Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền: Vì sao người Việt lại yêu thích mì gói đến vậy?

Thứ bảy, 28/08/2021 10:13 AM - 0 Trả lời

(CLO) Tuy bị cho là không tốt với sức khỏe nhưng mì ăn liền vẫn được nhiều gia đình quen dùng, thậm chí, khoảng 4-5 năm trở lại đây mức độ tiêu thụ mì gói tại thị trường Việt vẫn có mức tăng đột biến và được dự báo sẽ tiếp tục tăng. Lý do gì khiến người Việt lại yêu mì gói đến vậy?

viet nam dung thu 3 the gioi ve tieu thu mi an lien vi sao nguoi viet lai yeu thich mi goi den vay hinh 1

Việt Nam đã tiêu thụ khoảng 7,03 tỷ gói mì ăn liền, đứng thứ 3 sau Trung Quốc/Hong Kong và Indonesia. Ảnh minh họa

Đứng thứ 3 thế giới về tiêu thụ mì ăn liền

Thống kê của Hiệp hội Mì ăn liền Thế giới (WINA), trong năm 2020, người Việt đã tiêu thụ trên 7 tỷ gói mì ăn liền.

Thị trường châu Á có sức tiêu thụ lớn nhất, đặc biệt là khu vực Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) chiếm 56,45% tổng tiêu thụ toàn cầu năm 2020; thứ hai là Đông Nam Á với 5 thị trường tiêu thụ chính gồm Indonesia, Việt Nam, Philippines, Thái Lan và Malaysia, chiếm 25,24%.

Trung Quốc tuy có nhu cầu về mì ăn liền cao nhất thế giới, nhưng tốc độ tăng trưởng về tiêu thụ không cao như Việt Nam.

Tại Việt Nam, khi thực hiện các đợt giãn cách xã hội, báo cáo của Bộ Công Thương cũng thường xuyên ghi nhận thiếu hụt tạm thời mì ăn liền. Bởi vì đây là mặt hàng được người dân mua với số lượng lớn, một số nơi còn ít hàng do chưa kịp phân phối, giá cả không thay đổi.

Riêng mặt hàng mì Hảo Hảo tại một số địa phương đôi khi có khan hiếm do nhu cầu của người dân lớn, các cơ sở kinh doanh chưa kịp nhập hàng.

Theo WINA, nhu cầu mì ăn liền của Việt Nam đang đứng thứ 3 thế giới với lượng tiêu thụ năm 2020 tăng 29,47% so với năm 2019.

Trong các nước khối ASEAN, Philippines cũng có tỷ lệ tăng trưởng về nhu cầu mặt hàng mì gói, mì cốc khá cao, đạt 16,1% vào năm 2020. Nguyên nhân bởi Philippines là quốc gia chịu nhiều thiên tai nên hầu hết người dân có xu hướng tiết kiệm tiền cho tương lai, luôn dự trữ thực phẩm có thể dễ dàng nấu chín phòng trừ trong thời gian xảy ra thiên tai. Do vậy, mì ăn liền chính là một lựa chọn tối ưu.

Theo khảo sát mới nhất của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen Việt Nam, tỷ lệ tiêu thụ mì ăn liền trong bối cảnh dịch bệnh gia tăng 67%. Thống kê hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mì ăn liền tại Việt Nam. Nhưng không chỉ có các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam, nhiều thương hiệu quốc tế khác cũng đang thâm nhập vào thị trường nội địa, tận dụng ưu đãi về thuế suất nhập khẩu từ các Hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia, cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước.

Tuy nhiên, điều này khiến thị trường Việt Nam rất phong phú, đem lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng cả về chủng loại và giá cả mặt hàng.

Vì sao người Việt thích ăn mì gói?

Đối với nhiều người, mì gói là món ăn quen thuộc do giá thành cũng khá thấp. Một gói mì chỉ mất từ 4000 - 5000 đồng trong khi một bát bún giá rẻ cũng phải mất 20.000 đồng, phở phải trên 30000 đồng/bát, xôi thì không ai bán 5000 đồng.

Nhiều bạn đọc chia sẻ biết rằng mì ăn liền ăn nhiều không tốt, nhưng không ăn thì đói. Nhiều người cho biết họ buộc phải ăn mì gói thường xuyên cho bữa sáng và bữa tối vì giá rẻ.

