Viễn cảnh và thách thức của nền kinh tế tài chính 2018

Thứ bảy, 25/11/2017 20:20 PM - 0 Trả lời

(CLO) Đây là chủ đề được đặt ra trong hội thảo vừa được tổ chức vào ngày 25-11, tại Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM.Hoạt động này nằm trong chuỗi hội thảo quan trọng trong năm 2017 dành cho doanh nghiệp với các chủ đề về pháp luật - kinh tế - tài chính - công nghệ.

“Thực hiện sứ mạng của mình, Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế (Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế là đơn vị trực thuộc Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM) đã phối hợp cùng Công ty phát triển đào tạo Việt Nam, một doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực đào tạo doanh nghiệp thông qua mô phỏng kinh doanh và các chuyên gia tư vấn doanh nghiệp nghiên cứu, chọn lọc và tổ chức lần lượt 3 hội thảo, trong đó chủ đề của ngày 25-11 là viễn cảnh kinh tế tài chính Việt Nam năm 2018” – Ông Lê Thanh Hải, giám đốc Trung tâm Tư vấn ứng dụng kinh tế cho biết.

Dần phục hồi sau khủng hoảng, ổn định và kích thích phát triển kinh tế

Báo Công luận

TS Trần Anh Tuấn - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TPHCM 

Tại hội thảo, TS Trần Anh Tuấn - Quyền Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM khẳng định: “Nền Kinh tế VN đã dần phục hồi sau khủng hoảng kinh tế những năm trước đây. Tăng trưởng kinh tế được duy trì ở mức hợp lý, từ năm 2013 dần phục hồi, năm sau cao hơn năm trước; chất lượng tăng trưởng được nâng lên. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng mạnh, thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, đặc biệt là trong năm 2017. Thị trường chứng khoán phái sinh đi vào hoạt động. Khu vực Chính phủ và công nghiệp tăng tốt, riêng 2017 tốc độ tăng trưởng khá ấn tượng, trên 7,3 % (quý 3). Các chuyên gia cũng lo ngại về tình hình thiên tai những tháng gần đây, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng chỉ chiếm 0,1 – 0,2 %. Mục tiêu tăng trưởng đến 7,4% của quý 4/2017 vẫn hoàn toàn khả thi”.

Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM và Niên giám thống kê cả nước năm 2016, Báo cáo tình hình KT-XH năm 2017 và dự kiến kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2018, lạm phát được kiểm soát, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định. Năm 2017 chỉ số giữ ở mức 3,9%. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng nhanh. Môi trường kinh doanh tại VN đang từng bước được cải thiện.

“Chính phủ đang nghiên cứu luật cho đặc khu kinh tế: Vân Đồn của Quảng Ninh, Vân Phong của Khánh Hoà và Phú Quốc của Kiên Giang. Tạo sự thu hút đầu tư mạnh hơn vào các khu vực này” – Ông Trần Anh Tuấn cho biết.

Tuy nhiên, nền kinh tế phục hồi còn chậm, chất lượng tăng trưởng được cải thiện nhưng một số mặt còn thấp, nợ công có xu hướng gia tăng.

Theo ông Trần Anh Tuấn, mô hình tăng trưởng về cơ bản vẫn theo mô hình cũ, chậm được đổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư và số lượng lao động, chưa dựa nhiều vào tăng năng suất lao động, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh, chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Năng suất lao động và năng suất các nhân tố tổng hợp còn thấp. Kinh tế vĩ mô ổn định nhưng chưa vững chắc, bội chi ngân sách còn lớn, nợ công tăng nhanh, nợ Chính phủ đã vượt trần cho phép, áp lực trả nợ lớn.

“Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả điều hành kinh tế vĩ mô, cần tiếp tục ổn định và củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô vững chắc; kiểm soát tốt lạm phát; bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước và nợ công theo hướng bảo đảm an toàn, bền vững; xử lý có hiệu quả nợ xấu của nền kinh tế gắn với cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, nhất là các tổ chức tín dụng yếu kém. Tiếp tục thực hiện ba đột phá chiến lược; Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là: Hoàn thiện thể chế về cổ phần hoá, định giá doanh nghiệp nhà nước; Phát triển thị trường tài chính một cách cân bằng hơn giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn; Hoàn thiện thể chế quản lý đầu tư công, bảo đảm hiệu quả và phù hợp với thông lệ quốc tế; Khuyến khích và tạo thuận lợi, hỗ trợ khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo, phát triển doanh nghiệp” – Ông Trần Anh Tuấn đưa ý kiến.

Những thách thức ngăn cản sự phát triển của TP. HCM

Số liệu từ Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM cho biết, tăng trưởng kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của thành phố; cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế thành phố, ùn tắc giao thông thiệt hại hàng năm 6 tỷ USD, tương đương 13% GRDP.

