Vì sao TP. HCM thuộc nhóm giải ngân vốn đầu tư công chậm?

Thứ tư, 06/07/2022 11:35 AM - 0 Trả lời

(CLO) TP. HCM là một trong 20 địa phương giải ngân vốn đầu tư công dưới 20%, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi nêu ra một số nguyên nhân.

Tại Hội nghị lần thứ 15 của Ban Chấp hành Đảng bộ TP. HCM khóa XI (nhiệm kỳ 2020-2025) tổ chức vào ngày 5/7, Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi cho biết: Qua một năm triển khai mô hình chính quyền đô thị TP. HCM đạt được nhiều kết quả, trong đó góp phần giúp công tác phòng chống dịch nhanh hơn.

vi sao tp hcm thuoc nhom giai ngan von dau tu cong cham hinh 1

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi (người đứng báo cáo).

Bên cạnh đó, khi triển khai thực hiện chính quyền đô thị cũng bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn cần nhận diện và đòi hỏi phải có giải pháp tập trung giải quyết.

Việc giải quyết khó khăn, vướng mắc của người dân và các doanh nghiệp cũng chưa kịp thời, còn nhiều nội dung chậm trễ, Chủ tịch TP. HCM yêu cầu các sở, ngành phải phối hợp chặt chẽ hơn nữa.

Theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, Bộ Nội vụ cũng đang chủ trì lấy ý kiến sửa Nghị định 33 hướng dẫn thực hiện Nghị quyết 131 về tổ chức chính quyền đô thị tại TP. HCM. TP. cũng đang tập trung góp ý để có tiếng nói sát hơn để triển khai mô hình chính quyền đô thị.

Báo cáo với Ban chấp hành Đảng bộ TP. HCM, Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng nêu ra nguyên nhân nguyên nhân tác động đến sản xuất, gây lạm phát khiến ảnh hưởng rất lớn đến mức sống của người dân, nhất là người có thu nhập trung bình trở xuống ở đô thị là do tình hình chính trị trên thế giới và giá xăng dầu tăng mạnh.

Do đó, ông Mãi yêu cầu các sở, ngành, đơn vị tập trung kiểm soát thị trường, kiểm soát giá, bình ổn giá. Đặc biệt là triển khai đảm bảo an sinh xã hội, chú ý đến đối tượng dễ bị tổn thương.

Lý giải về đầu tư công của TP. HCM chậm, là một trong 20 địa phương giải ngân dưới 20%, ông Phan Văn Mãi nêu nguyên nhân là do việc chuẩn bị dự án năm 2021 của TP. chưa tốt. Cùng với đó, UBND TP. HCM trình HĐND TP. HCM giao vốn chậm; giá nguyên vật liệu, nhất là vật liệu xây dựng tăng nhanh nên các hoạt động dự kiến trước đó đang bị kéo chậm để chờ chính sách mới.

vi sao tp hcm thuoc nhom giai ngan von dau tu cong cham hinh 2

TP. HCM thuộc nhóm giải ngân vốn đầu tư công chậm.

Tại hội nghị, Chủ tịch Mãi cũng đã thông tin về kế hoạch nhiệm vụ trong thời gian tới.

Trong đó, có 10 nhóm việc TP. HCM phải rà soát, hoàn thành trong 6 tháng cuối năm; tập trung hoàn thành dự thảo quy hoạch kinh tế - xã hội Thành phố, mục tiêu đến quý 2-2023 trình Trung ương phê duyệt; phấn đấu cuối năm hoàn thành việc rà soát điều chỉnh quy hoạch chung của TP. HCM; hoàn thiện hồ sơ quy hoạch chung TP. Thủ Đức; khép kín vành đai 2 (hiện còn 11km); khẩn trương triển khai vành đai 3 để đến tháng 6/2023; trình Quốc hội về dự án vành đai 4; phấn đấu cuối năm 2022 chạy thử nghiệm tuyến Metro số 1; thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa chương trình xây dựng nhà ở xã hội; di dời nhà trên, ven kênh rạch và cải tạo nhà chung cư cũ. 

Ngoài ra, TP. HCM tiếp tục đeo bám dự thảo xây dựng Trung tâm Tài chính quốc tế tại Thủ Thiêm (TP. Thủ Đức); hoàn thiện kế hoạch sử dụng vốn, sử đụng đất giai đoạn 2021-2025; tập trung tháo gỡ khó khăn vướng mắc đối với 118 dự án bất động sản trên địa bàn; lập tổ tổ công tác để giải quyết có hiệu quả 647 việc còn vướng mắc tại các địa phương, đơn vị.

Tập trung triển khai đồng bộ hơn nữa các giải pháp phát triển du lịch, xây dựng chiến lược thương hiệu Thành phố. Tập trung phục hồi toàn diện thương mại dịch vụ, trong đó sự chủ động trong chương trình bình ổn giá của Thành phố; củng cố 2 ngành công nghiệp còn tăng trưởng thấp trong 6 tháng đầu năm là xây dựng - bất động sản và công nghiệp điện – điện tử; tổ chức diễn đàn xuất khẩu để thúc đẩy xuất khẩu.

Về khoa học, công nghệ, chuyển đổi số, TP. HCM đang tập trung các đề án phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo; triển khai mạnh mẽ các giải pháp nâng cao các chỉ số cải cách hành chính; triển khai nền tảng điều hành kinh tế - xã hội, nền tảng giao – nhận thực hiện nhiệm vụ và nền tảng quản lý tương tác, nhất là khiếu nại của người dân đối với chính quyền…

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

Ninh Bình: Phát triển từ 1-3 điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP gắn với phát triển làng nghề, dịch vụ du lịch trong năm 2024

(CLO) Ngày 28/3, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Ninh Bình năm 2023 và triển khai các nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Chương trình năm 2024.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

Tập đoàn Heraeus (Đức) nghiên cứu đầu tư dự án tại Thái Bình

(CLO) Tiếp tục chương trình trong chuyến công tác xúc tiến đầu tư tại CHLB Đức, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã tới thành phố Frankfurt, CHLB Đức và có buổi làm việc với Tập đoàn Heraeus.

Kinh tế vĩ mô
Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản) triển khai đầu tư vào Hà Nam

(CLO) Tiếp tục chương trình công tác tại Nhật Bản, ngày 28/3, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Thị Thuỷ và đoàn công tác tỉnh Hà Nam đã đến thăm và làm việc với Tập đoàn Mikazuki (Nhật Bản).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô