Việt Nam 2019 qua những sự kiện nổi bật

Thứ tư, 01/01/2020 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Năm 2019 ghi nhận những dấu ấn nổi bật của Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội với nhiều thành tựu toàn diện rất đáng tự hào; bên cạnh đó có cả những khó khăn, vướng mắc; những tồn tại, bất cập.

Tuy nhiên, những gam màu tươi sáng vẫn là xu thế chủ đạo, góp phần tạo nên thế và lực mới của đất nước, hun đúc nên ý chí, bản lĩnh Việt Nam trong thời đại mới. Báo NB&CL điểm qua 10 sự kiện tiêu biểu nhất trong năm qua để thấy rõ hơn điều này.

1.Hoàn thành toàn diện các mục tiêu phát triển KT-XH năm 2019

Năm 2019 là năm thứ 2 liên tiếp chúng ta đạt và vượt toàn bộ 12 chỉ tiêu chủ yếu, trong đó 5 chỉ tiêu vượt kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế cả năm ước đạt trên 6,8%, vượt mục tiêu đề ra.

Theo đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, chất lượng tăng trưởng năm 2019 được cải thiện khi đây là năm đầu tiên động lực tăng trưởng chính đã đến từ khu vực chế biến, chế tạo.

Theo đại biểu Quốc hội Vũ Tiến Lộc, chất lượng tăng trưởng năm 2019 được cải thiện khi đây là năm đầu tiên động lực tăng trưởng chính đã đến từ khu vực chế biến, chế tạo.

Trong điều kiện thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế biến động mạnh, chúng ta vẫn duy trì được nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định vững chắc. Chỉ số tăng giá tiêu dùng (CPI) dưới 3%, thấp hơn mục tiêu đề ra; dự trữ ngoại hối đạt khoảng 73 tỷ USD; nợ công giảm còn 56,1% GDP (năm 2016 là 64,6% GDP). Hệ số tín nhiệm quốc gia được nâng hạng từ BB- lên BB với triển vọng “tích cực”.

Có thể nói, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, việc hoàn thành toàn diện các mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 là những thành quả rất quan trọng và không dễ dàng. Kết quả này sẽ tạo tiền đề vững chắc để chúng ta bước vào năm 2020 và phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Kế hoạch 5 năm 2016 - 2020.

2.Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều lần thứ hai

Cuộc gặp thượng đỉnh giữa lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được tổ chức tại Khách sạn Metropole tại Hà Nội, Việt Nam, vào ngày 27 và 28/2/2019. Đây là cuộc gặp thứ hai giữa các nhà lãnh đạo của Bắc Triều Tiên và Hoa Kỳ, sau cuộc gặp đầu tiên vào năm 2018 tại Singapore.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump gặp nhau trong cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội.

Việc chọn Hà Nội là địa điểm tổ chức cuộc gặp đã cho thấy cả Mỹ và Triều Tiên đều đánh giá Việt Nam là đối tác tin cậy và tin tưởng Việt Nam sẽ tạo ra môi trường an toàn, công bằng, thân thiện cho cuộc đối thoại giữa hai bên.

Cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ - Triều tại Hà Nội đã tạo một dấu mốc lịch sử về vai trò, uy tín và vị thế quốc tế của Việt Nam, cho thấy Việt Nam đang góp phần vào tiến trình giải quyết một trong những cuộc đối đầu vào loại căng thẳng, gay go, phức tạp nhất trên thế giới. Một lần nữa, Việt Nam đã khẳng định vị thế và vai trò của một đất nước luôn là đối tác tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

3. Hiệp định CPTPP có hiệu lực

Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP và các văn kiện có liên quan vào ngày 12/11/2018. Theo đó, Hiệp định sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam kể từ ngày 14/1/2019.

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Hiệp định CPTPP sẽ có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Dệt may là một trong những ngành sẽ được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Việc Quốc hội phê chuẩn Hiệp định CPTPP, thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam trong việc chủ động, tích cực hội nhập sâu rộng với khu vực và thế giới, triển khai mạnh mẽ đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước ta nhằm tranh thủ thời cơ, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển kinh tế, xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiếp tục đổi mới toàn diện và đồng bộ, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

4. Việt Nam và EU ký EVFTA

Ngày 30/6/2019, tại Hà Nội, Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) sau nhiều năm đàm phán. EVFTA mang lại những cơ hội lớn về phát triển thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) khi EU là một trong những nền kinh tế “mở” nhất trên thế giới và cũng là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với dân số khoảng 513 triệu người.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ngày 30/6/2019, tại Hà Nội.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến lễ ký Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, ngày 30/6/2019, tại Hà Nội.

EVFTA và EVIPA được giới chuyên môn đánh giá là bản Hiệp định lịch sử và được trông đợi sau gần 10 năm nỗ lực đàm phán. EVFTA là thỏa thuận thương mại tự do “tham vọng nhất từ trước tới nay” mà EU từng ký với một quốc gia đang phát triển, trong đó sẽ xóa gần 99% thuế quan giữa EU và Việt Nam.

5. Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc

Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Việt Nam được bầu làm Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc.

Ngày 7/6/2019, tại trụ sở Liên Hợp quốc ở thành phố New York của Mỹ, 192/193 quốc gia, vùng lãnh thổ là thành viên Liên Hợp quốc đã bỏ phiếu cho Việt Nam vào vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an. Trong khi đó, con số tối thiểu để giành chiến thắng chỉ cần trên 129 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, sau khi đã trúng cử nhiệm kỳ 2008 - 2009.

6. “Lò” chống tham nhũng tiếp tục nóng

Công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực đã được Đảng và Nhà nước ta lãnh đạo, chỉ đạo, làm nhiều lần, làm tích cực từ nhiều năm nay, nhưng thời gian gần đây càng được đẩy mạnh hơn bao giờ hết, được chỉ đạo thực hiện ráo riết, quyết liệt và đạt nhiều kết quả cụ thể, rõ rệt. Các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng, phức tạp đã được xử lý rất kiên quyết, nghiêm minh, theo đúng quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước, kể cả đối với cán bộ lãnh đạo cao cấp; tướng lĩnh, sĩ quan trong công an, quân đội…

Không có “vùng cấm” trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng.

Không có “vùng cấm” trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng.

Chưa bao giờ trong một thời gian ngắn mà có nhiều cán bộ cao cấp, từ cả đương chức tới nghỉ hưu vẫn có thể bị kỷ luật, xử lý như trong thời gian vừa qua. Điều đó đã cho thấy, không có “vùng cấm”, trong công cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng của Đảng, mà người đứng đầu là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng khởi xướng. Và kết quả to lớn nhất có thể nhìn thấy được, chính là sự đồng tình ủng hộ của nhân dân - khối sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

7. Tình hình biển Đông diễn biến rất phức tạp

Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề mang tính nguyên tắc, chúng ta không bao giờ nhân nhượng.

Độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là những vấn đề mang tính nguyên tắc, chúng ta không bao giờ nhân nhượng.

Năm 2019 xảy ra việc tàu Hải Dương Địa chất 8 và các tàu hộ tống liên tục xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trái với Tuyên bố DOC và các thỏa thuận cấp cao. Đảng và Nhà nước ta đã nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định cho phát triển đất nước. Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời gìn giữ môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước. Chủ trương đúng đắn, lập trường chính nghĩa và các nỗ lực của Đảng, Nhà nước ta đã nhận được sự đồng tình, chung sức của nhân dân cả nước và sự ủng hộ rộng rãi của cộng đồng quốc tế.

8. Biến đổi khí hậu tác động ngày càng nghiêm trọng

Trong năm 2019, biến đổi khí hậu trên toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến thời tiết, khí hậu của Việt Nam với các đợt thiên tai diễn biến dị thường, cường độ khốc liệt hơn ở miền Bắc, miền Trung. Ngày 20/4/2019, nhiệt độ cao nhất đo được ở Hương Khê (Hà Tĩnh) là 43,4oC - mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam.

Tình hình sạt lở nghiêm trọng tại ĐBSCL.

Tình hình sạt lở nghiêm trọng tại ĐBSCL.

Ngày 30/9/2019, đỉnh triều tại trạm Nhà Bè trên sông Đồng Điền lên tới 1,80m, phá vỡ kỷ lục đỉnh triều cao nhất trong 1 thập niên qua. Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế xác nhận rằng mực nước đầu mùa lũ năm 2019 trên dòng Mê Kông đang ở mức thấp nhất trong vòng 100 năm.

Ngoài ra, hiện khu vực ĐBSCL có 564 điểm sạt lở với tổng chiều dài trên 834km, trong đó sạt lở bờ sông 512 điểm với tổng chiều dài khoảng 566km; sạt lở bờ biển 52 điểm với tổng chiều dài 268km. Trung bình mỗi năm, xói lở đã làm mất khoảng 300ha đất, rừng ngập mặn ven biển.

Trước tình hình sạt lở rất nghiêm trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ kiến nghị với Quốc hội giải quyết đủ vốn cho vấn đề sạt lở với số vốn hơn 3.000 tỷ đồng trong 2 năm 2019 - 2020.

9. Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

Dịch tả lợn châu Phi gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp.

Dịch tả lợn châu Phi bùng phát tại tỉnh Hưng Yên hồi tháng 2/2019. Đến 15/11/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.498 xã thuộc 666 huyện của 63 tỉnh, thành phố với tổng số lợn tiêu hủy là 5,88 triệu con, tổng trọng lượng là 337.000 tấn (chiếm hơn 8,8% tổng trọng lượng lợn của cả nước).  

10. Xảy ra nhiều sự cố môi trường, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là sự cố mất an toàn về hóa chất và môi trường.

Vụ cháy ở Công ty Rạng Đông là sự cố mất an toàn về hóa chất và môi trường.

Tối 28/8/2019, vụ cháy bùng phát tại Công ty cổ phần Bóng đèn phích nước Rạng Đông, làm phát tán ra môi trường từ 15,1 - 27,2kg thuỷ ngân. Kết quả quan trắc cho thấy, có 12/13 mẫu trầm tích, bùn đáy trên sông Tô Lịch có giá trị thủy ngân vượt mức quy chuẩn. Tại điểm quan trắc không khí trong khuôn viên Công ty Rạng Đông giá trị thủy ngân cao vượt ngưỡng từ 10 - 30 lần.

Vụ cháy xảy ra ở Công ty Rạng Đông là sự cố cháy nổ, mất an toàn về hóa chất và môi trường làm thiệt hại rất lớn về tài sản, gây ô nhiễm môi trường, không khí, nước mặt, trầm tích, có ảnh hưởng, tác động xấu đến sức khỏe, môi trường xung quanh và công tác xử lý, tẩy độc đã phải mất nhiều ngày sau đó.

Ngày 8/10/2019, nhiều hộ dân ở Hà Nội đã phát hiện dầu thải trong nước sinh hoạt. Các xét nghiệm sau đó cho thấy hàm lượng chất styren có trong nước ở mức cao hơn 1,3 đến 3,6 lần mức cho phép.

Vụ việc ô nhiễm nước sạch đã ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân trên nhiều quận huyện của Thủ đô Hà Nội, tạo ra hình ảnh rất đặc biệt ở Hà Nội, như thời kỳ bao cấp khi người dân phải xếp hàng đi lấy nước.

Đáng nói hơn, sự cố cháy ở Công ty Rạng Đông, ô nhiễm nguồn nước đều cho thấy cách xử lý bị động, lúng túng của thành phố Hà Nội khi đứng trước các vấn đề về môi trường. Trong khi thực phẩm, không khí, nguồn nước là những nhu cầu thiết yếu của người dân thì lãnh đạo thành phố chưa có được phản ứng với sự cố một cách nhanh chóng.

Thế Vũ - Minh Diễn

Tin khác

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

Bộ Công Thương đề xuất 2 phương thức nhà máy điện gió, điện mặt trời bán trực tiếp cho khách hàng

(CLO) Bộ Công Thương đề xuất đơn vị phát điện năng lượng tái tạo sở hữu nhà máy điện gió hoặc mặt trời (Đơn vị phát điện) sẽ được bán điện trực tiếp cho khách hàng sử dụng điện lớn (các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ) thông qua đường dây riêng hoặc qua lưới điện quốc gia.

Tin tức
Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

Huyện Hoài Đức (Hà Nội) đã đạt 27/31 tiêu chí thành lập quận

(CLO) Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức Nguyễn Trung Thuận cho biết, về kết quả thực hiện các tiêu chí thành lập quận, đến nay, huyện đã đạt 27/31 tiêu chí.

Tin tức
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang hội kiến Chủ tịch Quốc hội Venezuela

(CLO) Tiếp Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Chủ tịch Quốc hội Venezuela Jorge Rodriguez khẳng định Venezuela luôn coi Việt Nam là nước bạn bè thân thiết, mong muốn phát triển hơn nữa quan hệ hữu nghị, hợp tác và phát triển, cũng như học tập kinh nghiệm Việt Nam mở cửa nền kinh tế, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác quốc tế.

Tin tức
Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

(CLO) Kế hoạch hoạt động năm 2024 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số sẽ ưu tiên thúc đẩy phát triển 48000 doanh nghiệp công nghệ số hoạt động tại địa phương

Tin tức
Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

Việt Nam - Trung Quốc: Đẩy mạnh hợp tác xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền

(CLO) Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Bộ Tư pháp hai nước Việt Nam và Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác thiết thực, hiệu quả tập trung vào các lĩnh vực xây dựng, hoàn thiện nhà nước pháp quyền, xây dựng, hoàn thiện pháp luật.

Tin tức