Vì sao vẫn im lặng?

Thứ năm, 19/12/2019 10:26 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Sau một thời gian dài luôn ở Top đầu, thì lúc 6h15 ngày 13/12, chỉ số chất lượng không khí tại Hà Nội đã chuyển sang khung màu nâu - cực nguy hại, trở thành thành phố có mức độ ô nhiễm cao nhất thế giới, theo bảng xếp hạng của Air Visual.

Tuy nhiên, đến nay, câu hỏi: vì sao Hà Nội ô nhiễm đến nay vẫn chưa có được câu trả lời thỏa đáng.

1. Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường TP. Hà Nội cho rằng tác nhân gây ô nhiễm không khí ở Hà Nội chủ yếu đến từ các nguồn thải nhân tạo từ hoạt động giao thông, dân sinh, xây dựng, công nghiệp... diễn ra thường xuyên nên lượng phát thải mang tính liên tục. Trong đó, hoạt động giao thông, xây dựng là những tác nhân tạo ra lượng bụi mịn lớn. Chưa kể, tình trạng người dân ở miền Bắc có thói quen đốt phế phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, góp phần gia tăng lượng bụi mịn PM2.5 trong không khí.

Bầu trời Hà Nội như có sương mù, thực sự là không khí ô nhiễm. Ảnh. Lê Thắng

Bầu trời Hà Nội như có sương mù, thực sự là không khí ô nhiễm. Ảnh. Lê Thắng

Tuy nhiên, vào thời điểm giao mùa, đầu đông, không khí khô hơn, cùng với hiện tượng nghịch nhiệt làm tích tụ, gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong không khí. Đặc biệt vào thời gian sáng sớm, là khoảng thời gian gió lặng nên khả năng phát tán các chất ô nhiễm thấp. Khi có ánh sáng mặt trời đốt nóng lớp không khí gần mặt đất, không còn hiện tượng nghịch nhiệt, bụi mịn PM2.5 được phát tán, chất lượng không khí được cải thiện hơn.

Tuy nhiên, lý giải của cơ quan quản lý chưa chỉ rõ “thủ phạm” chính gây ô nhiễm không khí tại Hà Nội là gì, chiếm bao nhiêu phần trăm nguồn phát thải... Và khi không xác định được cụ thể mức độ đóng góp gây ô nhiễm của từng nguồn phát thải (từ giao thông, xây dựng, hoạt động công nghiệp,… là bao nhiêu phần trăm), sẽ không thể có giải pháp triệt để xử lý.

Theo ông Hoàng Dũng - Tổng Giám đốc Công ty D&L - đơn vị vận hành, quản lý hệ thống quan trắc không khí PAM Air, giải pháp đồng bộ mang tính chiến lược để cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí phải chú trọng đến việc tìm nguồn phát thải, từ đó vận động ý thức xã hội và hành động.

Lúc này, trên một số website, các chuyên gia môi trường, bác sĩ… đã đăng tải một số khuyến cáo người dân nên hạn chế các hoạt động ngoài trời. Nếu có việc cần phải đi lại, cần đeo khẩu trang đạt chuẩn. Người già, trẻ em, đặc biệt là người bệnh nên ở trong nhà. Việc thiếu chủ động, quyết liệt cảnh báo của các cơ quan hữu trách đã dẫn tới việc người dân “tự khuyến cáo” nhau trên internet, gây hoang mang, lo lắng trong dư luận xã hội.

Nhiều giải pháp chống ô nhiễm bụi của người dân Hà Nội. Ảnh: K0 Còi - Phạm Thành Long

Nhiều giải pháp chống ô nhiễm bụi của người dân Hà Nội. Ảnh: K0 Còi - Phạm Thành Long

2. Khi các cơ quan chức năng còn mải “đoán”, thì kết quả một số nghiên cứu đã chỉ ra dấu hiệu cho thấy các nhà máy điện than ở quanh Hà Nội đang là một trong những nguồn gia tăng nhanh nhất đóng góp vào ô nhiễm không khí ở thủ đô.

