(NB&CL) Chưa có năm nào Xuân về, Tết đến lại mưa thuận, gió hòa cùng thời thế đậm chất thời đại đan xen, hòa quyện đẹp đến thế.
Hãy ngắm, hãy nhìn và đưa vào ký ức của mỗi người những gì của yêu thương, trân quý về năm 2019 khép lại đồng thời tiếp thêm sức mạnh để Việt Nam hướng về phía trước, tăng tốc bền vững, hội nhập, sánh vai cùng năm châu bốn biển trong cuộc trường chinh đạt tới quốc gia hùng cường, hưng thịnh.
Sức mạnh tổng hợp để kiến tạo, Đổi Mới của Việt Nam trong năm 2019 bắt nguồn, khởi đi từ nội lực tái cơ cấu bên trong nền kinh tế và từ cơ hội rộng mở; từ các Hiệp định Thương mại thế hệ mới như Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP); Từ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và cả từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc, Mỹ - EU; từ cuộc cách mạng công nghiệp 4.0; từ Quốc gia khởi nghiệp đã đi qua 3-4 năm trời với những đột phá chiến lược mang tầm mới của dám nghĩ, dám làm với tất cả hành động chung mục đích hướng tới tương lai tốt đẹp, tương lai có hồn có vía tốt đẹp hơn, bền vững hơn, trí tuệ hơn.
Sức mạnh tổng hợp, kiến tạo của Đổi Mới hôm nay không hẳn là hô khẩu hiệu như đã có lúc nào đó, nơi này hay nơi khác của hôm qua, hôm kia. Sức mạnh tổng hợp của nước ta năm 2019 dồn tích lại, có những thứ ắp đầy rồi biến thành năng lượng mới dồi dào, hữu ích như trong sản xuất công nghiệp, phát triển hạ tầng, xây dựng nông thôn mới… vốn được tiếp sức một cách sống động, mẫn cán, hữu ích như một dòng chảy của suối nguồn cách mạng với nửa thế kỷ thực hiện Di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Trong năm qua, Đảng phất cao ngọn cờ chống tham nhũng, chống suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống, chống “tự suy thoái, tự diễn biến” với quyết tâm chính trị không có vùng cấm… tạo khí thế mới, niềm tin mới trong xã hội. Chính phủ, Quốc hội dành nhiều công sức, trí tuệ cho cải cách hành chính, luật pháp, tinh giản bộ máy, chống lợi ích nhóm… Mới đây, Chính phủ chủ trương về tam giác phát triển là: Kinh tế - Xã hội - Môi trường. Theo đó, không vì kinh tế mà bỏ qua môi trường.
Nóng bỏng là công cuộc bảo vệ chủ quyền biển đảo. Trình bày Báo cáo tình hình KT-XH năm 2019 và kế hoạch phát triển KT-XH năm 2020, tại phiên khai mạc kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, sáng 21/10, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: “Đảng, Nhà nước nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng. Chúng ta đã, đang và tiếp tục kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng nhiều biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của LHQ về Luật Biển năm 1982 và đấu tranh trên thực địa; đồng thời giữ gìn môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước”.
Rõ ràng, bằng sức mạnh trí tuệ bật lên từ không ít bức xúc của nhân dân, Chính phủ đã và đang thực sự trở thành Chính phủ kiến tạo, hành động như làn gió mới ùa về thời Quốc gia khởi nghiệp.
Nghe chăng, hỡi Việt Nam yêu dấu Tổ quốc có bao giờ đẹp như hôm nay! Năm 2020 đã hiện hữu. Đó là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016-2020; gạch nối sống động kế hoạch 5 năm tiếp 2021-2026 với những đột phá chiến lược sau khi đã qua hơn ba thập kỷ Đổi Mới, Quốc gia khởi nghiệp cùng mấy năm nếm trải dư vị cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Với Đảng, sau sinh nhật tuổi 90 (3/2) là Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội XIII là sự kiện chính trị quan trọng, mở ra thời kỳ mới của một Đảng kiểu mới, kiên trinh và sáng tạo, đã và đang làm tất cả những gì tốt đẹp nhất cho dân cho nước.
Với đất nước, mùa Thu này chúng ta trọng thể kỷ niệm 75 năm Cách mạng Tháng 8 và Quốc khánh 2/9; đánh dấu chặng đường hai phần ba thế kỷ dựng nước, giữ nước trong hạnh phúc đan xen thăng trầm của lịch sử.
Tất cả sự kiện trọng đại diễn ra trong năm không đơn thuần ôn cố tri tân. Điều quan trọng nó mở ra cho toàn dân, toàn quân, toàn Đảng tầm nhìn dài hạn với những mục tiêu sáng đẹp hơn, lung linh hơn. Đó là đến năm 2045 với cột mốc lịch sử nước CHXHCN Việt Nam tròn 100 năm tuổi.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (khóa XII); Chỉ tiêu pháp lệnh phát triển kinh tế - xã hội năm cuối thập kỷ thứ 2 thế kỷ XXI được Quốc hội công bố… là mục tiêu cao cả, tối thượng của sự nghiệp phấn đấu dân giàu, nước mạnh. Là bản tráng ca được triệu triệu người đồng tâm cất lên từ đại hợp xướng ắp đầy niềm tin và khát vọng xây đắp một Việt Nam hùng cường, một Việt Nam thịnh vượng trong thời đại Hồ Chí Minh.
(CLO) Sau nỗ lực tìm kiếm suốt ngày đêm, đến sáng 23/11, lực lượng chức năng thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế đã tìm thấy thi thể nạn nhân đầu tiên bị rơi xuống sông Hữu Trạch.
(CLO) Honda Thanks Day 2024 diễn ra từ ngày 30/11-1/12 trên phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm bao gồm không gian sắc hoa và triển lãm ảnh Hà Nội, khu vực trưng bày sản phẩm và công nghệ Honda, không gian làng nghề Thủ đô, các khu vực vui chơi cho trẻ em và gia đình…
(CLO) Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng họ phải là một siêu cường công nghệ để "nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và ứng phó với các rủi ro bên ngoài".
(CLO) Hội nghị khí hậu 2024 của Liên hợp quốc (COP29) đã phải kéo dài sang thứ Bảy, sau khi các quốc gia đang phát triển từ chối lời đề nghị trị giá 250 tỷ USD từ các nước giàu để giúp họ giải quyết tình trạng nóng lên toàn cầu.
(CLO) Di sản Văn hóa và Thiên nhiên thế giới Quần thể danh thắng Tràng An vinh dự được trao giải “Impactful destination” - “Điểm đến có ảnh hưởng” 2024.
(CLO) Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa thành lập Hội đồng thẩm định quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh nối với Trung Quốc với tổng mức đầu tư 183.856 tỷ đồng.
(CLO) Để dự án xây dựng tuyến đường bộ mới Nam Định - Lạc Quần - Đường bộ ven biển hoàn thành theo đúng mục tiêu đề ra trước ngày 1/7/2025, Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương hoàn thành giải póng mặt bằng, cũng như nốt các phần còn tồn tại trong thời gian sớm nhất.
(CLO) Tối 22/11, tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức Lễ kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh Đắk Lắk (22/11/1904 - 22/11/2024). Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình tham dự và chia vui với nhân dân tỉnh Đắk Lắk.
(CLO) Tối 22/11, trong không khí chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11) và kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, Liên hoan nghệ thuật dân gian truyền thống “Việt Nam - những sắc màu Di sản” chính thức khai mạc tại Nghệ An.
(CLO) Vào thứ Sáu (22/11), thẩm phán đã hoãn vô thời hạn vụ án gồm 34 tội danh hình sự của ông Donald Trump, vốn liên quan đến việc làm sai lệch hồ sơ kinh doanh và khoản “tiền bịt miệng” ở New York.
(CLO) Với chủ đề “Làm thế nào để những tác phẩm văn học nghệ thuật đến được với công chúng?”, buổi tọa đàm do Liên hiệp Các hội văn học nghệ thuật (VHNT) TP.HCM tổ chức đã thu hút sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, cơ quan quản lý văn hóa và nghệ sĩ.
(CLO) Dự kiến tỉnh Hà Nam có 19 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp giai đoạn 2023 - 2025. Sau sắp xếp sẽ dôi dư 143 cán bộ, công chức (cán bộ 92 người, công chức 51 người).
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.