Vì sao Việt Nam chưa cần điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng?

Thứ năm, 27/02/2020 09:52 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Nguy cơ kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực của dịch Covid-19 là tương đối cao bởi diễn biến nhanh, phức tạp của dịch bệnh này song Thủ tướng yêu cầu cần phản ứng linh hoạt chứ không bàn chuyện điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế, nhất là tăng trưởng GDP, xuất khẩu.

Điều gì sẽ xảy ra với kinh tế Việt Nam trong thời gian tới?

 Mặc dù tình hình dịch bệnh Corona còn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn những yếu tố khó lường nhưng tại cuộc họp của Hội đồng Tư vấn chính sách, tiền tệ quốc gia ngày 25/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, chưa có cơ sở để điều chỉnh các chỉ tiêu vĩ mô, tăng trưởng.

Dịch bệnh do Corona gây ra tác động lên ngành nông nghiệp là nặng nề nhất, đặc biệt là nhóm hàng rau quả, nông sản, thủy sản.

Dịch bệnh do Corona gây ra tác động lên ngành nông nghiệp là nặng nề nhất, đặc biệt là nhóm hàng rau quả, nông sản, thủy sản.

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, việc không điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng, nhiệm vụ này là một thử thách đối với bản lĩnh, sự quyết tâm của chúng ta. Bởi lẽ, thời gian qua, dịch bệnh Corona đã khiến kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng nông sản, thủy sản, dệt may, hàng điện thoại các loại và linh kiện; lượng khách quốc tế giảm mạnh, hoạt động vận tải, đặc biệt là lĩnh vực hàng không cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Bên cạnh đó, dịch bệnh cũng tác động gián tiếp đến các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, đầu tư; trong đó tác động lên ngành nông nghiệp là nặng nề nhất, đặc biệt là nhóm hàng rau quả, nông sản, thủy sản.

Theo kế hoạch đã đề ra, năm 2020 Việt Nam sẽ đạt chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế GDP 6,8%. Đây là một chỉ tiêu không hề dễ thực hiện trong bối cảnh kinh tế và thương mại thế giới còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn, tăng trưởng được dự báo tiếp tục giảm tốc. Xung đột thương mại giữa các nước đang xuất hiện nhiều hơn, xu hướng bảo hộ mậu dịch ngày càng tăng… Và tất nhiên chỉ tiêu tăng trưởng này được đề ra khi thế giới chưa xuất hiện dịch bệnh nCoV. Điều đó có nghĩa để thực hiện chỉ tiêu kinh tế này là việc quá khó khăn, thậm chí chúng ta phải tính đến vấn đề điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng.

Tuy nhiên, Thủ tướng có tinh thần “lạc quan” là bởi chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình và không chủ quan, tiếp tục triển khai các biện pháp giám sát chặt chẽ về dịch tễ, không lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh. Do đó, theo các chuyên gia kinh tế, một trong những thông tin nên được nhắc đến trước tiên, có lẽ là việc cả Forbes, WB, ADB đều đã có những dự báo tích cực về kinh tế Việt Nam năm 2020, với tốc độ tăng trưởng nhanh. Theo ông Nguyễn Minh Cường - Chuyên gia kinh tế trưởng ADB, một cơ sở khác nữa cũng không kém phần quan trọng là môi trường kinh tế vĩ mô của Việt Nam cũng tương đối ổn định với điều kiện lạm phát thấp do Ngân hàng Nhà nước áp dụng các chính sách tiền tệ khá phù hợp và linh hoạt có thể hỗ trợ tốt cho sự tăng trưởng. Việc giải ngân đầu tư công vẫn có thể chậm nhưng đã có một số biện pháp đột phá được các cơ quan có thẩm quyền đưa ra nhằm gỡ nút thắt và thúc đẩy tiến độ giải ngân đầu tư công sẽ tích cực hơn. Điều đó có thể tạo điều kiện nới rộng hơn tín dụng cho nền kinh tế.

Mặc dù vậy, bên cạnh những thách thức, rủi ro đã được chỉ ra, đang có thêm những khó khăn mới xuất hiện. Mới nhất và rõ nhất là dịch cúm Corona đang lan rộng, đến nỗi Tổ chức Y tế Thế giới đã phải nâng mức đánh giá nguy cơ toàn cầu của dịch bệnh này từ “vừa phải” lên “cao”.

Nếu dịch bệnh bùng phát rộng hơn trên toàn cầu, và ở cả Việt Nam, những tác động tiêu cực tới kinh tế toàn cầu và Việt Nam. Giáo sư kinh tế Warwick McKibbin của Đại học Quốc gia Australia ước tính, dịch bệnh từ virus Corona có thể gây thiệt hại 120 - 160 tỷ USD với nền kinh tế toàn cầu, nhiều gấp 3 - 4 lần dịch SARS năm 2003.

Với kinh tế Việt Nam, những ảnh hưởng tới xuất khẩu, tới du lịch, chí ít là với thị trường rộng lớn Trung Quốc, sẽ bị ảnh hưởng khá nặng nề. Thị trường chứng khoán cũng vì virus Corona mà giảm điểm khá mạnh.

Ngoài ra, nếu kinh tế Trung Quốc suy giảm như dự báo, giá nguyên liệu sản xuất của quốc gia này sẽ đắt đỏ. Trong khi Việt Nam vẫn nhập khẩu nguyên liệu từ Trung Quốc hoặc mua của các quốc gia khác sẽ có giá cao, làm tăng giá thành sản phẩm hàng hóa. Từ đó gây áp lực lên tỷ giá, lãi suất, ảnh hưởng không tốt đến lạm phát, mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam từ 6,5%-6,8%.

2237_kinhte-1522476242352107335826

Không ngủ quên trên vòng nguyệt quế

Đấy mới chỉ là những ảnh hưởng bước đầu, nếu dịch lan rộng, tác động tiêu cực còn nặng nề hơn. Song Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định, “chấp nhận thiệt hại kinh tế để bảo vệ sức khỏe của người dân”. Hiện nay, mọi biện pháp để chủ động phòng chống dịch bệnh cũng đã được triển khai. Đây là những động thái quan trọng và cần thiết để không chỉ đảm bảo sức khỏe cho người dân, mà còn là làm sao hạn chế thấp nhất những tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

Sự chủ động vô cùng cần thiết. Nhiều năm nay, chúng ta đã luôn chứng kiến sự chủ động như vậy trong điều hành của Chính phủ trước những rủi ro, bất lợi, trước những biến động khôn lường của kinh tế toàn cầu. Chẳng hạn, khi giá dầu xuống thấp hay tăng cao, Việt Nam đã có biện pháp để ứng phó. Khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung nổ ra, chúng ta cũng chuẩn bị các kịch bản điều hành phù hợp. Khi bảo hộ mậu dịch lan rộng, Việt Nam cũng chuẩn bị sẵn các điều chỉnh về chính sách…

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, chúng ta cần quyết liệt tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt đầu tư công, tiếp tục cải thiện mạnh mẽ và thực chất môi trường kinh doanh. Có phương án hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh.

Ở tầm nhìn chiến lược hơn, theo TS. Cấn Văn Lực - Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, cần xác định và giải quyết những vấn đề then chốt, căn cơ. Theo đó, việc nghiên cứu, lập và thực thi chiến lược đa dạng hóa thị trường và đối tác là cấp bách, nhằm hạn chế tối đa việc phụ thuộc quá nhiều vào một hoặc một vài thị trường hay đối tác, cũng là chiến lược phân tán rủi ro theo thông lệ; Đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế (nhất là ba trụ cột đã xác định); tập trung nhiều hơn vào các yếu tố chất lượng, sáng tạo, bao trùm và bền vững; trong đó việc làm chủ một số yếu tố đầu vào vừa là hạn chế nhập khẩu, vừa tăng tính chủ động trong nhiều tình huống khác nhau, vừa tạo việc làm và tăng khả năng kết nối giữa các khối doanh nghiệp. 

Cùng với đó, đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp một cách hiệu quả, lâu dài gắn kết chặt chẽ với phát triển nông thôn mới, hợp tác xã kiểu mới và quá trình đô thị hóa là rất quan trọng; Nâng cao khả năng chống chịu của nền kinh tế đối với các cú sốc từ bên ngoài nhờ nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia và doanh nghiệp, nâng cao năng lực sản xuất và phát triển thị trường tiêu thụ trong nước; tăng yêu cầu, quy định về an toàn thực phẩm, quy định xuất xứ đối với hàng hóa (đặc biệt là hàng tiêu dùng, nông thủy sản…) nhập khẩu vào Việt Nam. 

Cùng với đó, là xác định tinh thần không “ngủ quên trên vòng nguyệt quế”, không lơ là, mà luôn quyết liệt thực hiện các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thể chế, đổi mới mô hình tăng trưởng… Đây là cách tốt nhất để kinh tế Việt Nam có thể đứng vững trước những bất ổn, rủi ro của kinh tế toàn cầu, kể cả là những tác động của dịch bệnh Corona.

Như Thủ tướng Chính phủ đã khẳng định, Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn. Đặc biệt, để phòng chống dịch bệnh, chúng ta không chọn giải pháp dễ là đóng cửa mọi thứ. Thay vào đó chúng ta chọn giải pháp khó hơn là vừa chống dịch hiệu quả, vừa đảm bảo các điều kiện đi lại của người dân, du khách. Chúng ta tiếp tục thúc đẩy sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, xã hội… nhưng vẫn bảo đảm an toàn cho người dân.

Ngọc Thành

Tin khác

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

FPT Retail (FRT) doanh thu Quý 1/2024 đạt 9.042 tỷ đồng

(CLO) Công ty Cổ phần Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (HoSE: FRT) đã công bố kết quả kinh doanh quý 1/2024 với doanh thu đạt 9.042 tỷ đồng, lãi sau thuế đã dương trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

3 bộ luật nào sẽ tác động mạnh đến thị trường bất động sản trong thời gian tới?

(CLO) Theo ông Nguyễn Văn Đính, 3 luật có tầm ảnh hưởng quan trọng nhất tới thị trường bất động sản thời gian tới là Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023 và Luật Kinh doanh Bất động sản 2023.

Bất động sản
Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

Chuyển đổi số ngành Ngân hàng: Mở rộng kết nối và phát triển hệ sinh thái số

(CLO) Ngày 25/4/2023, tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) tổ chức Họp báo Công bố sự kiện Chuyển đổi số ngành Ngân hàng năm 2024.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

Vì sao ngân hàng lớn nhất nước Mỹ bị Tòa án Nga ra lệnh tịch thu 440 triệu USD?

(CLO) Một tòa án Nga đã ra lệnh tịch thu 439,5 triệu USD của Ngân hàng JPMorgan Chase (Mỹ), một tuần sau khi công ty cho vay VTB do Điện Kremlin điều hành tiến hành hành động pháp lý chống lại ngân hàng lớn nhất của Mỹ để thu lại số tiền bị mắc kẹt dưới chế độ trừng phạt của Washington.

Thị trường - Doanh nghiệp
Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

Sabeco (SAB) doanh thu Quý 1 tăng 15% so với cùng kỳ

(CLO) Báo cáo kết quả kinh doanh Quý 1 cho thấy doanh thu Sabeco (SAB) tăng trưởng 15,6% lên mức 7.184 tỷ đồng. Lãi gộp tăng 10% đạt 2.100 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm