Vì sao CPI bình quân quý I/2021 tăng thấp nhất 20 năm?

Thứ hai, 29/03/2021 15:11 PM - 0 Trả lời

(CLO) Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2021 chỉ tăng 1,16% so với cùng kỳ năm trước - mức thấp nhất kể từ năm 2016. CPI bình quân quý I/2021 cũng chỉ tăng 0,29% - mức tăng thấp nhất trong 20 năm, từ 2002.

Bài liên quan
CPI

Gạo góp mặt làm tăng CPI trong quý I/2021 

Trong cuộc Họp báo về tình hình kinh tế - xã hội sáng nay (29/3), bà Nguyễn Thị Hương - Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, so với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 3/2021 tăng 1,16%, thấp nhất kể từ năm 2016; CPI bình quân quý I/2021 tăng 0,29%, mức tăng thấp nhất của quý I trong 20 năm qua; lạm phát cơ bản quý I/2021 tăng 0,67%.

So với tháng trước CPI tháng 3/2021 giảm 0,27% trong đó khu vực thành thị giảm 0,2%; khu vực nông thôn giảm 0,34%. Khu vực nông thôn có tốc độ giảm CPI nhiều hơn khu vực thành thị chủ yếu do mức giảm của chỉ số giá nhóm thực phẩm.

Theo bà Hương, một số nguyên nhân làm tăng CPI trong quý I/2021 là giá gạo trong nước tăng theo giá gạo xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng gạo nếp và gạo tẻ ngon trong dịp Tết Nguyên đán tăng cao làm cho giá gạo quý I/2021 tăng 8,55% so với cùng kỳ năm trước, góp phần làm CPI chung tăng 0,22 điểm phần trăm.

Cùng với đó, giá các mặt hàng thực phẩm quý I/2021 tăng 0,49% so với cùng kỳ năm trước, làm CPI tăng 0,1 điểm phần trăm, trong đó giá thịt lợn tăng 0,46%, giá thịt bò tăng 2,89%, giá thịt chế biến tăng 3,73%... Theo đó, bình quân quý I/2021 nhóm mặt hàng này tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.  

Còn giá gas trong nước biến động theo giá gas thế giới. Quý I/2021, giá gas tăng 7,58% so với cùng kỳ năm trước. Giá ăn uống ngoài gia đình tăng theo giá lương thực, thực phẩm, bình quân. Quý 1/2021 tăng 2,08% so với cùng kỳ năm trước.

Riêng giá dịch vụ giáo dục tăng 4,49% so với cùng kỳ năm trước do ảnh hưởng từ đợt tăng học phí năm học mới 2020-2021 theo lộ trình của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ.  

Bên cạnh các nguyên nhân làm tăng CPI, có một số nguyên nhân làm giảm CPI quý I/2021 so với cùng kỳ năm trước như việc Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19; trong đó có gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng trong quý II và quý IV năm 2020.

Theo đó, giá điện tháng 01/2021 giảm 16,88% so với tháng trước làm cho giá điện sinh hoạt bình quân quý I/2021 giảm 7,18% so với cùng kỳ năm 2020. Điều này tác động giảm CPI chung 0,24 điểm phần trăm.

Cùng với đó, giá xăng dầu trong nước bình quân quý I/2021 giảm 9,54% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung giảm 0,34 điểm phần trăm; giá dầu hỏa giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhu cầu đi lại, du lịch của người dân giảm so với cùng kỳ năm trước làm cho giá vé máy bay quý I/2021 giảm 24,28%; giá vé tàu hỏa giảm 10,03%; giá du lịch trọn gói giảm 4%.

Đặc biệt, tết nguyên đán Tân Sửu diễn ra trong bối cảnh Covid-19 bùng phát trở lại, tuy nhiên với phương pháp điều hành quyết liệt và đồng bộ nên công tác kiểm soát dịch được khống chế, đảm bảo sức khoẻ người dân. Nhờ vậy, nguồn cung hàng hoá thiết yếu được đảm bảo. Đặc biệt trước và sau tết, tình hình cung cầu thị trường diễn ra sôi động như quy luật hàng năm… đại diện Tổng cục Thống kê nêu rõ.

Những giải pháp để giữ CPI “hài hoà”

Đánh giá về mục tiêu CPI dưới 4% năm 2021 của Quốc hội đề ra, bà Nguyễn Thu Oanh - Vụ trưởng Vụ Thống kê giá (Tổng cục Thống kê) cho biết, CPI quý I/2021 là mức tăng thấp nhất 20 năm, kể từ 2002. Nhưng điều này không có nghĩa là lạm phát không có áp lực từ nay tới cuối năm.

