Viết báo, đừng viết lấy được!

Thứ năm, 26/09/2019 11:32 AM - 0 Trả lời

(CLO) Một bài báo về sự việc “xe công tiện đường đi ăn sáng” tưởng là chuyện nhỏ, nhưng thực ra lại tạo ra sự phân hóa trong phản ứng của nhiều người. Và thực sự nó nhắc chúng ta về câu chuyện: Có những điều không phải chỉ đúng – sai là đủ!

Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ảnh: Hoàng Hà/Zing.vn

Chủ tịch Hội đồng nhân dân TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc. Ảnh: Hoàng Hà/Zing.vn

Vừa qua, trên một tạp chí điện tử về lĩnh vực công nghiệp – môi trường đã đăng tải thông tin về sự việc: Hai lãnh đạo của Hà Nội “bị bắt gặp” dùng xe công đi ăn sáng tại một nhà hàng ở phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội).

Thông tin lại với báo chí, bà Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc – một trong hai nhân vật của bài báo, cho biết: “Đây là tiện đường vào ăn sáng để kịp đến điểm họp, chứ không phải tôi dùng xe công đi xa hàng chục cây số để ăn sáng rồi vòng về điểm họp”. Bà Ngọc cũng cho rằng việc đó không sai so với quy định.

PGS.TS Nguyễn Hữu Tri - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Hành chính nói: “Người dân không biết chiếc xe công ấy đi từ đâu, đến đâu, xe của ai, nhưng chỉ cần chiếc xe ấy đỗ vào một nhà hàng ăn sáng thì lập tức họ sẽ nghĩ là cán bộ dùng xe công đi ăn sáng. Xét về hiện tượng, người dân hoàn toàn có quyền nói”.

Không thể trách dư luận được dù cái họ nhìn thấy chưa chắc đã thể hiện hết bản chất của vấn đề. Thứ người dân nhìn thấy chỉ là thông tin, còn bản chất thông tin ra sao họ không biết. Nhưng rõ ràng, hiện tượng như trên là phải tránh bởi một khi thông tin được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, rất khó để thanh minh, giải thích, mà uy tín còn bị ảnh hưởng”, PGS.TS Nguyễn Hữu Tri đánh giá.

Đối với người hoạt động chính trị - một chính khách, ngoài việc có trình độ, năng lực, kinh nghiệm, thì mọi hành vi, cử chỉ, lời nói đều phải trở thành mực thước, nếu không thì không thể điều hành bộ máy công quyền, làm gương cho nhân dân. Đã là chính khách thì phải chấp nhận cá nhân mình sẽ luôn luôn bị đời sống dõi theo và đánh giá, thậm chí “soi mói”.

Nhưng nhìn nhận lại, vì sao lại có bài báo này? Vì sao ở thành phố này mỗi ngày có 8 triệu người ăn sáng mà chỉ có 2 người “được lên mặt báo”? Có phải bởi câu chuyện “dùng xe công vào việc riêng” luôn là một đề tài “hot”? Bởi “mũi dùi báo chí” hướng vào lãnh đạo luôn có xu hướng câu được nhiều “view” của đám đông? Hay vì những lý do nào khác?

Ông Nguyễn Hồng Điệp:

Ông Nguyễn Hồng Điệp: "Hôm ấy ngoài điếu xì gà, trong tay tôi cũng cầm mấy miếng trầu đã têm mà bà The dúi cho nếu mọi người nhìn kỹ hình sẽ thấy". Ảnh: Quang Định/tuoitre.vn

Cũng là phản ánh về lãnh đạo, hẳn mọi người chưa quên bức ảnh ông Nguyễn Hồng Điệp - Trưởng Ban Tiếp công dân Trung ương (Thanh tra Chính phủ), đứng với người dân Thủ Thiêm trên tay đeo đồng hồ “sang” và cầm xì gà. Ngay khi bức ảnh được tung ra nó đã lan truyền với tốc độ chóng mặt, kèm theo đó là những nhận xét tai hại hàm ý “lãnh đạo dùng đồ xa xỉ, xa rời nhân dân”.

Rất nhanh chóng, chính nhiều cư dân mạng đã “minh oan” cho ông Điệp rằng đó là chiếc đồng hồ bình dân giá 3,5 triệu đồng; xì gà là được tặng. Và thậm chí, ngay trong bức ảnh ấy, nếu nhìn kỹ có thể thấy ông Điệp còn cầm mấy miếng trầu, thứ mà bà con Thủ Thiêm biết ông hay ăn nên đã tặng ông.

Thế mới thấy, một nửa chiếc bánh mì vẫn là bánh mì, nhưng một nửa sự thật thì không phải là sự thật.

Trong chuyện “dùng xe công đi ăn sáng”, trước khi bà hội đồng kịp thanh minh cho mình thì nó đã được lan tỏa chóng mặt. Kèm theo đó là hàng loạt các bình luận ác ý. Có lẽ bởi đám đông vẫn còn chưa kịp quên sự việc “dùng xe công vào việc riêng” xảy ra ở Bộ Công Thương. Hoặc đơn giản vì nhiều người có khoái cảm trong việc chê bai những tiêu cực trong đời sống như một cách thể hiện mình tốt đẹp và đạo đức hơn người khác.

Với bài báo kia, có người nói việc phản ánh như vậy là đúng, là cần thiết. Người khác lại có ý kiến rằng, đây là việc nhỏ, viết như vậy là “bới móc”, báo chí cần hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và phản ánh nhiều thứ khác có ích hơn là sự việc này. 

Thế nên, với những người đang lãnh trên mình trách nhiệm viết nên những dòng tin, bài báo, cung cấp thông tin cho độc giả và định hướng dư luận, mỗi khi đặt bút viết, hãy nhớ về trách nhiệm ấy của mình. Và nhớ, viết báo, đừng viết lấy được. 

Tử Hưng

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn