Việt Nam - Triều Tiên: 69 năm- những ân tình...

Thứ ba, 26/02/2019 10:30 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chuyến thăm hữu nghị chính thức Việt Nam lần này của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un được nhìn nhận sẽ tiếp tục củng cố tăng cường mối quan hệ hữu nghị Việt Nam- Triều Tiên- mối bang giao được thiết lập từ cách đây non 7 thập kỷ với biết bao ân tình...

Tình bang giao đến sớm

Tháng 9/1945, nước Việt Nam DCCH ra đời trong niềm thán phục của cộng đồng quốc tế về một dân tộc có đến cả thế kỷ ngoan cường chống lại thực dân và phong kiến để mưu cầu nền độc lập, tự do chính đáng cho mình. Từ niềm thán phục ấy, nhiều nước, từ rất sớm đã bắt tay, thiết lập mối quan hệ ngoại giao hữu nghị với Việt Nam, trong đó có Triều Tiên.

Ngày 31/1/1950 đã đi vào lịch sử quan hệ bang giao Việt-Triều như một dấu mốc không thể nào quên. Và điều may mắn nhất, là ngày từ những “năm tháng đầu đời”, mối quan hệ hữu nghị Việt- Triều đã liên tục được nuôi dưỡng, bồi đắp bởi chính hai nhà lãnh đạo cao cấp nhất của hai nước: Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Kim Nhật Thành.

Từ ngày 8 đến 12/7/1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên thăm hữu nghị chính thức Triều Tiên.  

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên được tổ chức trọng thể tại sân bay quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng. Ảnh: TTXVN

Lễ đón Chủ tịch Hồ Chí Minh dẫn đầu Đoàn đại biểu Đảng, Chính phủ Việt Nam thăm hữu nghị CHDCND Triều Tiên được tổ chức trọng thể tại sân bay quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng. Ảnh: TTXVN

Ngày 8/7, Lễ đón vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam cùng đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam đã được nước bạn tổ chức trọng thể tại sân bay quốc tế Sunan, Bình Nhưỡng.

Nhân dân thủ đô Bình Nhưỡng nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Nhân dân thủ đô Bình Nhưỡng nồng nhiệt chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Ngay sau đó, một cuộc mít tinh trọng thể với sự tham dự của đông đảo nhân dân thủ đô Bình Nhưỡng cũng đã diễn ra với sự tham dự của Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành- lúc đó là Thủ tướng Triều Tiên.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xem triển lãm thành tựu kinh tế của Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 9/7/1957. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xem triển lãm thành tựu kinh tế của Triều Tiên tại thủ đô Bình Nhưỡng ngày 9/7/1957. Ảnh: TTXVN.

Tối 8/7/1957, tại thủ đô Bình Nhưỡng, Thủ tướng Kim Nhật Thành mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam.

Thủ tướng Kim Nhật Thành mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Thủ tướng Kim Nhật Thành mở tiệc chiêu đãi Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam. Ảnh: TTXVN.

Hơn một năm sau, Thủ tướng Kim Nhật Thành đến Hà Nội bắt đầu chuyến thăm tới Việt Nam từ ngày 28/11 đến 2/12/1958. Nhiều người dân đổ ra đường vẫy cờ hai nước và vỗ tay chào mừng ông.

Ngay sau đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có buổi tiếp đón trọng thị lãnh tụ Triều Tiên tại Phủ chủ tịch.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành tham dự lễ mít-tinh trọng thể của nhân dân thủ đô Hà Nội chào mừng chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Thủ tướng Kim Nhật Thành ngày 29/11. Ảnh: TTXVN.

Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành tham dự lễ mít-tinh trọng thể của nhân dân thủ đô Hà Nội chào mừng chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Thủ tướng Kim Nhật Thành ngày 29/11. Ảnh: TTXVN.

Một ngày sau, ngày 29/11/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Kim Nhật Thành tham dự lễ mít-tinh trọng thể của nhân dân thủ đô Hà Nội chào mừng chuyến thăm hữu nghị Việt Nam của Thủ tướng Kim Nhật Thành. Chiều ngày 30/11/1958, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mở tiệc chiêu đãi Thủ tướng Kim Nhật Thành.

Cũng trong chuyến thăm 6 ngày tới Việt Nam này, Thủ tướng Kim Nhật Thành còn đến thăm nhà máy dệt Nam Định, Bảo tàng Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt Thủ tướng Kim Nhật Thành còn đến thăm hợp tác xã nông nghiệp thôn Quán La, xã Xuân La, huyện Từ Liêm, Hà Nội, xem và sau đó đã thử dùng kẹp đập lúa của người nông dân nơi đây. Hợp tác xã này sau lấy tên là Việt – Triều Hữu nghị. Một điểm đáng nhớ trong chuyến thăm Việt Nam năm 1958 của nhà lãnh đạo Triều Tiên là Tuyên bố chung Triều Tiên- Việt Nam cũng như Hiệp định mậu dịch giữa Việt Nam và Triều Tiên đã được ký kết. Nhà lãnh đạo Triều Tiên năm 1964.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành tham quan bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khi đến thăm Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Nhật Thành tham quan bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khi đến thăm Hà Nội năm 1958. Ảnh: T.L

Tháng 10/1964, nhà lãnh đạo Triều Tiên lần thứ 2 có chuyến thăm Việt Nam. Dù là chuyến thăm không chính thức nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên vẫn tranh thủ ghé thăm một số nơi như Bảo tàng Cách mạng Việt Nam (nay là Bảo tàng Lịch sử Quốc gia), thăm nhà máy cơ khí Trần Hưng Đạo (Hà Nội), thăm phong cảnh vịnh Hạ Long, (Quảng Ninh)…  

Ân tình trong những ngày gian khó

Từ những nỗ lực đặt nền móng của hai nhà lãnh đạo hai nước, mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước thường xuyên được duy trì tốt đẹp thông qua các chuyến thăm hữu nghị giữa lãnh đạo 2 bên. 69 năm qua, hai nước trao đổi chính sách luân phiên cấp Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên; Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật Việt Nam - Triều Tiên. Hai nước cũng đã ký nhiều Hiệp định quan trọng như: Hiệp định miễn thị thực cho hộ chiếu ngoại giao và công vụ (01/10/1956), Hiệp định hợp tác văn hóa (11/1957), hiệp định hợp tác Khoa học kỹ thuật (10/1958), Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và CHDCND Triều Tiên (1961), Hiệp định thương mại và hàng hải (12/1962), Hiệp định hỗ tương y tế (12/1966), Hiệp định hợp tác vận tải hàng không dân dụng (1/197), Hiệp định vận tải biển (3/6/2002), Hiệp định thương mại (3/5/2002), hiệp định tương trợ tư pháp (3/5/2002), Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (3/5/2002), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/5/2002).

Điều đặc biệt cảm động là trong những năm tháng Việt Nam căng mình chống đế quốc Mỹ, Triều Tiên đã hết lòng hỗ trợ cho Việt Nam. Bình Nhưỡng gửi hơn 100 quân nhân sang Việt Nam để học tập kinh nghiệm chiến đấu. Nhiều người trong số họ còn trực tiếp tham chiến và đã hy sinh. Những năm 1960 - đầu 1970, Triều Tiên đã giúp Việt Nam đào tạo hàng trăm sinh viên. Nhiều lưu học sinh Việt Nam tại Bình Nhưỡng sau này đã rưng rung khi nhớ lại những ngày học trên đất Triều, được người dân nơi đây hết lòng hỗ trợ, giúp sức. Điểm sáng trong quan hệ hai nước còn là trường mẫu giáo Việt -  Triều Hữu nghị tại Hà Nội và Trường Mầm non Việt - Triều hữu nghị Kyongsang tại Bình Nhưỡng. Ngôi trường ở Hà Nội được thành lập vào năm 1965 với sự tài trợ của Triều Tiên, hiện được coi là một trong những trường mẫu giáo hàng đầu tại Hà Nội.

Việt- Triều- ngôi trường của tình hữu nghị. Ảnh: T.L

Việt- Triều- ngôi trường của tình hữu nghị. Ảnh: T.L

Không quên những ân tình đó, khi nạn đói nghiêm trọng xảy ra ở Triều Tiên năm 1994 -1998, Việt Nam viện trợ 100 tấn gạo năm 1995 và 13.000 tấn gạo năm 1997. Giai đoạn 2000 - 2012, Việt Nam hỗ trợ Triều Tiên 22.700 tấn gạo, 5 tấn cao su nguyên liệu và 50.000 USD.

Quan hệ ngoại giao giữa Hà Nội và Bình Nhưỡng được tăng cường đáng kể từ cuối những năm 2000 với những chuyến công du như chuyến thăm Triều Tiên của nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh năm 2007, nguyên Bộ trưởng Công an Lê Hồng Anh năm 2008. Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Hội nghị nhân dân tối cao Kim Yong Nam và Thủ tướng Nội các Triều Tiên Kim Yong Il lần lượt thăm Việt Nam năm 2001 và 2007.

Song song với quan hệ hữu nghị giữa 2 quốc gia, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Triều Tiên luôn được 2 nước thúc đẩy và phát triển mặc dù vẫn còn khá khiêm tốn. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên trong năm 2009 đạt gần 16,5 triệu USD. Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu trên 16 triệu USD và năm 2011 là 18 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Triều Tiên năm 2015 đạt 11,6 triệu USD. Năm 2017, Việt Nam xuất siêu sang Triều Tiên 7,322 triệu USD, chủ yếu là thực phẩm, bánh kẹo.

Mới đây, trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng 11/2018 của Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh khẳng định Đảng, Chính phủ và nhân dân Việt Nam coi trọng quan hệ truyền thống với Triều Tiên, sẵn sàng cùng phía Triều Tiên thúc đẩy giao lưu, hợp tác trên các lĩnh vực phù hợp với tiềm năng và lợi ích của mỗi nước, luật pháp và trách nhiệm quốc tế, có lợi cho việc duy trì hòa bình, phát triển của khu vực. Phó Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam sẵn sàng chia sẻ với Triều Tiên những kinh nghiệm xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam phù hợp với nhu cầu của Triều Tiên. Về phần mình, Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Ri Yong Ho khẳng định lập trường nhất quán của Đảng, Chính phủ Triều Tiên coi trọng và mong muốn tiếp tục củng cố quan hệ hữu nghị truyền thống với Việt Nam, nhất trí phối hợp xem xét các biện pháp thích hợp để củng cố và phát triển quan hệ Triều Tiên - Việt Nam phù hợp với tình hình mới.

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn quốc tế và khu vực như Liên Hiệp Quốc, Hội nghị phong trào không liên kết, Diễn đàn khu vực ARF..., tăng cường trao đổi về những vấn đề hai bên cùng quan tâm như vấn đề duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực và bán đảo Triều Tiên.

Mối quan hệ gần gũi, lâu bền tồn tại trong nhiều thập kỷ qua giữa Việt Nam- Triều Tiên được xem là một trong những lý do để Hà Nội trở thành địa điểm tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2. Hà Nội- thủ đô của hòa bình- nơi dừng chân của nhà lãnh đạo Kim Nhật Thành gần 6 thập kỷ trước- được kỳ vọng sẽ là nơi chứng kiến những bước tiến lớn trong quan hệ Mỹ-Triều, những bước tiến lớn trong tiến trình hòa bình cho bán đảo Triều Tiên.

Hà Anh 

Tin khác

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Ông Nguyễn Tiến Thanh giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn vừa ký Quyết định số 1279/QĐ-BGDĐT về việc bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên đồng thời là Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

Tin tức
Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

Khởi công 7 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp

(CLO) Giai đoạn 2021 - 2025 sẽ khởi công 07 dự án nguồn điện với tổng công suất 3.643 MW và 150 MWp gồm: Thủy điện Hòa Bình MR, thủy điện Ialy MR, nhiệt điện Quảng Trạch I, thủy điện Trị An MR, thủy điện tích năng Bác Ái và điện mặt trời Phước Thái 2, 3.

Tin tức
Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Hà Nội tăng cường xe buýt phục vụ dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu đi lại của nhân dân trong dịp nghỉ 30/4, 1/5, Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội đã xây dựng kế hoạch vận tải hành khách công cộng phục vụ Nhân dân.

Tin tức
Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

Xem xét hỗ trợ phí khi làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID

(CLO) Dự kiến, kỳ họp thứ 16 HĐND TP Hà Nội (kỳ họp chuyên đề) sẽ xem xét, quyết nghị 08 nội dung, trong đó có Nghị quyết về “Hỗ trợ phí yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp khi công dân thực hiện thí điểm cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID”.

Tin tức
Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO thăm và làm việc tai Ninh Bình

(CLO) Ngày 26/4, Bí thư Tỉnh ủy Ninh Bình Đoàn Minh Huấn đã tiếp và làm việc với Chủ tịch Đại hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu cùng đoàn công tác nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam, tham dự Lễ kỷ niệm 10 năm Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới.

Tin tức