Theo bà Oanh, yếu tố chính tạo nên áp lực lạm phát từ nay tới cuối năm là kinh tế toàn cầu phục hồi, khi các nước đẩy nhanh tiêm chủng phòng Covid-19. Vì khi nền kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu hàng hoá, dịch vụ tăng, tạo áp lực lớn lên lạm phát.

Cùng với đó, các doanh nghiệp của Việt Nam cũng đang trở lại hoạt động trong điều kiện “bình thường mới” khiến nhu cầu vốn, nhiên vật liệu đều tăng lên. Điều này thể hiện rõ qua mức tăng trưởng ước đạt 4,48%.

Đặc biệt, trong khi giá xăng dầu tăng tỷ lệ thuận với mức phục hồi của nền kinh tế nên đây là yếu tố gây áp lực lên lạm phát. Chỉ trong 3 tháng đầu năm 2021, Việt Nam đã 5 lần điều chỉnh giá xăng dầu, với mức tăng 11% so với tháng 12/2020. Trong khi đó, Việt Nam nhập khẩu xăng dầu gấp đôi xuất khẩu nên việc các tổ chức quốc tế dự báo giá dầu Brent tăng khoảng 40% so với cuối 2020, dẫn tới ước tính giá xăng dầu trong nước sẽ tăng khoảng 25% trong năm 2021 và có thể tác động tăng CPI 0,9%.

Ngoài ra, việc nhiều Chỉnh phủ và các ngân hàng trung ương bơm hàng tỷ USD để cứu trợ nền kinh tế cũng đang gây áp lực lên lạm phát.

“Vì thế, để giữ CPI “hài hoà” thì Tổng cục Thống kê đề xuất những giải pháp trọng tâm đó là “điều chỉnh các mặt hàng do nhà nước quản lý đúng thời điểm để hạn chế lạm phát kỳ vọng và không tăng vào những tháng tới, đặc biệt sau tháng 4/2021 và những tháng cuối năm không nên tăng giá. Đối với dịch vụ y tế nên điều chỉnh vào khoảng tháng 7 -8/2021.

Riêng xăng dầu nên chỉ đạo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính thay đổi theo diễn biến để không tác động quá cao đến CPI. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước nên dùng công cụ hỗ trợ không tạo áp lực lên lạm phát”, bà Oanh nhấn mạnh.

Khánh Linh

Tin khác

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

Tại sao thanh niên Hàn Quốc ngày càng khó xin việc?

(CLO) Tâm lý ngại làm việc ở công ty nhỏ, nhiều doanh nghiệp không tuyển thêm nhân sự, đòi hỏi trình độ cao, nhiều kinh nghiệm là những lý do chính khiến tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên Hàn Quốc tăng cao.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

Các doanh nghiệp, nhà đầu tư tại Hà Lan mong muốn hợp tác, làm ăn lâu dài với các tổ chức, doanh nghiệp của Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Hà Lan, Đoàn công tác của tỉnh Thái Bình phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hà Lan, Trung tâm Thương mại Thế giới Leeuwarden tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư - thương mại vào tỉnh Thái Bình tại thành phố Leeuwarden, tỉnh Friesland. Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Hà Lan Ngô Hướng Nam chủ trì hội nghị.

Thị trường - Doanh nghiệp
Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

Pháp rơi khỏi top 10 nền kinh tế thế giới

(CLO) Theo báo cáo triển vọng toàn cầu cập nhật từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tăng trưởng chậm sẽ đẩy Pháp ra khỏi danh sách 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 5 năm tới.

Thị trường - Doanh nghiệp
PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

PVOIL tiếp tục phát triển hệ thống bán lẻ và gia tăng các dịch vụ phi xăng dầu

(CLO) Ngày 26/4, Tổng công ty Dầu Việt Nam - CTCP (PVOIL, mã chứng khoán: OIL) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp
G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

G7 đặt mục tiêu mở rộng gấp sáu lần khả năng lưu trữ điện

(CLO) Cuối tuần này, các nước G7 dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu toàn cầu là tăng công suất lưu trữ điện gấp sáu lần từ năm 2022 đến năm 2030, khi các nước vật lộn với cách duy trì nguồn cung điện trong khi chuyển sang sử dụng năng lượng gió và năng lượng mặt trời không liên tục.

Thị trường - Doanh nghiệp