Báo Công luận
 

Ông Phạm Linh, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Việt Á 

Tăng trưởng kinh tế của TP.HCM chủ yếu vẫn dựa vào vốn và lao động: Vốn và lao động đóng góp 64,7 điểm % vào tăng trưởng kinh tế thành phố; năng suất lao động mặc dù vẫn tăng nhưng còn thấp hơn nhiều so với các nước khu vực Đông Nam Á. Xuất khẩu của TP.HCM cũng giảm xuống so với chiều hướng tăng lên của cả nước.

“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đặc biệt chuyển dịch nội bộ các ngành kinh tế. Quy hoạch, quản lý đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng đô thị chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - văn hóa, cải thiện dân sinh và bảo vệ môi trường” – Ông Trần Anh Tuấn phát biểu.

Chất lượng giáo dục - đào tạo và nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập quốc tế; khoa học - công nghệ chưa thật sự là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội; khắc phục một số vấn đề bức xúc trên lĩnh vực văn hóa - xã hội chậm. TP.HCM tập trung nhiều tệ nạn xã hội nhất nước, bên cạnh đó, TP.HCM ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi biến đổi khí hậu và nước biển dâng...

Báo Công luận

Toàn cảnh buổi hội thảo “Viễn cảnh kinh tế, tài chính Việt Nam 2018”  

 

Theo công bố của NHNN, tín dụng cuối tháng 9 tăng 12,16% so với đầu năm. Nhận định việc hoàn thành mục tiêu tăng trưởng tín dụng 21% đến cuối năm là con số khá áp lực nhưng có thể khả thi.

Theo số liệu từ BCTC của 23 ngân hàng công bố đến thời điểm này, tổng lợi nhuận trước thuế các đơn vị này đạt 47,4 nghìn tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm trước. Hơn 80% nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế được cung cấp từ nguồn vốn của NH. Quy hoạch của Chính phủ cần số vốn đầu tư ~ 2.900 nghìn tỷ VNĐ để giải quyết các nhu cầu phát triển đến năm 2020; Xu hướng kinh tế ngày càng “mở” và chịu ảnh hưởng nhiều từ Khu vực và Thế giới : các chính sách lãi suất USD, hội nhập, XNK, luồng vốn, lao động…

Công nghệ hóa  diễn ra mạnh mẽ trong cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng và thương mại hiện đại. VN sẽ thay đổi hành vi trong mua sắm thương mại và thanh toán từ phương pháp truyền thống chuyển sang số hóa (NHNN sẽ xem xét thêm hành lang pháp lý cho hoạt động ngân hàng điện tử).

Báo Công luận

Các ngân hàng vẫn xoay sở với các vấn đề liên quan đến chỉ số rủi ro của ngành do thay đổi phương pháp tính CAR, áp dụng Basel 2, vốn cấp 2 để đáp ứng các chỉ số rủi ro của NHNN.

“Mặt bằng lãi suất khó giảm trong năm 2017. Lãi suất huy động có thể chịu áp lực tăng do lạm phát và nhu cầu huy động để đảm bảo các tỷ lệ thay đổi theo TT06. Trong khi đó, NIM cho vay đang ở mức thấp,  đòi hỏi các ngân hàng phải duy trì lãi suất cho vay để đảm bảo lợi nhuận. Nhu cầu vốn trung dài hạn của nền kinh tế vẫn yêu cầu rất cao (vẫn kỳ vọng nhiều vào nguồn vốn NH)” – Ông Phạm Linh, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Việt Á cho biết.

Báo Công luận
Ông Lê Chiến Thắng – Giám đốc Phát triển Kinh doanh, Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long 

Xu hướng lãi suất TDH có thể tăng nhẹ do tăng nhu cầu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế,  trong khi nguồn vốn dài hạn tại các Ngân hàng luôn thấp và thậm chí giảm, điều đó cho thấy thiếu nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế có thể ảnh hưởng đến nguồn vốn chảy vào BĐS, các dự án đầu tư trung và dài hạn trong năm 2018.

Tỷ giá VND tiếp tục chịu nhiều sức ép do Biến động tăng giá của USD so với các đồng tiền khác trên thế giói  và khu vực. Dự báo VND sẽ mất giá 3%-5% 2018.

Thị trường chứng khoán có tăng trưởng khá, tuy nhiên chỉ tập trung vào một số nhóm ngành chính như Dược, Điện nước, Vật liệu cơ bản, Đồ uống, ngành BĐS sẽ biến động mạnh hơn dù khả quan. Thanh khoản của thị trường vẫn chủ yếu tập trong vào một số bluechips và các cổ phiếu mới CPH hoặc Nhà nước thoái vốn do nguồn tiền ổn định vào ngân hàng cũng vẫn từ nguồn FII.


Thu Hiền

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm