Vì sao TP. HCM vẫn không thể di dời 20.000 hộ dân trên kênh, rạch?

Thứ ba, 05/07/2022 15:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Quỹ đất sạch có, nguồn vốn có, nhưng TP. HCM vẫn không thể khởi công xây dựng nhà ở xã hội để thực hiện kế hoạch di dời khoảng gần 20.000 hộ dân đang sinh sống trên và ven kênh, rạch.

Người dân lo lắng, thấp thỏm

Theo số liệu thống kê, hiện TP. HCM có khoảng gần 20.000 hộ dân đang sinh sống trên và ven kênh, rạch.

Nhằm chỉnh trang phát triển đô thị, đưa TP. HCM đột phá trở thành “nơi đáng sống”, thời gian qua, chính quyền TP. đã đề ra nhiều kế hoạch di dời những hộ dân này. Tuy nhiên, đến nay các kế hoạch hầu như bị phá sản, ‘giậm chân tại chỗ’.

vi sao tp hcm van khong the di doi 20000 ho dan tren kenh rach hinh 1

Ô nhiễm trầm trọng trên một đoạn rạch Xuyên Tâm (Bình Thạnh). Ảnh: Thái Sơn

Ông Nguyễn Thanh Tâm, một người dân có nhà nằm trên rạch Xuyên Tâm (đoạn qua Q. Bình Thạnh) thở dài, "gia đình chúng tôi sinh sống ở đây không khác gì sống cạnh bãi rác chất đống, mùi hôi thối nồng nặc, nơi sinh sống của ruồi muỗi, ô nhiễm môi trường, nơi phát sinh nguồn gốc bệnh tật".

“Trước đây, khi nghe tin chính quyền có kế hoạch di dời đi nơi khác thì mọi người dân ở đây ai cũng rất vui mừng, vì sắp được thoát cảnh ô nhiễm. Tuy nhiên, chờ hoài, năm này qua năm khác không thấy họ nói gì nữa”, ông Tâm ngao ngán. 

Trái ngược với ông Tâm, bà Nguyễn Thị Sáu (ở Quận 8) lại lo lắng khi nghe tin sắp bị di dời. Theo bà Sáu, căn nhà của gia đình bà có diện tích nhỏ (khoảng 30m2 – PV), lại xây dựng trái phép trên kênh nên sợ khi chính quyền di dời, giải tỏa thì không được hỗ trợ đền bù và tái định cư; hay nếu có được hỗ trợ thì không đủ tiền mua căn nhà mới để cả gia đình 6 người trú ngụ.

vi sao tp hcm van khong the di doi 20000 ho dan tren kenh rach hinh 2

TP. HCM đang tồn tại hàng chục ngàn căn nhà tạm bợ trên kênh rạch. Ảnh: Thái Sơn

Còn đối với ông Trần Văn Tuấn (ở quận 7) thì cho biết: "gia đình chúng tôi sống ở trên căn nhà này hơn 40 năm rồi. Trước đây không có tiền để làm giấy tờ, đến khi chính quyền có kế hoạch di dời thì không còn được cấp giấy. Vì thế, nhà chúng tôi hoàn toàn không có giấy tờ gì. Bây giờ nếu họ di dời thì chúng tôi phải làm sao. Hiện nay, không chỉ gia đình chúng tôi mà nhiều người dân ở đây đang lo lắng, thấp thỏm về vấn đề này". 

Đó là tâm tư của 3 trường hợp trong gần 20.000 trường hợp có nhà trên và ven kênh rạch tại TP. HCM buộc phải di dời trong thời gian tới. Mỗi người một suy nghĩ.

Xác định lại nguồn vốn nhà ở xã hội  

Theo Lãnh đạo TP. HCM, giai đoạn 2016-2020, chính quyền đã đưa ra kết hoạch di dời hơn 20.000 căn nhà trên và ven kênh, rạch nhằm tổ chức lại cuộc sống dân cư tốt hơn, gắn với chỉnh trang đô thị dọc hai bên bờ kênh, rạch bằng việc thực hiện 65 dự án, trong đó có 59 dự án sử dụng ngân sách.