"Mì gói 4.000 đồng, rẻ hơn xôi, mỗi bữa sáng tôi ăn đỡ được 3.000 đồng. Tối đi làm tăng ca về, tôi mệt quá, không nấu cơm nổi, ra ngoài ăn thì mắc quá, cũng phải ăn mì", chị Linh, công nhân tại một xí nghiệp may ở qun Hoàng Mai (Hà Nội) chia sẻ. 

 Chế biến mì ăn liền cũng đơn giản nhanh gọn. Chỉ cần cho các gói gia vị, hành mỡ đi kèm rồi đổ nước nóng vào và chờ 3 phút là bạn đã có ngay một bát mì nóng hổi, vừa thổi vừa ăn rồi. 

 Mì ăn liền là món ăn thường ngày của nhiều đối tượng, đặc biệt là sinh viên và người lao động. Với sinh viên, mỳ gói gắn liền với nhiều kỉ niệm của tuổi trẻ. Mì tôm chanh có lẽ là món ăn nổi tiếng của hầu hết các căng tin trường đại học.

Mỗi giờ nghỉ giải lao, quầy ăn nhà trường tấp nập sinh viên xì xụp ăn vội tô mì, nạp năng lượng cho tiết học tiếp theo. Đặc biệt vào những ngày đông giá rét được thưởng thức một bát mì bốc khói nghi ngút thì không còn gì bằng.

Còn đối với những người lao động nghèo, so với xuất cơm bụi 20.000 đồng thì một bát mì tôm chống đói rẻ bằng 1/10 được xem là giải pháp chống đói hiệu quả và tiết kiệm hơn hẳn. 

Không khó khăn để chúng ta mua một gói mì ăn liền. Mì gói có bán ở tất cả mọi nơi, từ nông thôn đến thành thị, từ những quầy tạp hóa nhỏ lẻ đến các trung tâm thương mại, siêu thị lớn.

Trong các siêu thị lúc nào cũng có một quầy hàng lớn bày đủ mọi loại mì ăn liền, từ những gói mì sản xuất trong nước có giả chỉ 3000 đồng/gói cho đến các loại mì nhập khẩu khoảng 30.000 đồng/gói. 

Hiện nay những quảng cáo mì gói có tần suất khá dày đặc trên truyền hình. Quảng cáo chủ yếu nhằm vào thị giác của khách hàng bằng những tô mì vàng sóng sánh với tôm, thịt, rau củ hài hòa màu sắc, chỉ nhìn cũng khiến người ta muốn ăn.

Đối tượng nhắm tới của các quảng cáo không còn tập trung vào các bà nội chợ mà đang dần chuyển hướng sang trẻ em. Quảng cáo mì ăn liền nào cũng có ít nhất một đứa trẻ đang ăn mì.

Điều này gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với trẻ nhỏ, bởi mì tôm thực chất không chứa những chất dinh dưỡng cần thiết đối với cơ thể và ăn nhiều mì gói tạo ra nguy cơ mắc một số bệnh. 

Tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa những loại mì mới cũng thường xuyên được trưng bày, quảng cáo ở những chỗ dễ thấy khiến người tiêu dùng tò mò muốn mua về ăn thử.

Các nhãn hàng mì ăn liền cũng thường xuyên thúc đẩy lượng mua sắm của khách hàng bằng chính sách khuyến mại như mua 5, mua 10 tặng 1, mua cả thùng mì được giảm giá so với mua lẻ...

Ngoài ra, nhà sản xuất cũng cho ra đời từng dòng sản phẩm phù hợp với từng phân khúc thị trường, từ những người có thu nhập thấp đến những người khá giả đều có thể dễ dàng tìm thấy loại mì ăn liền phù hợp với túi tiền của mình. 

viet nam dung thu 3 the gioi ve tieu thu mi an lien vi sao nguoi viet lai yeu thich mi goi den vay hinh 2

Quảng cáo mì gói có tần suất khá dày đặc trên truyền hình. Ảnh: TL

Tác hại khôn lường nếu lạm dụng

Không thể phủ nhận rằng, mì ăn liền giúp cuộc sống của chúng ta trở nên tiện lợi hơn rất nhiều. Tuy nhiên, nó cũng ẩn chứa không ít tác hại đến sức khỏe con người.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trong thành phần mì ăn liền chủ yếu là bột và rất nhiều chất béo bão hòa, nhất là chất béo chuyển hóa (transfat) do được tạo ra khi chiên trong các loại dầu ăn rồi sấy khô.

Tác hại của mì ăn liền chủ yếu ở chất béo transfat, ăn nhiều nguy cơ gây các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, cao huyết áp, rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Đặc biệt, ‘chất béo này gây rối loạn chuyển hóa có khả năng gây ung thư', bác sĩ Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm tư vấn Dinh dưỡng - Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cho biết.

Thêm vào đó, bác sĩ Hải cũng khuyến cáo, mì ăn liền rất mặn, sự dư thừa muối do ăn nhiều cũng dễ nguy cơ cao huyết áp, tim mạch. Ngoài ra, có thể tổn thương chức năng thận và dễ tạo sỏi thận.

Sở dĩ mì ăn liền ngon, theo đánh giá của các chuyên gia là nhờ cho nhiều các gói gia vị, bột nêm đi kèm.

Trong các gia vị này thường có chất phosphate, nếu lạm dụng sẽ dễ bị loãng xương. Hơn nữa, thành phần của các gói gia vị mì có chất giúp ăn ngon miệng, tạo vị giác ngon.

Nhưng có một số ít người có thể bị dị ứng gây triệu chứng như mệt mỏi, nhức đầu, hồi hộp, tê nhức chân tay sau khi ăn.

'Mì tiện lợi, giá rẻ, ngon. Ai ăn cũng thấy ngon. Bản thân tôi cũng thích nhưng vì sức khỏe phải hạn chế', bác sĩ Hải tâm sự.

Sử dụng mì ăn liền thế nào an toàn?

Bác sĩ cho rằng, người tiêu dùng Việt nên ăn mì ăn liền với tốc độ vừa phải, 1 tuần ăn một vài gói thì không sao, ăn nhiều hơn sẽ không tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người tiêu dùng 1 tuần chỉ nên ăn một vài gói mì ăn liền, không nên lạm dụng. Việc ăn mì ăn liền ngày qua ngày dẫn đến có nguy cơ bị ung thư cao, nhất là ung thư hệ tiêu hóa do thiếu chất xơ và rau xanh.

Khi ăn cần bỏ bớt gia vị, nhất là không nên dùng gói mỡ kèm theo bên trong sản phẩm, vì gói mỡ đó có mùi khét, 'chất béo không tốt' này dễ gây nên thừa cân, béo phì, béo bụng, bệnh tim mạch.

Và chỉ nên ăn sợi mì và hạn chế uống nước. Vì thực tế rằng lượng muối trong mì vượt quá ngưỡng cho phép gây hại cho cơ thể. Nếu muốn ăn cả sợi lẫn nước mì, bạn chỉ nên để khoảng 1/3 lượng muối trong gói mì.

Đặc biệt, với mỗi bữa ăn mì ăn liền, người tiêu dùng nên thêm cải xanh, cải cúc, giá đỗ, dưa leo..., nếu có điều kiện thì thêm quả trứng, vài lát thịt để làm cho bữa ăn đa dạng và cân bằng hơn.

Thủy Tiên

Tin khác

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

Ca sinh hy hữu: Sản phụ đẻ trên biển

(CLO) Bé trai kháu khỉnh được chào đời trong trường hợp hết sức đặc biệt và rất may mắn khi đang trên thuyền di chuyển từ đảo Quan Lạn về đất liền.

Sức khỏe
Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

Uống thuốc nam không rõ nguồn gốc hai nam bệnh nhân suy gan phải nhập viện

(CLO) Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân nam bị suy gan do liên quan đến uống thuốc nam không rõ nguồn gốc.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

TP HCM: Phát hiện một cơ sở thẩm mỹ đổi tên để 'né' xử phạt vi phạm hành chính

(CLO) Sau khi kiểm tra, Sở Y tế TP HCM phát hiện cơ sở treo biển phòng khám chuyên khoa Da liễu An Nhi đang hoạt động trái phép. Đáng nói phòng khám này có chung chủ với các đơn vị kinh doanh đã bị xử phạt trước đó tại cùng địa chỉ.

Sức khỏe
TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

TP HCM: Phát hiện 'viện tế bào gốc' núp bóng phòng khám đa khoa hoạt động trái phép

(CLO) Sở Y tế TP HCM vừa phát hiện và xử lý cơ sở mang tên “Viện nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tế bào gốc Việt Nam” hoạt động không phép, núp bóng một phòng khám đa khoa.

Sức khỏe
Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

Y tế phường cứu thành công một trẻ đuối nước

(CLO) Nạn nhân khi đến trạm y tế phường đã trong tình trạng bất động, lay gọi không biết, toàn thân lạnh, da tái nhợt, mạch cảnh không bắt được.

Sức khỏe