Vì một niềm tin!

Thứ hai, 20/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Ngày 10/1/2019, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị 27-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Có thể coi đây chính là cam kết, là quyết tâm chính trị của Đảng ta về bảo vệ người chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Cuộc đấu tranh “ba mất, một còn”

Thực tế thời gian qua cho thấy, tham nhũng xảy ra ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực, nhưng nhiều trường hợp người phát hiện ra tiêu cực không dám tố cáo; khi tố cáo thì gặp nhiều khó khăn, trở ngại, thậm chí bị đe dọa, trù dập. Nguyên nhân cơ bản nhất được cho là do người bị tố cáo thường là những người có chức vụ, quyền hạn, có thế lực trong xã hội; trong khi người tố cáo ở vị trí yếu thế hơn, dẫn tới nguy cơ người tố cáo bị đe dọa, trả thù. Nghiêm trọng hơn, các hành vi trù dập này ít được phát hiện và xử lý thích đáng.

bảo vệ người tố cáo

Cách đây hơn chục năm, cả nước từng biết đến ông Đinh Đình Phú ở Đồ Sơn, Hải Phòng dám đương đầu với cả một “nhóm lợi ích” tham nhũng, xà xẻo đất công. Cũng vì dám đứng ra phanh phui tham nhũng nên ông gặp rất nhiều khó khăn, mất mát trong cuộc sống. Đến bây giờ, tổng kết lại, ông cho rằng, đó là cuộc đấu tranh “ba mất, một còn”.

Ông Phú nói rằng, một là, mất vợ. Vợ ông bị sốc, qua đời lúc có người đến “áp đáo tại gia” khi ông đi thưa kiện. Hai là, mất họ hàng. Nhiều người trong họ chỉ bằng mặt mà không bằng lòng khi bị mất quyền lợi là những thửa đất họ hứa hẹn được chia. Ba là, mất cán bộ sai trái. Còn “một được” là ông vẫn còn là đảng viên và ngăn chặn được tham nhũng.

Cũng là người “nổi tiếng” khi đã từng bị cắt chức, bị cho “hạ bệ” khi dám đứng ra lãnh đạo Đảng bộ phường chống tham nhũng, ông Phạm Thanh Bình - nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội cho rằng, người tố cáo, đấu tranh với tham nhũng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Khó khăn nhất, theo ông Bình là tham nhũng đã hình thành “đường dây” từ cơ sở lên tới thành phố, có sự liên kết chặt chẽ nhằm che chắn cho nhau, trốn tránh pháp luật. Khi đường dây tham nhũng nằm ngay trong nội bộ, có những cá nhân ngầm liên kết với nhau để chống phá thì “phải nói là thực sự khó khăn”.

Ông Bình cũng cho biết, những kẻ tham nhũng thường câu kết với những đối tượng “xã hội đen” để lăng mạ, chửi bới, rồi đe dọa, khủng bố, quấy phá… khiến người tố cáo và cả gia đình họ cảm thấy không an toàn trong cuộc sống.

“Tuy rằng ta có quy định về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng nhưng ai là người đứng ra bảo vệ? Tất nhiên là chính quyền, là công an địa phương, thế nhưng khi tham nhũng đã nằm trong chính quyền và đường dây của nó rồi thì nó vô hiệu hóa hết, không còn ai đứng ra bảo vệ mình nữa. Cho nên, dù luật đã có nhưng thực tế là đấu tranh với tham nhũng vẫn rất khó”, ông Bình nói.

Tranh minh họa

Quy định của pháp luật còn hạn chế, bất cập

Vấn đề hiệu lực, hiệu quả của công tác phòng chống tham nhũng chưa được như ý muốn trong thời gian qua có nguyên nhân chính là do những quy định của pháp luật về bảo vệ người tố cáo còn hạn chế, bất cập, nhất là chưa có quy định về trình tự, thủ tục tiếp nhận, thụ lý và giải quyết yêu cầu bảo vệ người tố cáo.

Theo luật sư Nguyễn Quang Tâm (Đoàn Luật sư Hà Nội) trong Luật Tố cáo 2011 các quy định còn chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn, chưa nêu cụ thể cơ chế và các biện pháp bảo vệ người tố cáo trong trường hợp họ bị trả thù, trù dập.

Đồng tình với quan điểm này, Luật sư Nguyễn Xuân Toán - Công ty Luật hợp danh Bình An (Đoàn Luật sư Hà Nội), cũng cho rằng, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận quyền của người tố cáo nói chung và người tố cáo tham nhũng nói riêng, tuy nhiên, trong thời gian qua, các quy định pháp luật này nhìn chung chỉ mang tính nguyên tắc, chưa cụ thể và nằm phân tán trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau.