Một nghiên cứu đã định lượng được các nguồn gây ô nhiễm PM2.5 ở Hà Nội cho thấy với kịch bản tăng trưởng như hiện tại, dù tính cả các chính sách kiểm soát phát thải hiện có và đã lên kế hoạch, nồng độ PM2.5 trung bình năm tại Hà Nội có thể tăng khoảng 20% vào năm 2030. Đó là kết quả ban đầu của nghiên cứu mang tên Dự báo chất lượng không khí tại Hà Nội và khu vực phía Bắc Việt Nam, hợp tác giữa Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và Viện Phân tích Hệ thống Ứng dụng Quốc tế của Áo, công bố tháng 10/2018.

Theo nghiên cứu, năm 2015, các nguyên nhân đóng góp vào nồng độ PM2.5 trong không khí tại Hà Nội đến từ phát thải giao thông đường bộ (1/4), kế đến là nhiệt điện và công nghiệp lớn (20%), hoạt động sinh hoạt, đun nấu sử dụng sinh khối (15%), phát thải ammonia trong chăn nuôi và sử dụng phân bón (15%) và đốt phụ phẩm nông nghiệp (7%).

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu năm 2015, trước khi Quy hoạch Điện VII được điều chỉnh tháng 3/2016. Dù vậy, nó cho thấy khi công suất nhiệt điện than tăng lên theo quy hoạch, có thể trở thành nguồn đóng góp gia tăng nhanh nhất vào nồng độ PM2.5 tính trung bình cả năm ở Hà Nội.

Hà Nội trong những ngày ô nhiễm nghiêm trọng nhất từ trước tới nay - Ảnh. Lê Thắng

Hà Nội trong những ngày ô nhiễm nghiêm trọng nhất từ trước tới nay - Ảnh. Lê Thắng

Các kết quả tính toán nói trên tương đồng với một nghiên cứu khác, tập trung phân tích riêng các nhà máy nhiệt điện đóng góp bao nhiêu vào ô nhiễm bụi mịn PM2.5 tại khu vực Đông Nam Á. Đó là nghiên cứu mang tên Burden of Disease from Rising Coal-Fired Power Plant Emissions in Southeast Asia do nhóm các nhà khoa học Đại học Harvard tiến hành. Nổi bật nhất từ nghiên cứu là ước tính các nhà máy điện than gây ra 4.252 cái chết sớm (premature death) ở Việt Nam năm 2011, và tăng lên 19.223 cái chết sớm vào năm 2030, tức gấp 4,5 lần.

Các chuyên gia lưu ý rằng, dù điện than có đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nhưng Việt Nam lại nằm trong vài nước có tiêu chuẩn phát thải cao (dễ dãi) nhất thế giới. “Tiêu chuẩn phát thải của Việt Nam còn cách xa so với tiêu chuẩn tốt nhất (best practice) của quốc tế”, ông Myllyvirta - chuyên gia từ Greenpeace, nói trên Zing.vn. “Các nhà máy điện ở Việt Nam được phép phát thải 5-10 lần so với các nước đang theo tiêu chuẩn tốt nhất”.

Đáng chú ý, Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ yêu cầu các nhà máy điện than phải lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục đối với khí thải. Tuy nhiên, việc chấp hành của các nhà máy không đồng loạt. Hơn nữa, vấn đề công khai minh bạch và độ chính xác trong các số liệu về quan trắc môi trường ở nước ta luôn để lại những dấu hỏi lớn.

3. Khi chỉ số về chất lượng không khí ở Hà Nội liên tiếp ở mức cao - mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân, nhiều người đặt câu hỏi: “Vì sao chính quyền vẫn im lặng? Thành phố đã làm gì?”… Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nói: “Mình Hà Nội không khắc phục được ô nhiễm!”.

Bên cạnh việc nêu các nguyên nhân, ông Chung cũng cho biết TP. Hà Nội đã làm rất nhiều động tác, cụ thể: Trồng thêm nhiều cây xanh; chuyển toàn bộ hình thức quét rác, khua bụi bẩn lên sang hình thức hút bụi và hút rác; giải quyết ô nhiễm ở các hồ khu vực quanh thành phố; bố trí các thùng rác dọc các tuyến đường giao thông; đang triển khai xây dựng nhà máy nước thải Yên Xá; tiếp tục triển khai lắp đặt trạm quan trắc phải đảm bảo toàn thành phố;… Ngoài ra, Hà Nội cũng đã xây dựng đề án và được HĐND thành phố thông qua lộ trình cấm xe máy.

Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang chất lượng cao khi ra đường. Ảnh. K0 Còi

Người dân được khuyến cáo đeo khẩu trang chất lượng cao khi ra đường. Ảnh. K0 Còi

Tuy nhiên, ở các đô thị lớn trên thế giới từng rất ô nhiễm, Bắc Kinh năm 2013 đã thắt chặt tiêu chuẩn khí thải công nghiệp, ban hành tiêu chuẩn mới về khí thải đối với ô tô, thay thế các nhà máy cũ, xúc tiến nhiên liệu sạch trong các khu dân cư. Ở Hàn Quốc, bất chấp nhu cầu năng lượng tăng cao, nước này vẫn quyết định tạm ngưng 1/4 số nhà máy nhiệt điện. Hay TP. New Delhi (Ấn Độ) đã thực hiện cấm xe hơi tư nhân lưu thông vào một số ngày, cung cấp máy móc và vốn ưu đãi để hiện đại hóa nền nông nghiệp...

Có nghĩa để giảm thiểu ô nhiễm không khí, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp: Giảm phương tiện giao thông cá nhân; Thay thế nhà máy công nghệ lạc hậu; thắt chặt tiêu chuẩn và kiểm soát khí thải; Giảm, dừng nhà máy nhiệt điện;…

Trong khi đó, các “siêu đô thị” của Việt Nam dù đã trong Top đầu hay “vô địch thế giới” về ô nhiễm, lại vẫn đang loay hoay tìm nguyên nhân, giải pháp, hay đưa ra  vài lời khuyên không đầu không cuối, khác gì để người dân “sống chết mặc bay?”.

An Nhiên

Tin mới

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

Giữ “hồn” nghề truyền thống danh giá của kinh kỳ Thăng Long xưa

(CLO) Giữa phố thị tấp nập, làng Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) vẫn giữ cho mình nét trầm mặc với nghề đậu bạc truyền thống – một trong bốn nghề tinh hoa từng làm nên tên tuổi đất Thăng Long xưa. Những người thợ nơi đây, qua bao thế hệ, vẫn miệt mài bên bàn nguội, hun đúc niềm đam mê và chung tay giữ lấy một phần hồn cốt của làng nghề Việt.

Công luận 24H
Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

Tháo gỡ điểm nghẽn, hoàn thiện thể chế để hiện thực hóa “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, Hội thảo quốc tế về “Hoàn thiện thể chế nhằm hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư” đã khai mạc.

Dự án - Đầu tư
Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

Hải Dương: Dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị

(CLO) Ngày 5/4, theo Sở Tài chính Hải Dương, tỉnh này đã tạm dừng chi 113,3 tỷ đồng mua sắm tài sản, trang thiết bị làm việc, nhằm tiết kiệm, chống lãng phí trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính,

Tin tức
Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

Thời cơ cho những phóng viên chụp ảnh thật giữa cơn bão tạo ảnh giả từ AI

(CLO) Bằng những kinh nghiệm nhiều năm "tác chiến", những cơ duyên được học hỏi từ các chuyên gia trên thế giới cùng thực tiễn đào tạo các phóng viên ảnh, nhà báo Nguyễn Tiến Anh Tuấn - Phó Ban Thư ký toà soạn, Trưởng khối nội dung Media - Báo Dân trí- đã đưa ra nhiều quan điểm, nhiều câu chuyện thực tế hữu ích xung quanh chủ đề này trong bài viết gửi báo Nhà báo và Công luận.

Nghề báo
Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

Nga có kế hoạch duy trì vị trí thứ hai về sản lượng vàng toàn cầu trong những năm tới

(CLO) Nga đặt mục tiêu giữ vững vị trí thứ hai thế giới về khai thác vàng, với sản lượng từng đạt 332 tấn năm 2021.

Kinh tế vĩ mô
Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

Gần 70 tỷ đồng duy tu, bảo dưỡng Quốc lộ 3C trong năm 2025

(CLO) Năm 2025, Bộ Xây dựng đã bố trí 69,187 tỉ đồng trong kế hoạch bảo trì hệ thống Quốc lộ năm 2025 cho tuyến Quốc lộ 3C để thực hiện việc duy tu, bảo dưỡng để bảo đảm an toàn giao thông trên tuyến.

Giao thông
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

Hà Nội cho phép chuyển mục đích gần 5000m2 đất để thực hiện Khu nhà ở xã hội Tân Lập

(CLO) UBND thành phố Hà Nội vừa cho phép Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Ngôi sao Châu Á chuyển mục đích sử dụng 4.932m2 đất tại xã Tân Lập, huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập.

Bất động sản
Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

Hà Nội: Làm thế nào để khai thác hiệu quả 18.450 ha đất phụ cận Vành đai 4?

(CLO) Với quỹ đất phụ cận 18.450 ha dọc tuyến Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Hà Nội tìm hướng khai thác hiệu quả 8.725,5 ha tiềm năng. Các chuyên gia nhấn mạnh, việc này cần đảm bảo lợi ích kinh tế tối ưu, tuân thủ pháp lý, không tổn hại môi trường và đời sống dân cư, đồng thời đòi hỏi quản lý nguồn thu minh bạch, giám sát chặt chẽ để tránh thất thoát.

Tin tức
Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

Ra mắt các tác phẩm tâm huyết của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn

(CLO) Sáng ngày 5/4, tại Trung tâm Phát triển và quảng bá sách văn học Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, đã diễn ra buổi lễ ra mắt trang trọng các tác phẩm mới, đánh dấu những đóng góp đầy tâm huyết cho văn đàn Việt Nam của hai tác giả Thuận Hữu và Phan Đức Nhạn.

Đời sống văn hóa
Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

Người dân TP HCM đến ga Metro làm căn cước, định danh điện tử

(CLO) Ngày cuối tuần, rất đông người dân được các cán bộ, chiến sĩ Công an TP HCM hỗ trợ làm căn cước, tài khoản định danh điện tử tại nhà ga Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên). Mọi công tác diễn ra nhanh chóng, chỉ mất khoảng 5-7 phút.

Đời sống
Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

Gỗ Trường Thành (TTF) lợi nhuận 'bốc hơi' một nửa sau kiểm toán, vẫn lỗ lũy kế 3.240 tỷ đồng

(CLO) CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF) vừa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2024 với lợi nhuận sau thuế chỉ còn hơn 6 tỷ đồng, giảm tới 51% so với báo cáo tự lập. Dù không còn lỗ như năm 2023, doanh nghiệp vẫn đối mặt với khoản lỗ lũy kế khổng lồ hơn 3.240 tỷ đồng.

Kinh doanh - Tài chính
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h
Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

Lầu Năm Góc xác nhận việc tướng bốn sao bị sa thải

(CLO) Bộ Quốc phòng Mỹ đã xác nhận việc sa thải Tướng Không quân bốn sao Timothy Haugh, Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) và Chỉ huy Bộ Tư lệnh Không gian mạng Hoa Kỳ.

Thế giới 24h
Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

Làm thế nào phát hiện xe của mình đang bị theo dõi?

(CLO) GM từng bán dữ liệu lái xe cho hãng bảo hiểm, hé lộ nguy cơ quyền riêng tư bị xâm phạm ngay từ vô lăng.

Xe
Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

Apple mất hơn 300 tỷ USD do thuế quan Mỹ

(CLO) Cổ phiếu công nghệ lao dốc mạnh vào thứ Năm, trong đó Apple dẫn đầu khi chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng sau thông báo thuế quan đối ứng từ Tổng thống Donald Trump một ngày trước đó.

Báo chí - Công nghệ
Bình Luận

Tin khác

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

Mạng xã hội và cơn nghiện thị phi - Khi cảm xúc bị dẫn dắt bởi drama

(CLO) Không còn đơn thuần là giải trí, những phiên livestream bóc phốt, các đoạn clip đấu tố trên mạng xã hội đang thu hút hàng trăm nghìn lượt theo dõi mỗi đêm. Nhiều người trẻ “mắc kẹt” trong những chuỗi drama (lùm xùm) liên miên mà không nhận ra sự lệch chuẩn trong cảm xúc và nhận thức đang âm thầm diễn ra. Khi mạng xã hội trở thành sân khấu thị phi, điều gì sẽ xảy ra với sức khỏe tinh thần và văn hóa tiêu dùng nội dung của cả một thế hệ?

Góc nhìn
Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

Dự thảo Luật Đường sắt (sửa đổi): Hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ

(NB&CL) Các chuyên gia kỳ vọng, dự thảo Luật Đường sắt sửa đổi sẽ tập trung vào việc ứng dụng khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hướng tới một ngành đường sắt phát triển bền vững và hội nhập mạnh mẽ với khu vực và thế giới.

Góc nhìn
Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dàm làm: Cần thêm những đòn bẩy pháp lý mạnh

(NB&CL) Khuyến khích, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung… đã một trong những chủ trương lớn được Đảng, Nhà nước quyết tâm hiện thực hoá từ rất lâu. Và đến nay, trong bối cảnh đất nước đang đứng trước những mục tiêu lớn: tăng trưởng hai con số trong giai đoạn 2026 – 2030, phấn đấu đến năm 2030 trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 là nước phát triển, có thu nhập cao… làm thế nào để chủ trương ấy thực sự đi vào cuộc sống, thực thi hiệu quả đang được xem là ưu tiên hàng đầu.

Góc nhìn
Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

Sáp nhập tỉnh, thành phố: Thời cơ chín muồi cho cuộc sắp xếp mang tầm lịch sử!

(NB&CL) Năm 2025 là năm đánh dấu bước tiến mới với Kết luận  số 126-KL/TW và 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc tiếp tục sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy. Đặc biệt, chủ trương sáp nhập tỉnh, xã và bỏ cấp huyện thể hiện tư duy đột phá trong cải cách hành chính.

Góc nhìn
Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

Miễn thị thực: Đón du khách, đón tương lai!

(NB&CL) Chính sách thị thực linh hoạt là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn của điểm đến, giúp Việt Nam cạnh tranh tốt hơn với các nước trong khu vực. Và giờ đây, sau rất nhiều mong ngóng, du lịch Việt đang đứng trước thời cơ vàng để có thể bứt phá khi Việt Nam miễn thị thực cho công dân 16 nước từ ngày 1/3/2025 đến 31/12/2025 trong khuôn khổ Chương trình kích cầu phát triển du lịch.

Góc nhìn
Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

Hiệu ứng kép thúc đẩy tăng trưởng

(NB&CL) Bộ Tài chính đang xây dựng dự thảo sửa đổi Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), dự kiến trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay và thông qua vào tháng 5/2026. Đây là một trong những bước đi quan trọng trong lộ trình cải cách thuế, hướng đến mục tiêu vừa đảm bảo nguồn thu ngân sách, vừa giảm gánh nặng tài chính cho người dân và doanh nghiệp.

Góc nhìn
Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

Bảo vệ nền tảng tư tưởng trên không gian số: Trận địa sống còn của Báo chí Cách mạng

(NB&CL) Báo chí Cách mạng tròn 100 năm tuổi cũng là lúc đất nước chuyển động mạnh mẽ vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Trong bối cảnh ấy, như Tổng Bí thư Tô Lâm từng nhấn mạnh: “Kỷ nguyên mới đặt ra yêu cầu nhiệm vụ mới, cao hơn đối với Báo chí Cách mạng, đòi hỏi báo chí cũng phải phát triển tương xứng, vươn mình cùng dân tộc, xứng tầm nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại”. Trong những yêu cầu, nhiệm vụ mới ấy, chắc chắn không thể thiếu trọng trách bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên không gian mạng.

Góc nhìn
Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

Xử lý nghệ sĩ, KOL quảng cáo sai sự thật: Cần có những điều chỉnh mạnh mẽ hơn trong Luật Quảng cáo

(NB&CL) Thời gian qua, hàng loạt vụ việc liên quan đến người nổi tiếng, KOL quảng cáo sản phẩm sai sự thật đã gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng này không mới và vẫn tiếp tục tái diễn, đặt ra nhiều câu hỏi về tính hiệu quả của chế tài xử lý. Phóng viên đã trao đổi với luật sư Bùi Đình Ứng (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn vấn đề này.

Góc nhìn
Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

Kinh tế tư nhân: Chờ đường băng rộng để cất cánh!

(NB&CL) Được cho là nhân tố then chốt đóng góp vào mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025, để khu vực kinh tế tư nhân thực sự “cất cánh”, theo các chuyên gia, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ chính sách, môi trường kinh doanh thuận lợi và sự đổi mới từ chính các doanh nghiệp.

Góc nhìn
Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

Đưa Việt Nam thành trung tâm công nghiệp bán dẫn: Quyết liệt cho khát vọng lớn

(NB&CL) Việt Nam đang trở thành một nhân tố mới quan trọng trong ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu - nhận định ấy của báo chí quốc tế đang ngày càng được củng cố khi Việt Nam đang hối hả, quyết liệt để biến mục tiêu thành hiện thực.

Góc nhìn