Việt Nam - Nhật Bản: Cùng mở ra một giai đoạn phát triển mới

Thứ năm, 25/11/2021 10:52 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) “Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới trong quan hệ hai nước, sâu sắc và hiệu quả hơn”.

Chia sẻ của Thủ tướng Phạm Minh Chính với báo chí Nhật Bản nhân chuyến thăm chính thức Nhật Bản (22-25/11) có lẽ cũng là mong muốn của những người bạn từ đất nước Mặt trời mọc.

Từ nền tảng của một “mối quan hệ đang trong giai đoạn tốt đẹp nhất”

Đúng như nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính, thực sự mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đang ở giai đoạn phát triển tốt đẹp nhất. Điều này được minh chứng rõ nét qua nhiều khía cạnh.

viet nam  nhat ban cung mo ra mot giai doan phat trien moi hinh 1

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng cựu Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide, và ông Nikai Toshihiro - Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật - Việt, dự lễ xuất hành quả quýt Unshu sang thị trường Việt Nam ngày 23/11. Ảnh: VGP

Về quan hệ ngoại giao, sau 48 năm kể từ ngày hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao (21/9/1973- 21/9/2021), lãnh đạo cấp cao hai nước duy trì thường xuyên các chuyến thăm và tiếp xúc tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Tiêu biểu là các chuyến thăm của lãnh đạo Nhật Bản đến Việt Nam của Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide (tháng 10/2020); Thủ tướng Abe Shinzo thăm Việt Nam 4 lần (năm 2006; 2013; tháng 1 và tháng 11/2017); Hoàng Thái tử Nhật Bản Naruhito (Nhà vua hiện nay) thăm chính thức Việt Nam năm 2009;…

Nhật Bản là nước G7 đầu tiên đón Tổng Bí thư Việt Nam sang thăm (năm 1995), thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược với Việt Nam (năm 2009), công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (năm 2011), mời Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng (tháng 5/2016).

Hai nước cũng có các cơ chế hợp tác quan trọng như: Ủy ban Hợp tác Việt - Nhật do hai Bộ trưởng Ngoại giao làm đồng Chủ tịch (từ năm 2007); Đối thoại Đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản về ngoại giao - an ninh - quốc phòng cấp Thứ trưởng ngoại giao (từ năm 2010); Đối thoại Chính sách quốc phòng Việt - Nhật cấp Thứ trưởng… Bên cạnh đó, hai nước cũng phối hợp chặt chẽ trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, nhất là tại Liên hợp quốc và ASEAN; thúc đẩy liên kết kinh tế, cùng ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP)…

Điều đặc biệt trong mối quan hệ  Việt Nam - Nhật Bản là sự hợp tác theo nhiều phương diện đa dạng. Không chỉ trên khía cạnh ngoại giao mà còn là những hợp tác hiệu quả về kinh tế, y tế, vaccine phòng COVID-19 và thuốc điều trị; an ninh, quốc phòng… Đơn cử như về kinh tế, Nhật Bản là đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam, là nước tài trợ ODA lớn nhất, nhà đầu tư số 2 (tính theo số lũy kế), đối tác du lịch thứ 3, thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.

Quan hệ hợp tác về giáo dục và đào tạo giữa hai nước cũng là một điểm sáng. Nhật Bản là một trong những nước viện trợ không hoàn lại lớn nhất cho ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam; đã ký kết nhiều văn kiện hợp tác. Số lưu học sinh Việt Nam tại Nhật Bản hiện đạt hơn 65.000 người. Nhật Bản đang hợp tác để nâng cấp 4 trường đại học của Việt Nam đạt đại học chất lượng cao; đang hợp tác xây dựng trường Đại học Việt - Nhật…

Đặc biệt, từ đầu năm 2020, bất chấp tác động của dịch COVID-19, hai bên vẫn tích cực trao đổi và phối hợp trong các công tác liên quan đến dịch bệnh. Chính phủ Nhật Bản hỗ trợ Việt Nam trong công tác phòng, chống dịch thông qua khoản viện trợ hơn 4 tỷ yên cung cấp trang thiết bị, hỗ trợ kỹ thuật, cải thiện hệ thống y tế và viện trợ không hoàn lại hơn 4 triệu liều vaccine AstraZeneca cho Việt Nam. Chính phủ và Quốc hội Việt Nam cũng đã hỗ trợ gần 1,2 triệu khẩu trang y tế và 20.000 khẩu trang vải cho Nhật Bản...

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

Trên cơ sở quan hệ hai nước đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam khẳng định sẵn sàng cùng Nhật Bản mở ra một giai đoạn phát triển mới thực chất, hiệu quả hơn trên các lĩnh vực, nhất là kinh tế, an ninh, quốc phòng, địa phương, giao lưu nhân dân.

Việt Nam luôn là bạn, đối tác thân thiết, tin cậy và ủng hộ Nhật Bản phát huy vai trò xứng đáng ở khu vực và trên thế giới; cùng Nhật Bản đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

viet nam  nhat ban cung mo ra mot giai doan phat trien moi hinh 2

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp nhiều lãnh đạo tập đoàn lớn của Nhật Bản.

Một điều đáng nhớ là với chuyến thăm chính thức Nhật Bản lần này của người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, đây là lần thứ hai nhà lãnh đạo Nhật Bản và Việt Nam gặp nhau trực tiếp trong thời gian chưa đầy 1 tháng.

Đáng chú ý hơn cả, có thể coi là hai điểm nhấn trong chuyến thăm Nhật Bản lần này của Thủ tướng Phạm Minh Chính là việc người đứng đầu Chính phủ Việt Nam tham gia là dự lễ xuất khẩu quả quýt Unshu - được biết đến như một loại “trái cây vàng” của Nhật Bản - sang Việt Nam - động thái được xem là tiếp tục mở đường cho nông sản hai nước tiếp cận thị trường của nhau.

Bên cạnh đó, Thủ tướng Việt Nam cũng dành thời gian tiếp hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản như Tập đoàn Eneos - tập đoàn năng lượng số 1 Nhật Bản; Tập đoàn Aeon - một trong những tập đoàn thương mại bán lẻ lớn nhất trên thế giới và là một trong những nhà bán lẻ lâu đời nhất tại Nhật Bản; Tập đoàn Marubeni - tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản; Tập đoàn đa ngành nghề lớn nhất Nhật Bản Sojitz; Tập đoàn Moeco…

Và như nhấn mạnh của Thủ tướng: Chính phủ sẽ tiếp tục tạo môi trường đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, giao các Bộ, ngành, địa phương khẩn trương giải quyết những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị mà các doanh nghiệp đã nêu theo quy định của pháp luật Việt Nam. Tinh thần là vướng mắc ở đâu, phải giải quyết ở đó. Nếu thuộc thẩm quyền mà không giải quyết, đề nghị các doanh nghiệp có ý kiến trực tiếp đến Thủ tướng.

Hà Trang

Bình Luận

Tin khác

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc UBND cấp tỉnh

(CLO) Liên quan đến dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về Quỹ phát triển đất, Bộ Tài chính đề xuất Quỹ phát triển đất là quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, có vốn điều lệ, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, không vì mục đích lợi nhuận, bảo toàn, phát triển vốn.

Tin tức
Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Thái Bình: Thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

(CLO) Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Bình Nguyễn Tiến Thành khẳng định, Thái Bình ổn định như hôm nay là do sự đoàn kết, thống nhất, thực hiện quyết liệt từ tỉnh đến cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Tin tức
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là 'đột phá của đột phá'

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá"

(CLO) Với mục tiêu đào tạo từ 50.000-100.000 kỹ sư cho ngành bán dẫn, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh quan điểm coi đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là đột phá của đột phá trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Tin tức
Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng thăm, tặng quà thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên

(CLO) Chiều 24/4, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã đến thăm, tặng quà một số thân nhân liệt sĩ và chiến sĩ Điện Biên nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).

Tin tức
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cán bộ không được làm ẩu, cố tình làm sai

(CLO) “Cán bộ từ xã trở lên không được lợi dụng chính sách để làm không đúng. Không được làm ẩu, cố tình làm sai", Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh tại buổi tiếp xúc cử tri huyện Sóc Sơn trước kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.

Tin tức