(CLO) Theo ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest, việc dạy học trực tuyến đang có những thay đổi về chất, định nghĩa lại nhiều vấn đề giáo dục như vai trò của người thầy, mô hình trường học, đặc biệt giúp người học tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt, chi phí thấp.
Dạy học trực tuyến đang thay đổi về chất
Trong khi nhiều người đang phân vân về chất lượng dạy học trực tuyến. Mới đây nhất, vấn đề này trở thành chủ đề sôi động trên nghị trường Quốc hội.
Âm thầm nắm bắt thời cơ, nhiều doanh nghiệp giáo dục Việt Nam đang từng bước nỗ lực, cải tiến công nghệ để vươn lên làm chủ hình thức dạy học hiện đại này. Câu chuyện đến từ Tập đoàn EQuest là một ví dụ.
Đại dịch COVID-19 mang đến thử thách vô cùng lớn đối với giáo dục, trong đó với giáo dục ngoài công lập thì khó khăn càng nhân lên gấp bội.
Ông Bạch Ngọc Chiến, Phó Chủ tịch Tập đoàn EQuest chia sẻ rằng, đại dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến hoạt động của mọi doanh nghiệp giáo dục trong đó có doanh nghiệp nơi ông công tác.
Ông Bạch Ngọc Chiến cho rằng, chuyển đổi số đang mở ra cơ hội lớn trong tiếp cận giáo dục cho học sinh.
Đơn cử như chi nhánh Ismart Hà Nội (một thành viên của EQuest) đang dạy học ở 92 trường phổ thông thì khi các trường nghỉ học nên phải dừng lại. Điều này đồng nghĩa doanh nghiệp đối mặt với việc không có công việc cho giáo viên, không có doanh thu trong khi bắt buộc các bộ phận phải làm sao giữ được người, không để mất người.
“Đây là bài toán của tất cả các doanh nghiệp” – ông Bạch Ngọc Chiến chia sẻ. Trước thực tế khó khăn như vậy, doanh nghiệp này đã tự đặt ra bài toán làm sao tăng cơ hội cho học sinh học tập nhưng không tăng thêm chi phí gánh nặng cho gia đình và tạo nhiều việc làm thường xuyên cho cán bộ, nhân viên.
Vì thế, doanh nghiệp nơi ông Bạch Ngọc Chiến công tác đã mạnh mẽ chuyển đổi số với quyết tâm nếu đưa dạy học trực tuyến lên tầm mới, có tính chuyên nghiệp, đạt quy mô lớn sẽ giảm được chi phí cho người học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh có bố mẹ thu nhập thấp cũng tiếp cận được với giáo dục chất lượng cao.
“Nhờ có COVID-19 mà hệ thống giáo dục đều thấy tầm quan trọng của nền tảng số để dạy và học trực tuyến. Đây chính là quy luật cùng tắc biến” – ông Bạch Ngọc Chiến nhấn mạnh.
Ngay từ năm 2020, doanh nghiệp này đã tính đến việc xây dựng các khóa học trực tuyến ở quy mô lớn để đảm bảo vấn đề doanh thu và giảm chi phí cho học sinh.
Chỉ sau thời gian ngắn, đến năm 2021 doanh nghiệp này đã có những khóa học với cách tổ chức linh hoạt, liên tục, học sinh có thể đăng ký học nhiều khung giờ khác nhau.
Theo ông Bạch Ngọc Chiến: “Nếu học sinh nhỡ buổi nào thì có thể vào học buổi khác thay thế. Như đi tàu, lỡ chuyến này có chuyến khác. Với công nghệ như hiện nay, lớp học có thể tổ chức ở quy mô lớn trên 500 học sinh.
Với quy mô như vậy, chi phí cho buổi học rất thấp, phù hợp cho tất cả mọi người”.
Nhờ công nghệ số mà cách tổ chức dạy học đã thay đổi hoàn toàn. Nếu trước đây muốn triển khai dạy học ở đâu thì phải có giáo viên cơ hữu vào giảng dạy nhưng giờ mô hình trường học trực tuyến thì học sinh có thể ở bất cứ đâu và giáo viên bản ngữ đang ở nước ngoài cũng có thể dạy học sinh ở Việt Nam.
“Dạy học trực tuyến không cần cơ sở vật chất hay địa điểm cụ thể nữa và chúng tôi tin đây là hướng đi tốt” – ông Bạch Ngọc Chiến nhận định về những ưu điểm của dạy học trực tuyến.
Cũng theo ông Bạch Ngọc Chiến, dạy học trực tuyến là giải pháp quan trọng nhất cho cả nền giáo dục.
Việc này, không chỉ dừng lại ở chuyện giải quyết chương trình học hiện thời mà nó mở ra cơ hội giúp mọi người tự học, tự phát triển bản thân.
Học trực tuyến đảm bảo câu chuyện chi phí, tiện lợi và tính thích ứng với hoàn cảnh vừa chống dịch vừa nâng cao năng lực bản thân.
Với người có khả năng tự học người ta chỉ cần một vài cú nhấp chuột có thể đăng ký khóa học trực tuyến trong nước, ngoài nước. Nếu chúng ta luyện được thế hệ trẻ có khả năng tự học thì học trực tuyến là cách học hữu ích.
Vị này còn cho rằng, hướng đi sắp tới chắc chắn chuyển đổi số mạnh mẽ hơn và điều quan trọng hiện nay là câu chuyện xây dựng phương pháp dạy phù hợp.
“Nhiều nơi quay bài giảng đưa lên tivi, youtube nhưng đây không phải là học trực tuyến. Mà việc học trực tuyến phải có sự tương tác của người học và người dạy.
Trong 2 năm qua giáo viên tự mày mò, thích ứng với dạy trực tuyến nhưng sau này cần phải đào tạo bài bản và cần có nền tảng chuẩn để phát triển” – ông Bạch Ngọc Chiến nêu vấn đề.
Ông Bạch Ngọc Chiến cho rằng, Việt Nam đang cần thiết có một nền tảng dạy học trực tuyến đủ mạnh cho riêng mình.
Việt Nam cần có nền tảng riêng cho dạy học trực tuyến
Một trong vấn đề mà ông Bạch Ngọc Chiến quan tâm chính là việc các nền tảng lớn về dạy trực tuyến là của người nước ngoài, thiếu nền tảng do người Việt mình làm chủ, có chất lượng tốt.
Với nguồn lực của doanh nghiệp Việt rất khó để cạnh tranh với các công ty đa quốc gia. Để có nền tảng dạy học trực tuyến cho người Việt thì các cấp có thẩm quyền về công nghệ phải hỗ trợ doanh nghiệp.
"Hiện nay, về mặt công nghệ dạy học trực tuyến của mình không bằng nước ngoài trong khi nhân lực và nguồn lực của Việt Nam có thể làm được” – ông Chiến băn khoăn.
Ông Chiến cho rằng, hiện nay nhiều công ty đều có giải pháp, nhưng tất cả chỉ là giải pháp cá nhân, riêng lẻ thiếu một cái tổng thể.
Trong lĩnh vực công nghệ thông tin thì nguồn lực tư nhân không thể nào sánh bằng nguồn lực nhà nước .
Nhà nước nhất là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Khoa học và Công nghệ cần tính toán, hỗ trợ và có chính sách nào đó cho việc tạo ra nền tảng dạy học trực tuyến ở tầm quốc gia chứ không phải là các sản phẩm dạy học trực tuyến đơn lẻ, nhỏ nhỏ.
“Nếu không có nền tảng riêng về dạy học trực tuyến chúng ta sẽ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài, câu chuyện ở đây khi dùng công nghệ nước ngoài, các dữ liệu kiểu gì nước ngoài họ cũng kiểm soát.
Những công ty đa quốc gia họ có nguồn lực quá lớn, đưa ra ưu đãi hấp dẫn nên đã bóp chết các doanh nghiệp nhỏ, khó chen chân.
Do đó, trong lĩnh vực này cần có sự hợp tác liên ngành. Hiện một số nước đang tìm cách thoát khỏi công nghệ dạy học của nước ngoài. Câu chuyện này chúng ta cần suy ngẫm để tránh bị lũng đoạn” – ông Bạch Ngọc Chiến nêu ý kiến.
Qua trao đổi với ông Bạch Ngọc Chiến có thể thấy dạy học trực tuyến đang phát triển ở tầm vóc mới, mở ra nhiều cơ hội cho người học. Nhu cầu hiện nay cần có một nền tảng dạy học trực tuyến đủ mạnh cho người Việt dùng để tự chủ.
(CLO) Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) thông báo hệ thống công nghệ thông tin KRX dự kiến sẽ được đưa vào vận hành chính thức từ ngày 5/5/2025. Để đảm bảo quá trình chuyển đổi hệ thống diễn ra an toàn, một số bộ chỉ số chứng khoán sẽ được điều chỉnh thời điểm hiệu lực sang ngày 28/4.
(CLO) Bốn dự án thành phần thuộc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021–2025 được lên kế hoạch đưa vào khai thác trong dịp lễ 30/4/2025. Tuy nhiên, khối lượng thi công còn nhiều, thời tiết bất lợi đang đặt ra thách thức lớn cho các ban quản lý dự án trong việc hoàn thành đúng tiến độ.
(CLO) Sáng 02/04/2025 (ngày 5/3 âm lịch), tại Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, UBND huyện Thạch Thất đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định ghi danh “Hội chùa Tây Phương” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời kỷ niệm 10 năm 34 pho tượng được công nhận Bảo vật quốc gia và khai hội chùa Tây Phương năm 2025.
(CLO) Công ty Cổ phần Bóng đá Chuyên nghiệp Việt Nam (VPF) quyết định mời trọng tài FIFA người Malaysia điều hành trận đấu giữa CLB Hà Nội và Đông Á Thanh Hóa tại vòng 17 LPBank V.League 2024/25, dù trận đấu này có sự hỗ trợ của công nghệ VAR.
(CLO) Chương trình “Như chưa hề có cuộc chia ly” sẽ phát sóng trở lại trên VTV1 vào lúc 20h10 ngày thứ Bảy đầu tiên của mỗi tháng, bắt đầu từ ngày 5/3 tới đây.
(CLO) Bộ Xây dựng đang dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.
(CLO) Ngày 2/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tiểu ban Tổ chức phục vụ Đại hội XIV của Đảng họp phiên thứ ba. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị.
(CLO) Ngày 2/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho biết đang xây dựng kế hoạch điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng tuyến cao tốc TP. HCM - Long Thành - Dầu Giây.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Báo chí trên mạng xã hội không chỉ là xu hướng mà đã trở thành điều tất yếu, đòi hỏi cách đưa tin ngắn gọn, trực quan và phù hợp với thói quen người dùng.
(CLO) Ngày 2/4, Israel tuyên bố mở rộng chiến dịch quân sự tại Gaza với kế hoạch chiếm giữ các khu vực rộng lớn hơn và đưa vào vùng an ninh do nước này kiểm soát.
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong tổ chức, hoạt động dạy thêm, học thêm (DTHT).
(CLO) Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định đã ban hành Văn bản số 569/SGDĐT-QLCLGD gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện, thành phố; các đơn vị trực thuộc Sở; các trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên thông báo về thời gian thi tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
(CLO) Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực năm nay có sự tham gia của 187 thí sinh đến từ các tỉnh, thành phố trên cả nước đã kết thúc và những thành viên xuất sắc nhất đã được lựa chọn đại diện cho Việt Nam.
(CLO) Một trong những thay đổi trong tuyển sinh đại học của năm 2024 so với các năm trước đây chính là sự tăng lên gần 20 nghìn thí sinh theo học các ngành STEM so với năm 2023 và được đánh giá là xu thế rất tích cực.
Hơn 5 nghìn cơ hội việc làm được gần 70 doanh nghiệp trong và ngoài nước mang tới Ngày hội việc làm Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) năm 2025, phản ánh niềm tin của các doanh nghiệp vào năng lực của sinh viên HaUI, cũng như nhu cầu cấp thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay.
Chiều 29/3, tại Trụ sở Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài - Bộ Ngoại giao, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXBGDVN) phối hợp cùng Ban Truyền hình Đối ngoại (VTV4) - Đài Truyền hình Việt Nam chính thức ra mắt chương trình truyền hình “Tiếng Việt diệu kì”, hướng tới cộng đồng trẻ em người Việt sinh sống tại nước ngoài.
(CLO) Theo Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng: “Chấm dứt dạy thêm học thêm, bây giờ không còn là dự lệnh nữa, mà phải trở thành mệnh lệnh của toàn ngành chúng ta”.
(CLO) Theo Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nguyễn Ngọc Hà, thầy cô cần ôn tập cho học sinh tăng cường liên hệ, vận dụng kiến thức, kĩ năng với thực tế, thực tiễn, đặc biệt là với những nội dung phân hóa nhằm đánh giá đúng năng lực của học sinh.
(CLO) S-Race 2025 chính thức khởi tranh tại Hà Tĩnh, mở đầu cho mùa giải mới với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên (VĐV), góp phần lan tỏa tinh thần rèn luyện thể chất và kết nối cồng đồng học đường.