Chẳng hạn, trong Luật Tố cáo năm 2011 có một chương về bảo vệ người tố cáo, nhưng chỉ đưa ra những quy định chung nhất về người tố cáo, người bị tố cáo, thẩm quyền giải quyết tố cáo, trình tự, thủ tục giải quyết tố cáo… Còn các vấn đề liên quan đến tố cáo và giải quyết tố cáo hành vi tham nhũng lại căn cứ vào Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012.

“Vậy nhưng quy định trong Luật Phòng chống tham nhũng 2005 cũng rất định tính, không cụ thể, dẫn đến rất khó áp dụng trong thực tiễn”, ông Toán nói.

Theo luật sư Toán, đáng mừng là Luật Phòng chống tham nhũng 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019 và Luật Tố cáo 2018 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2019 với những quy định về bảo vệ người tố cáo tham nhũng đã rõ ràng, cụ thể hơn. Đây sẽ là cơ sở pháp lý rất quan trọng để xác lập một cơ chế hiệu quả nhằm bảo vệ người tố cáo và đảm bảo cho việc thực thi cơ chế này trên thực tế.

Cam kết chính trị của Đảng

Chia sẻ với PV, TS Bùi Thế Đức - Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật Trung ương, nguyên Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhận xét, trong thời gian qua, việc đấu tranh với tham nhũng từ trước đến nay vẫn nổi lên vai trò tích cực của các cơ quan báo chí; của một bộ phận nhân dân; không có nhiều cơ sở, đơn vị tự phát hiện và có tiếng nói mạnh mẽ với hành vi này.

Tranh minh họa tố cáo tham nhũng

Theo TS Bùi Thế Đức, với việc ban hành Chỉ thị số 27-CT/TW, cho thấy quyết tâm của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng khi dựa vào cả hệ thống chính trị quyết tâm dẹp “giặc nội xâm”.

“Chỉ thị số 27-CT/TW là cam kết, là quyết tâm chính trị của Đảng ta về bảo vệ người chống tham nhũng. Việc Chỉ thị số 27-CT/TW ra đời đã giúp cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức, tăng cường trách nhiệm và tăng sự dũng cảm, bớt e ngại để tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Cho đến nay, qua gần 1 năm thực hiện Chỉ thị đã cho thấy những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ về công tác bảo vệ người phát hiện, tố giác, người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, TS Bùi Thế Đức nhấn mạnh.

Với việc gắn trách nhiệm người đứng đầu trong lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ người tố cáo; chịu trách nhiệm trước cấp trên và bị xử lý trách nhiệm nếu buông lỏng lãnh đạo, quản lý, không làm hết thẩm quyền để xảy ra tình trạng người dân, cán bộ, đảng viên thuộc phạm vi phụ trách bị trả thù, trù dập, Chỉ thị số 27-CT/TW được kỳ vọng sẽ vừa bảo vệ tốt hơn, vừa khuyến khích được cán bộ, đảng viên và người dân mạnh dạn hơn trong tố cáo và đấu tranh chống tham nhũng.

Thực tiễn đã chứng minh rằng, khi tham nhũng, tiêu cực bị phơi bày ra ánh sáng, những người có hành vi tham nhũng bị xử lý nghiêm thì sẽ góp phần vô cùng quan trọng để củng cố lòng tin của nhân dân.

Giờ đây, nhìn lại “cuộc chiến” của mình, ông Đinh Đình Phú bộc bạch: “Khi tôi tham gia vào cuộc chiến này, người ta nói là lấy trứng chọi đá, châu chấu đá voi. Tôi đã từng mất cả tiền bạc lẫn tinh thần. Nhưng cái được cũng rất lớn, đó là sau khi những người vi phạm pháp luật bị xử lý, nhân dân Đồ Sơn rất phấn khởi và lấy lại niềm tin đối với Đảng, Nhà nước, đối với công cuộc chống tham nhũng”.

Chia sẻ với chúng tôi, không chỉ ông Phú, ông Bình mà nhiều người khác cũng đồng tình như vậy. Ông Phan Văn Độ - Thường vụ Đảng ủy, Trưởng khối dân vận phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, người đã từng nhiều lần bị kẻ xấu ném “bom bẩn” vào ban đêm, bị “xã hội đen” đến đe dọa, gây sự… khi ông sát cánh cùng ông Bình trong việc tố giác, đấu tranh với tham nhũng cũng cho rằng, sau sự kiện các ông chống tham nhũng thành công, người dân trong phường vô cùng phấn khởi, tin tưởng, qua đó, niềm tin của nhân dân được củng cố, uy tín của Đảng được nâng cao.

T. Toàn

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức