Việt Nam đang là điểm đến sôi động của thị trường mua bán và sáp nhập

Thứ tư, 12/06/2019 08:18 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hiện nay, ngoài Indonesia, Malaysia và Trung Quốc thì Việt Nam đang được coi là điểm đến khá sôi động của thị trường mua bán và sáp nhập (M&A). Bên cạnh các nhà đầu tư Hàn Quốc, các nhà đầu tư Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư tích cực nhất tại thị trường Việt Nam

Việt Nam đang được coi là điểm đến đầy hấp dẫn đối với thị trường mua bán và sáp nhập (Ảnh minh họa)

Việt Nam đang được coi là điểm đến đầy hấp dẫn đối với thị trường mua bán và sáp nhập (Ảnh minh họa)

Báo cáo M&A châu Á Thái Bình Dương 2019 cho thấy, triển vọng chung cho nền kinh tế Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tích cực trong năm 2019. Theo đó, Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn ở Đông Nam Á, nhờ kinh tế tăng trưởng cao, thị trường tiêu dùng rộng lớn và mở rộng, vị thế là một trung tâm sản xuất được củng cố..

Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài cho thấy, các nhà đầu tư Nhật Bản đã thực hiện 585 giao dịch góp vốn và mua cổ phần và có tới 430 dự án đầu tư vào năm 2018. Các thương vụ M&A năm 2018 vẫn tập trung chủ yếu vào lĩnh vực marketing. Số lượng các vụ thâu tóm và sáp nhập doanh nghiệp trong ngành marketing đạt 33 tỷ USD trong năm 2018, mức tăng ghi nhận đạt 144% so với năm trước đó.

Đáng chú ý là sự gia tăng đầu tư vào hoạt động M&A lĩnh vực marketting của các công ty công nghệ, tiêu biểu là Salesforce và Alibaba dành ra khoảng 7,8 tỷ USD - mức chi tiêu ấn tượng so với năm 2017. Trong đó, Alibaba bỏ ra 1,43 tỷ USD để mua 6,62% cổ phần tại Công ty Focus Media để thử nghiệm mô hình marketing số kiểu mới.

Lý giải về xu hướng của hoạt động M&A này, theo báo cáo mua bán và sáp nhập châu Á Thái Bình Dương 2019, các nhà đầu tư nước ngoài mua lại một doanh nghiệp hiện có ở Việt Nam là một con đường nhanh hơn để tiếp thị trường Việt Nam so với việc thành lập một dự án từ đầu tư. Điều này đã được thúc đẩy bởi hoạt động cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, Việt Nam cũng đã cải thiện hành lang pháp lý bằng việc sửa đổi Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, và tăng tự do hóa. Đồng thời giúp các quỹ, các nhà đầu tư dễ dàng tham gia vào hoạt động đầu tư và tăng quyền sở hữu trong nhiều lĩnh vực.

Cũng liên quan đến hoạt động M&A, bên cạnh các nhà đầu tư Hàn Quốc, các nhà đầu tư Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư tích cực nhất tại thị trường Việt Nam. Trong đó, có thể kể đến như Công ty sản xuất thương mại Mitsui & Co đã thỏa thuận với Công ty Cổ phần Thủy sản Minh Phú để mua 35,1% vốn chủ sở hữu của Minh Phú. Trong khi đó, Công ty TNHH Dược phẩm Taisho đã chi thêm 3,4 nghìn tỷ đồng (tương đương 147,8 triệu USD) để mua gần 67% Công ty Cổ phần Dược phẩm DHG.

Ngọc Hà

Tin khác

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

(CLO) NHNN cũng kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ công tác đấu thầu.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

(CLO) Đây là lần bơm ròng tiền mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây của Ngân hàng Nhà nước vào thanh khoản hệ thống với 24.200 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
Hoàng Anh Gia Lai (HAG): Con gái Bầu Đức muốn mua 2 triệu cổ phiếu HAG

Hoàng Anh Gia Lai (HAG): Con gái Bầu Đức muốn mua 2 triệu cổ phiếu HAG

(CLO) Cổ phiếu Hoàng Anh Gia Lai vừa mất giá 8% trong 1 tuần, con gái Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức liền đăng ký mua vào thêm 2 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản phục hồi chậm

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp và bất động sản phục hồi chậm

(CLO) Thị trường tài chính trong năm 2024 vẫn còn một số vấn đề cần quan tâm như: nợ xấu còn gia tăng trong nửa đầu năm, thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) và bất động sản phục hồi chậm và cần thời gian để chuyển biến rõ nét hơn. 

Tài chính - Bảo hiểm