở nông thôn còn yếu

NHNN cho biết, thời gian qua, NHNN đã tích cực đẩy mạnh các giải pháp nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là nghiên cứu áp dụng nhiều phương tiện thanh toán mới, hiện đại. NHNN đã thí điểm một số mô hình thanh toán dựa trên sự hợp tác giữa các NHTM và một số tổ chức thông qua sử dụng phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng phù hợp với địa bàn nông thôn, phù hợp với thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo.

Theo Vụ Thanh toán (NHNN), để thúc đẩy TTKDTM ở khu vực nông thôn, NHNN đã xây dựng và triển khai Đề án thí điểm một số hình thức TTKDTM ở khu vực nông thôn, qua đó sử dụng các phương thức thanh toán hiện đại nhưng dễ sử dụng, phù hợp với địa bàn nông thôn để mở rộng, thúc đẩy TTKDTM trên địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Hiện tại, NHNN đang phối hợp một số đơn vị liên quan xây dựng Chiến lược tài chính toàn diện nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm theo hướng đơn giản, tiện lợi, dễ sử dụng, giảm chi phí, phù hợp với nhu cầu và khả năng chi trả của người dân và DN, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ, dân cư nông thôn, vùng sâu, vùng xa, người có thu nhập thấp, người yếu thế.

Hồ Thúy

Tin khác

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

ABBANK đẩy mạnh hỗ trợ khách hàng tiếp cận vốn ưu đãi, tăng trưởng đều ở cả mảng huy động và cho vay

(CLO) Kết thúc quý I năm 2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận tăng mạnh số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số, tổng huy động và dư nợ cũng đạt tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2023. Ngân hàng tích cực triển khai các chương trình gói tín dụng với lãi suất hấp dẫn giúp khách hàng doanh nghiệp đẩy mạnh các hoạt động mở rộng sản xuất kinh doanh.

Tài chính - Bảo hiểm
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chưa chấp thuận vận hành hệ thống KRX vào 2/5

(CLO) Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa đưa ý kiến về việc đưa hệ thống KRX vào vận hành ngày 2/5 theo kế hoạch trước đó.

Tài chính - Bảo hiểm
Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

Digiworld (DGW) chậm mục tiêu Quý 1/2024, vẫn ESOP 2 triệu cổ phiếu cho nhân viên

(CLO) Digiworld (DGW) ghi nhận kết quả lợi nhuận Quý 1/2024 chậm hơn so với mục tiêu đề ra. Ngoài ra công ty cũng dự định phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP cho nhân viên.

Tài chính - Bảo hiểm
Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

Agribank đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024

(CLO) Agribank triển khai chương trình Đồng hành cùng doanh nghiệp xuất nhập khẩu năm 2024 với quy mô 20.000 tỷ đồng ưu đãi tín dụng ngắn hạn, lãi suất thấp hơn sàn lãi suất cho vay thông thường đến 2,4%/năm và nhiều ưu đãi về lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ và tỷ giá mua bán ngoại tệ.

Tài chính - Bảo hiểm