Nhưng sau đó, điều chỉnh mục tiêu hoàn thành di dời 10.000 căn. Tuy nhiên, kết thúc giai đoạn 2016-2020 TP. HCM chỉ thực hiện di dời được 2.479 căn, đạt 12,4% kế hoạch.

vi sao tp hcm van khong the di doi 20000 ho dan tren kenh rach hinh 3

TP. HCM còn sự nhập nhằng trong nguồn kinh phí nhà ở xã hội. Ảnh: Thái Sơn

Lý giải nguyên nhân khiến tiến độ di dời chậm trễ, đại diện Sở Xây dựng TP. HCM cho rằng, do nguồn vốn ngân sách của Thành phố chưa tương xứng với nhu cầu; trình tự thực hiện thủ tục đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bằng nguồn vốn ngân sách rất phức tạp, kéo dài nhiều giai đoạn; sự phối hợp thiếu đồng bộ của các sở, ngành, ủy ban nhân dân các quận, huyện trong việc xác định ranh thực hiện dự án;...

Đối với việc bố trí nguồn vốn, vừa qua các đại biểu HĐND TP. HCM cũng đã chất vấn Lãnh đạo UBND TP. liên quan đến nguồn kinh phí từ các doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ khi thực hiện các dự án nhà ở.  

Cụ thể, theo quy định, các dự án nhà ở trên 10 ha (Nghị định 100/2015) và từ 2 ha (Nghị định 49/2021) đều phải dành quỹ đất 20% để làm NƠXH. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp đã thực hiện nghĩa vụ này bằng việc xây dựng căn hộ rồi bàn giao lại cho Nhà nước hoặc nộp tiền vào ngân sách. Tuy nhiên, hiện TP. HCM lại chưa xác định được số tiền này là bao nhiêu.

Trong khi đó, một số địa phương đã có sẵn quỹ đất sạch nhưng cũng không thể khởi công xây dựng NƠXH do thiếu vốn. Đơn cử tại huyện Nhà Bè có hơn 1,2 ha/10 ha đất tại xã Phú Xuân đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ hơn 10 năm nay nhưng do không có ngân sách nên chưa thể đưa vào kế hoạch sử dụng đất của huyện.

vi sao tp hcm van khong the di doi 20000 ho dan tren kenh rach hinh 4

Chủ tịch UBND TP. HCM Phan Văn Mãi

Trước nguồn tiền từ doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ trên chưa được xác định, tại buổi giám sát UBND TP. HCM về chương trình phát triển nhà ở giai đoạn 2016-2025 vừa qua, Chủ tịch UBND TP. Phan Văn Mãi đã chỉ đạo Sở Tài chính sớm có văn bản báo cáo cụ thể với HĐND TP. HCM về vấn đề này. 

Chủ tịch Phan Văn Mãi cũng cam kết, TP. HCM sẽ quyết tâm đến năm 2025 không để tồn tại nhà lụp xụp ven kênh rạch cũng như các chung cư cũ xập xệ.

"TP. đang tính toán các giải pháp để thực hiện chỉnh trang đô thị, trong đó có di dời nhà ven và trên kênh rạch thay vì ngồi chờ ngân sách", Chủ tịch Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Hoàng Tuấn

Tin khác

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

Ninh Thuận muốn trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước

(CLO) Cho biết năng lượng tái tạo và du lịch được quy hoạch là 2 trong những mũi nhọn kinh tế, Ninh Thuận sẽ hiện thực hóa quy hoạch để trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất cả nước.

Đời sống
Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

Thiếu niên 13 tuổi mất tích khi tắm sông

(CLO) Chiều 19/4, thông tin từ UBND xã Kim Xuyên, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ đuối nước khiến 1 thiếu niên mất tích.

Đời sống
Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

Hà Nội: Phát hiện 1 tấn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc

(CLO) Đội 17, Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa phát hiện 2 cơ sở kinh doanh tại huyện Thanh Trì đang bày bán hơn 1 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Đời sống
Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

Bán vàng giả mạo nhãn hiệu, một doanh nghiệp tại Nghệ An bị phạt 85 triệu đồng

(CLO) Ngày 19/4, Đội 11, Cục Quản lý thị trường Nghệ An (QLTT) cho biết đã lập biên bản vi phạm hành chính trình cấp có thẩm quyền ra quyết định xử phạt 85 triệu đồng đối với hành vi kinh doanh hàng giả mạo nhãn hiệu.

Đời sống
“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

“Sống hẹp” trong khu phố nghìn tỷ giữa lòng Thủ đô

(CLO) Con ngõ chỉ vừa vặn một người đi, bước vào trong ngỡ đến một thế giới khác được xuất hiện ngay sau những hàng quán xa hoa, lộng lẫy là “đặc sản” của phố cổ Hà Nội.

Đời sống