Việc ngăn chặn 'Covid-19 tiếp theo' sẽ rẻ hơn là chống lại đại dịch

Thứ ba, 15/02/2022 19:40 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các nhà khoa học, thế giới nên tập trung vào nỗ lực ngăn chặn đại dịch tiếp theo bằng cách tìm ra và tiêu diệt mầm bệnh do dơi, chuột và khỉ truyền sang người, thay vì tìm cách ứng phó khi dịch bệnh đã xảy ra.

Mối nguy từ động vật hoang dã

Một nhóm các nhà nghiên cứu kêu gọi trong một bài báo đăng trên Science Advances hồi đầu tháng này rằng việc tìm ra các loại virus chết người tiếp theo và ngăn chặn chúng lây từ chuột, dơi hoặc khỉ sang người nên là trọng tâm hàng đầu trong các nỗ lực ngăn chặn đại dịch tiếp theo của thế giới.

viec ngan chan covid 19 tiep theo se re hon la chong lai dai dich hinh 1

Dơi là một trong những loại động vật có nguy cơ truyền bệnh cho con người rất cao. Ảnh minh họa: Internet

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc ngăn chặn các dịch bệnh từ động vật hoang dã sang con người sẽ tiết kiệm được tính mạng và hàng tỷ USD chi phí, cần được ưu tiên trước việc phát hiện và điều trị virus sau khi con người đã mắc bệnh.

Thực tế, các chuyên gia dịch bệnh và nhà sinh vật học động vật hoang dã đã cảnh báo về những nguy cơ chết người do mầm bệnh lây lan từ động vật sang người trước khi Covid-19 xuất hiện. Danh sách dài các loại virus trước đây bao gồm HIV, ebola hoặc chikungunya.

Aaron Bernstein, Giám đốc Trung tâm Khí hậu, Sức khỏe của Mỹ, cho biết 2 năm chiến đấu chống lại Covid-19 đã làm tăng thêm mối đe dọa đó và sự cấp thiết của việc ngăn chặn một loại dịch bệnh kỳ lạ mới trên toàn cầu. Bernstein là tác giả chính của bài báo đăng trên tạp chí Science Advances nói trên.

Ông nói không phải là vắc xin, dược phẩm hay xét nghiệm chẩn đoán, mà việc giải quyết các đại dịch nên bắt đầu trước khi chúng đến: “Vắc xin không phải là phòng bệnh chính”.

Các nhà nghiên cứu ước tính sẽ tiêu tốn 20 tỷ USD mỗi năm để tập trung các nỗ lực phòng ngừa ở những địa điểm có nguy cơ cao nhất - chỉ bằng 1/10 thiệt hại kinh tế ước tính hàng năm do các virus mới gây ra và là một cái giá nhỏ so với khoảng 3,3 triệu sinh mạng bị mất mỗi năm vì các bệnh truyền nhiễm.

Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra các bệnh đang được theo dõi ở động vật, chẳng hạn như bệnh lợn ở Trung Quốc và bệnh hươu gầy còm ở Mỹ. Nghiên cứu cho biết "một số đột biến có thể gây ra đại dịch ở người". Những căn bệnh này không chỉ có thể lây truyền trực tiếp từ động vật sang người, mà còn qua côn trùng như bọ ve, muỗi và thậm chí cả ốc sên.

Biện pháp giải quyết là gì?

Stuart Pimm, giáo sư sinh thái học bảo tồn tại Trường Môi trường Nicholas thuộc Đại học Duke, cho biết hầu hết các bệnh lây lan từ dơi, chuột và khỉ, vốn rất đa dạng ở các vùng nhiệt đới ẩm ướt trên thế giới.

Ông nói: “Chúng tôi biết chúng đang ở đâu. Có vẻ như chúng ta cần phải rất thận trọng với những mầm bệnh trong loài dơi nhiệt đới”. Bởi vậy, Pimm cảnh báo: “Những động vật đó không nên được buôn bán và nhập khẩu hay giết mổ để làm thực phẩm”.

viec ngan chan covid 19 tiep theo se re hon la chong lai dai dich hinh 2

Việc mua bán động vật giết mổ trực tiếp ngoài chợ cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy lây lan dịch bệnh. Ảnh minh họa: Internet

Nghiên cứu liệt kê 3 nguồn gốc chính của mầm bệnh. Đầu tiên là buôn bán và săn bắn động vật hoang dã. Thứ hai là thâm canh và mở rộng nông nghiệp. Thứ ba là sự tàn phá của các khu rừng nhiệt đới. Phá rừng khiến con người tiếp xúc nhiều hơn với các loài động vật khi họ dọn đất để trồng trọt, lấy gỗ và làm đường.

Một nghiên cứu khác của Đại học Stetson cho biết họ đã ghi nhận ký sinh trùng giun phổi chuột sống trong loài ếch cây Cuba hoặc ốc sên. Terry Farrell, giáo sư sinh học tại Stetson, cảnh báo rằng con người có thể nhiễm giun phổi do vô tình ăn phải ốc sên.

Bernstein đề nghị ăn các loại thực phẩm tại địa phương hoặc khu vực nếu có thể, mua sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và tránh các sản phẩm dựa vào nguyên liệu từ rừng nhiệt đới. Ông cũng khuyên không nên mua những vật nuôi ngoại lai từ các vùng nhiệt đới hoặc mua quần áo làm từ động vật hoang dã hoặc vật nuôi.

Hoàng Anh

Bình Luận

Tin khác

Nga và Ukraine tiếp tục dùng UAV tấn công lãnh thổ của nhau

Nga và Ukraine tiếp tục dùng UAV tấn công lãnh thổ của nhau

(CLO) Ngày 19/5, Nga cho biết đã bắn hạ khoảng 60 máy bay không người lái (UAV) và một số tên lửa phóng vào lãnh thổ Nga trong đêm, trong khi Ukraine tuyên bố đã phá hủy hơn 30 UAV Nga.

Thế giới 24h
Pháp huy động cảnh sát giành lại quyền kiểm soát đường tới sân bay New Caledonia

Pháp huy động cảnh sát giành lại quyền kiểm soát đường tới sân bay New Caledonia

(CLO) Cảnh sát Pháp đang cố gắng lập lại trật tự trên lãnh thổ hải ngoại New Caledonia ở Thái Bình Dương sau nhiều ngày bất ổn nghiêm trọng, trong đó giành quyền kiểm soát trở lại con đường chính nối sân bay với thủ đô Noumea.

Thế giới 24h
Quân nổi dậy tuyên bố chiếm thị trấn ở Myanmar

Quân nổi dậy tuyên bố chiếm thị trấn ở Myanmar

(CLO) Ngày 19/5, quân nổi dậy có vũ trang Quân đội Arakan tuyên bố đã giành được quyền kiểm soát thị trấn Buthidaung ở bang Rakhine phía tây Myanmar sau nhiều tuần giao tranh.

Thế giới 24h
Ứng viên đối lập Venezuela cam kết tự do chính trị theo hiến pháp

Ứng viên đối lập Venezuela cam kết tự do chính trị theo hiến pháp

(CLO) Ứng cử viên phe đối lập Venezuela Edmundo Gonzalez cho biết hôm thứ Bảy (18/5) rằng ông sẽ đảm bảo tất cả các đảng chính trị được tự do hoạt động theo hiến pháp, nếu ông vượt qua Tổng thống Nicolas Maduro trong cuộc bầu cử vào tháng 7.

Thế giới 24h
Chi phí tang lễ cao khiến nhiều người không nhận thi thể người thân ở Canada

Chi phí tang lễ cao khiến nhiều người không nhận thi thể người thân ở Canada

(CLO) Một số tỉnh của Canada ghi nhận số lượng thi thể không có người nhận tăng vọt trong những năm gần đây, chi phí tang lễ ngày càng tăng là lý do khiến họ bỏ lại thi thể người thân.

Thế giới 24h