Vì sao cần thiết lập 12 trung tâm hồi sức tích cực COVID-19 quốc gia?

Thứ bảy, 31/07/2021 18:52 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh cho biết, số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa ký ban hành Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng".

Vì sao phải có Đề án này và nội dung chính của Đề án là gì… đây là những vấn đề được bao chí đặt ra với PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh khi ông đang tham gia đoàn công tác của Bộ Y tế tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam khảo sát tình hình thực tế để triển khai Đề án.

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo khảo sát năm 2021 cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực (ảnh TL).

PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết, theo khảo sát năm 2021 cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực (ảnh TL).

Nhiều tỉnh chỉ có một bác sỹ chuyên khoa sơ bộ hồi sức cấp cứu

Xin Cục trưởng cho biết thực trạng của năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực hiện nay?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Theo khảo sát năm 2021 cả nước có khoảng trên 16.000 giường bệnh hồi sức tích cực.

Tuy nhiên cơ số giường bệnh và năng lực hồi sức tích cực hiện chưa thể đáp ứng nhu cầu điều trị người bệnh COVID-19 ngày càng tăng cao. Nhiều địa phương đang thiếu các trang thiết bị phục vụ điều trị người bệnh nặng.

Nhiều bệnh viện có giường bệnh hồi sức tích cực nhưng không có hệ thống ô-xy trung tâm, hệ thống khí nén nên không sử dụng được máy thở, thiếu camera, thiếu hệ thống theo dõi trung tâm gây khó khăn cho các bác sỹ, điều dưỡng trong việc theo dõi sát diễn biến của người bệnh COVID-19 nặng.

Khoa hồi sức tích cực của nhiều bệnh viện chưa thực hiện được các kỹ thuật hồi sức tích cực nâng cao như thở máy xâm nhập, không xâm nhập, tim phổi nhân tạo (ECMO), lọc máu…

Hiện chỉ một số ít bệnh viện thực hiện được kỹ thuật tim phổi nhân tạo như Bạch Mai, Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Việt Đức, Chợ Rẫy, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Huế, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ… Nguyên nhân do thiếu nhân lực chuyên sâu, thiếu trang thiết bị về hồi sức tích cực, đầu tư và chế độ đãi ngộ chưa thoả đáng…

Trước những khó khăn, thách thức nêu trên, để nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực tại các bệnh viện trên toàn quốc, đáp ứng công tác thu dung, điều trị người bệnh COVID-19 nặng ngày càng tăng trong thời gian tới hệ thống khám, chữa bệnh cần khẩn trương thiết lập và đưa vào hoạt động các trung tâm hồi sức tích cực quốc gia, trung tâm hồi sức tích cực vùng.

Hiện nay cả nước có trên 2.000 bác sỹ làm việc tại khoa cấp cứu/hồi sức tích cực, nhưng nhiều địa phương đang rất thiếu. Ví dụ một số tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, trên phạm vi toàn tỉnh chỉ có một bác sỹ chuyên khoa sơ bộ hồi sức tích cực.

Do tác động của chính sách tự chủ nên nhiều bệnh viện tuyến tỉnh ít chú trọng công tác hồi sức tích cực, khi có ca bệnh nặng thường chuyển về các Bệnh viện tuyến Trung ương tại TP. Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Điều này tạo áp lực rất lớn cho các bệnh viện tuyến cuối quá tải trong việc điều trị ca bệnh nặng, gây khó khăn cho Bộ Y tế trong việc huy động, điều phối nguồn nhân lực hỗ trợ, phân bổ máy móc, vật tư, trang thiết bị, tài chính… cho các địa phương. Một số địa phương thiếu chủ động, chưa sẵn sàng công tác thu dung, điều trị ca bệnh nặng.

Năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực ở nhiều địa phương vừa yếu và thiếu, chưa đủ khả năng đáp ứng với kịch bản biến chủng “siêu lây nhiễm”. Nhân lực trình độ cao chuyên khoa hồi sức tích cực ngày càng giảm, nhiều bác sỹ đã chuyển sang chuyên khoa khác.

Phát huy phương châm “4 tại chỗ” thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến

Ông có thể cho biết lý do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Đề án "Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng"?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Từ ngày 27/4 đến nay, Việt Nam đang phải đối mặt với “làn sóng thứ tư” của dịch bệnh COVID-19 tấn công và gây hậu quả nghiêm trọng, số lượng ca bệnh COVID-19 trên cả nước tăng rất nhanh với trên 133 nghìn ca nhiễm mới.

Hiện có trên 400 bệnh nhân nặng đang điều trị ICU; 21 ca điều trị ECMO (tim phổi nhân tạo). Dịch bệnh đã bùng phát trên diện rộng, có quy mô lớn và tính chất phức tạp, nhiều nguồn lây, ổ dịch, nhiều biến chủng, đặc biệt sự xuất hiện biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh, nguy hiểm, làm tăng ca bệnh nặng so với 3 đợt dịch trước. Số ca bệnh nguy kịch và tử vong tăng cao, gần 1.000 ca.

Hệ thống khám, chữa bệnh đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn chưa từng có trong lịch sử.

Trước tình hình rất nghiêm trọng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo các địa phương thực hiện nghiêm phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ), bảo đảm sẵn sàng nguồn lực cho các tình huống dịch bệnh xảy ra.

Chính phủ và Bộ Y tế đã có nhiều chỉ đạo yêu cầu các địa phương tăng cường năng lực hồi sức tích cực, tập trung cứu chữa ca bệnh nặng, giảm thiểu tử vong.

Bên cạnh đó, việc chuyển người bệnh nặng về các bệnh viện tuyến cuối ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nguy cơ làm tăng lây lan dịch bệnh vào khu vực nội thành và người bệnh có xác suất tử vong cao trên đường vận chuyển. Mặt khác, các địa phương này cũng có giai đoạn bị phong tỏa, cách ly chống dịch.

Vì vậy các trường hợp nặng này cần được điều trị ngay tại địa phương với sự tư vấn, hỗ trợ của các bác sỹ tuyến trên hoặc các chuyên gia đầu ngành của Trung tâm quản lý, điều hành hỗ trợ chuyên môn chẩn đoán, điều trị người bệnh COVID-19 đặt tại Cục Quản lý Khám, chữa bệnh Bộ Y tế.

Theo Cục trưởng, việc tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực sẽ có vai trò quan trọng như thế nào trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19?

PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Phải khẳng định việc xây dựng Đề án “Tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực cho các bệnh viện điều trị người bệnh COVID-19 nặng” là nhiệm vụ hết sức cần thiết và cấp bách, đòi hỏi sự tham gia không chỉ riêng ngành y tế, Chính phủ, các Bộ, ban ngành mà còn là trách nhiệm của chính quyền địa phương và toàn xã hội.

Đề án được xây dựng với quan điểm chủ đạo: Phát huy phương châm “4 tại chỗ” thông qua nâng cao năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến, đồng thời kết hợp phương châm “3 tập trung” gồm tập trung nguồn lực, tập trung chuyên gia, tập trung người bệnh COVID-19 nặng để điều trị.

Đây là điểm mới của Đề án và sự điều chỉnh trong chiến lược điều trị ca bệnh COVID-19 từ 4 tại chỗ kết hợp với “3 tập trung”. Điều này thể hiện quyết tâm của đồng chí Bộ trưởng, GS.TS. Nguyễn Thanh Long và khối khám, chữa bệnh trong việc tập trung toàn bộ tinh lực để dập dịch, cứu chữa người bệnh.

Một ví dụ minh hoạ rất sống động thể hiện quan điểm “3 tập trung” là trong những ngày này, cả Bộ Y tế tập trung từ Tư lệnh ngành cho đến lãnh đạo các Vụ, Cục và 10 đồng chí Giám đốc các Bệnh viện trung ương về TP. Hồ Chí Minh để tập trung sức lực, gấp rút thiết lập các trung tâm hồi sức tích cực cứu chữa người bệnh. Thời gian không chỉ là vàng bạc mà còn là tính mạng của người bệnh. Các trung tâm hồi sức tích cực này sớm đón người bệnh ngày nào thì thêm người bệnh được cứu sống ngày đó!

Gần một tuần nay, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long và các lãnh đạo Vụ/Cục/ Bệnh viện/Viện/Trường của Bộ Y tế từ phía Bắc đã đi thẳng vào “mặt trận đang nóng bỏng này” để cùng “chia lửa” với TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.

Đề án cũng đặt mục tiêu thiết lập mạng lưới các trung tâm thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng trên phạm vi toàn quốc; Đầu tư, nâng cấp trang thiết bị, hạ tầng đồng bộ cho các trung tâm hồi sức tích cực được Bộ Y tế phân công thu dung, điều trị người bệnh mắc COVID-19 nặng và khoa hồi sức tích cực của bệnh viện các tuyến;

Củng cố, tăng cường năng lực điều trị COVID-19 ở khoa hồi sức tích cực của toàn bộ các bệnh viện chưa được phân công thành lập trung tâm hồi sức tích cực;

Đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho bác sỹ, điều dưỡng cấp cứu, hồi sức tích cực của các trung tâm và bệnh viện các tuyến;

Đặc biệt chúng tôi mong muốn và đặt mục tiêu xây dựng và bổ sung các chính sách, chế độ động viên, đãi ngộ hợp lý ở cấp trung ương và địa phương nhằm thu hút nguồn nhân lực có chất lượng tốt làm việc tại các trung tâm và khoa hồi sức tích cực, truyền nhiễm.

Báo Công luận

Trinh Phúc

Bình Luận

Tin khác

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

Bệnh nhân ghép phổi sau gần 2 tháng điều trị đã được xuất viện khỏe mạnh

(CLO) Ngày 29/3, Bệnh viện Phổi Trung ương tổ chức chúc mừng người bệnh Phạm Anh Thư được ra viện. Trước đó, chị Thư được ghép phổi vào ngày 30 Tết Nguyên đán Giáp Thìn.

Sức khỏe
Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

Bệnh viện Bạch Mai trao tặng giấy khen cho điều dưỡng ép tim cứu sống du khách tại Đà Nẵng

(CLO) Liên quan đến hành động đẹp của điều dưỡng Đặng Thị Hạ đã giúp cứu sống một du khách tại Đà Nẵng, Ban giám đốc Bệnh viện Bạch Mai đã tổ chức biểu dương, trao tặng giấy khen của Giám đốc Bệnh viện cho điều dưỡng Hạ.

Sức khỏe
Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

Kon Tum: Người phụ nữ 51 tuổi tử vong sau hai năm bị chó cắn

(CLO) Bà D. nhập viện điều trị vì bệnh lý sỏi thận, nhưng trong quá trình điều trị, người bệnh có những triệu chứng giống bệnh dại như: Sợ nước, sợ gió, sợ tiếng động…Trước đó bà D. từng bị chó cắn nhưng không đi tiêm vắc xin ngừa dại.

Sức khỏe
Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

Bệnh viện đa khoa Vân Đình: Đổi mới để nâng chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh

(CLO) Với mục tiêu đổi mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, phục vụ người dân, Bệnh viện đa khoa Vân Đình đã áp dụng các quy trình vận hành theo tiêu chuẩn y tế quốc tế ISO 15189 cho Khoa Xét nghiệm.

Sức khỏe
Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

Thái Bình: Còn nhiều vướng mắc khi triển khai mua sắm, đấu thầu thuốc, hóa chất, vật tư y tế

(CLO) Thời gian vừa qua, các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và triển khai đấu thầu mua sắm với 252 danh mục, trong đó đã lựa chọn được 218 danh mục trúng thầu còn 32 danh mục không trúng thầu.

Sức khỏe