Việt Nam đang thiếu lao động có trình độ, kỹ năng tay nghề cao

Thứ tư, 17/11/2021 13:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, tỷ lệ lao động tại Việt Nam chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao

Sáng 17/11, tại Hà Nội, Ban Kinh tế Trung ương đã tổ chức hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045". Hội thảo nằm trong chuỗi các sự kiện chuyên đề của Diễn đàn cấp cao thường niên  lần thứ 3 về công nghiệp 4.0.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp

Tại buổi Hội thảo, ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong cung - cầu của thị trường lao động.

viet nam dang thieu lao dong co trinh do ky nang tay nghe cao hinh 1

Hội thảo chuyên đề "Chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn tới năm 2045".

Đối với nền kinh tế vẫn dựa nhiều vào các ngành sử dụng lao động giá rẻ và khai thác tài nguyên thiên nhiên, trình độ của người lao động còn hạn chế như ở nước ta thì chuyển đổi lao động và phát triển nguồn nhân lực số trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa là cơ hội để thúc đẩy phát triển, đồng thời là một trong những thách thức lớn nhất hiện nay.

Theo ông An, trong những năm qua, nhờ vào các chương trình bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, chất lượng nhân lực của Việt Nam đã được tăng cường.

Lực lượng lao động cả nước tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên 56,2 triệu người năm 2020. Tỷ lệ lao động qua đào tạo từ 40% năm 2010 tăng lên khoảng 65% năm 2020. 

Nhân lực chất lượng cao tăng đáng kể, trong đó có một số ngành đạt trình độ khu vực và quốc tế như y tế, cơ khí, công nghệ, xây dựng. Tuy nhiên, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

viet nam dang thieu lao dong co trinh do ky nang tay nghe cao hinh 2

Ông Đỗ Ngọc An, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương.

Cụ thể, ở bình diện quốc gia, Việt Nam mới đưa ra chiến lược, quy hoạch phát triển nhân lực Việt Nam nói chung, chưa có chiến lược, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo còn lớn, chất lượng đào tạo thấp, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, thiếu lao động có trình độ, năng lực, kỹ năng tay nghề cao, thừa lao động thủ công, không qua đào tạo; việc xây dựng đội ngũ, đào tạo bồi dưỡng và sử dụng cán bộ lãnh đạo, quản lý, quản trị doanh nghiệp có phẩm chất và bản lĩnh, có trình độ năng lực và chất lượng còn nhiều bất cập; thiếu đội ngũ chuyên gia trong các ngành kinh tế, kỹ thuật và công nhân lành nghề. 

“Sự kém phát triển, thiếu hụt nguồn nhân lực có chất lượng cao đang trở thành trở ngại lớn cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế”, ông An nói.

Đào tạo trọng điểm nguồn nhân lực chất lượng cao

Trong khi đó, ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, sự tiến bộ về công nghệ hiện nay đã làm biến đổi mọi yêu cầu, mọi phương pháp tiếp cận giáo dục và phát triển nhân lực. Chuyển đổi số cũng phải có thay đổi tất yếu và hơn bao giờ hết, Việt Nam cần có sự thay đổi mạnh về cơ cấu, chất lượng, loại hình lao động, đặc biệt nguồn nhân lực số cần ưu tiên đầu tư để phát triển. 

Bên cạnh đó, nhân lực chất lượng cao cũng cần có những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ số.

viet nam dang thieu lao dong co trinh do ky nang tay nghe cao hinh 3

Ông Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT.

Lãnh đạo Bộ GD-ĐT chia sẻ thêm, để thích ứng và bắt kịp với thời đại số, ngành giáo dục sẽ thay đổi trong quá trình phát triển nguồn nhân lực, ngành xác định đây là trọng tâm và chiến lược quan trọng để thúc đẩy đào tạo nguồn nhân lực, thúc đẩy chuyển đổi số trong giáo dục.

“Chuyển đổi lao động phát triển nguồn nhân lực số là yêu cầu tất yếu, Bộ GD-ĐT rất muốn lắng nghe các ý kiến từ các bên để có giải pháp, có chiến lược phát triển, có đề án để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao”, ông Hoàng Minh Sơn mong muốn và thông tin thêm, Bộ GD-ĐT sẽ tiếp tục đổi mới tổ chức đào tạo, chất lượng đào tạo, đẩy mạnh kết nối cung cầu trong đào tạo.

PGS.TS Vũ Hải Quân, Giám đốc Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết, hiện nay có 3 thách thức lớn khi thực hiện chuyển đổi số và đào tạo nguồn nhân lực: tốc độ thay đổi công nghệ, lần này thay đổi theo số mũ, không còn theo tuyến tính như trước; xuất hiện hình thức giao tiếp mới với sự trợ giúp của công nghệ tiên tiến, như công nghệ 5G, giao tiếp mạng xã hội; xuất hiện câu hỏi mới như ảnh hưởng của con người trong quá trình phát triển công nghệ.

Những thách thức trên làm xuất hiện 5 vấn đề cần quan tâm: sự biến động của nghề nghiệp và vai trò của đại học; xác định đâu là kiến thức tối thiểu trong thế kỷ 21; liệu con người có đảo ngược được các quyết định của máy tính; sáng tạo và nuôi dưỡng sự sáng tạo; hành xử về những chuẩn mực về đạo đức, liệu máy tính có hiểu được không?

ông Vũ Hải Quân cũng đề xuất mô hình hợp tác, trong đó có 6 thành phần để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực công nghệ số trong tình hình mới: đào tạo, nghiên cứu, trung tâm khởi nghiệp, trung tâm thử nghiệm, trung tâm dữ liệu, kiểm định và đánh giá.

Định Trần

Tin khác

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

Nam Định: Cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án FDI sản xuất vải lưới, đế giày có tổng vốn đầu tư 40 triệu USD

(CLO) Ban Quản lý các Khu công nghiệp (KCN) tỉnh Nam Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án nhà máy may XIELONG Việt Nam tại KCN Dệt may Rạng Đông (Nghĩa Hưng).

Kinh tế vĩ mô
Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

Tỉnh Bắc Ninh và Nam Ninh (Trung Quốc) ký kết tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại và kết nối

(CLO) Chiều 17/4, tại tỉnh Bắc Ninh, đại diện Thành phố Nam Ninh, Trung Quốc đã ký kết Bản ghi nhớ về tăng cường giao lưu kinh tế, thương mại với tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô
Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

Nam Định: Triển khai kế hoạch xây dựng 3 khu công nghiệp mới

(CLO) 3 khu công nghiệp (KCN) gồm: Hải Long, Nam Hồng và Minh Châu nằm trong số 6 KCN mới được UBND tỉnh Nam Định đồng ý chủ trương cho lập quy hoạch và nằm trong số 10 KCN phát triển thêm theo Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kinh tế vĩ mô
Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

Đề xuất cấp khí LNG cho các doanh nghiệp và Nhà máy nhiệt điện LNG Thái Bình

(CLO) Đây là một trong những nội dung được lãnh đạo Tổng Công ty Khí Việt Nam – CTCP (PV GAS) báo cáo đề xuất việc nghiên cứu, khảo sát đầu tư xây dựng dự án cung cấp khí LNG với tỉnh Thái Bình.

Kinh tế vĩ mô