Việt Nam – Romania: Phải có tăng trưởng đột biến trong quan hệ hợp tác nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư

Thứ hai, 15/04/2019 18:43 PM - 0 Trả lời

(CLO) Chiều 15/4 (giờ Việt Nam) tại thủ đô Bucharest, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam – Romania với sự tham dự của hàng trăm doanh nghiệp, nhà đầu tư hai nước, trong đó có khoảng 80 doanh nghiệp Romania.

Phát biểu tại Diễn đàn, các nhà Lãnh đạo, quản lý và doanh nghiệp Romania bày tỏ vui mừng được tham dự Diễn đàn doanh nghiệp quy mô lớn giữa doanh nghiệp hai nước với sự hiện diện của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; cho rằng đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp hai nước tiếp cận, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, qua đó đóng góp vào việc thúc đẩy hợp tác hai nước Việt Nam - Romania ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Romania. Ảnh VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam- Romania. Ảnh VGP

Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Romania, ông Stefan-Radu Oprea nhất trí cho rằng, trao đổi kinh tế giữa hai nước chưa đạt kết quả như hai bên mong muốn. Con số kim ngạch thương mại song phương 218 triệu USD chưa phải là thành quả lớn. Do đó, qua Diễn đàn hôm nay, ông kỳ vọng, “chúng ta có thể phát triển hợp tác tốt hơn nữa”.

Ông khẳng định, Romania, với vai trò Chủ tịch luân phiên EU 6 tháng đầu năm 2019, rất ủng hộ Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và EU (EVFTA). Hiệp định sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hai nước thúc đẩy hợp tác với nhau, góp phần làm tăng kim ngạch thương mại. Ông cho biết, Romania đang có nhu cầu về nguồn nhân lực có trình độ và hai bên có thể hợp tác trong lĩnh vực này.

Theo Phó Thủ tướng Romania, ông Viorel Stefan, EVFTA sẽ mở ra hướng đi mới cho EU cũng như Romania. Các doanh nghiệp có mặt tại Diễn đàn hôm nay sẽ là những người được hưởng lợi từ Hiệp định này.

Nền kinh tế Romania phát triển chủ yếu dựa vào công nghệ và mong muốn đưa hợp tác lĩnh vực công nghệ phát triển hơn nữa.

Thủ tướng cũng thông tin đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư về kết quả tốt đẹp của cuộc hội đàm giữa hai Thủ tướng Việt Nam và Romania, mở ra nhiều cơ hội hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư toàn diện giữa hai nước.

Thủ tướng cho rằng, trải qua gần 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, Việt Nam và Romania đã không ngừng vun đắp, phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt. Tuy nhiên, mặc dù kim ngạch xuất nhập khẩu đã không ngừng tăng và đạt con số 218 triệu USD năm 2018 nhưng vẫn quá thấp so với tiềm năng hai nước. Thủ tướng nhấn mạnh bên cạnh việc Nhà nước ngày cảng cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, các doanh nghiệp cũng phải luôn phải nỗ lực, không ngừng nâng cao quy mô, phương thức, cách làm mới, hiệu quả hơn.

Với việc Việt Nam đã tham gia 12 Hiệp định thương mại tự do và sắp tới là EVFTA, là cơ hội tốt cho doanh nghiệp hai bên thúc đẩy hợp tác, Thủ tướng nhận xét, quy mô hợp tác hai nước vẫn còn nhỏ bé, vì vậy, Phòng Thương mại công nghiệp hai nước cần nỗ lực thúc đẩy hợp tác giữa doanh nghiệp hai bên với quy mô lớn hơn.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Viorel Stefan, Phó Thủ tướng Romania chứng kiến Lễ kết và trao các văn bản hợp tác giữa 2 nước tại diễn đàn. Ảnh VGP

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và ông Viorel Stefan, Phó Thủ tướng Romania chứng kiến Lễ kết và trao các văn bản hợp tác giữa 2 nước tại diễn đàn. Ảnh VGP

“Phải có tăng trưởng đột biến trong quan hệ hợp tác Việt Nam– Romania, nhất là về kinh tế, thương mại, đầu tư”, Thủ tướng nhấn mạnh và nêu rõ những lợi thế của Việt Nam hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài đó là: Môi trường chính trị xã hội ổn định. Theo nhận xét của các tổ chức quốc tế, chỉ số cạnh tranh toàn cầu, chỉ số đổi mới sáng tạo của Việt Nam cũng liên tục tăng lên. Đặc biệt, Việt Nam có gần 100 triệu người dân và đang phấn đấu đạt mục tiêu 50 triệu khách du lịch. Đây thực sự là một thị trường rộng lớn và hấp dẫn các nhà đầu tư Romania.

Thủ tướng mong muốn các doanh nghiệp Romani cần tích cực thúc đẩy việc ký kết, phê chuẩn EVFTA, qua đó, tạo ra cơ hội rộng mở hơn cho hợp tác hai nước trên mọi lĩnh vực. “Các bạn cần hành động, sáp vào nhau để thúc đẩy hợp tác hai nước”, Thủ tướng nói và cho biết, không chỉ mở rộng quy mô hợp tác, mà doanh nghiệp hai bên cũng cần đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ bởi đây cũng là thế mạnh của Romania. Ngoài ra, hai bên cũng có thể nghiên cứu thiết lập đường bay thẳng; xúc tiến nhập khẩu lẫn nhau các mặt hàng nông sản chất lượng cao, dược phẩm...

Nhất trí với ý kiến của Phó Thủ tướng Romania, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, không chỉ lĩnh vực hợp tác, quy mô hợp tác mà điều quan trọng là công nghiệp trong hợp tác để phát triển nhanh, bền vững.

PV

Tin khác

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

Kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản

(CLO) Kế hoạch thực hiện Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ tiến hành kiểm soát chặt chẽ hoạt động thăm dò, khai thác tuân thủ chính sách pháp luật về khoáng sản và môi trường, đảm bảo an toàn lao động. 

Tin tức
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái chỉ đạo rà soát việc gia tăng nhập khẩu thép cán nóng

(CLO) Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái giao Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan rà soát, nắm tình hình gia tăng nhập khẩu thép cán nóng thời gian vừa qua để chủ động thực hiện biện pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả theo thẩm quyền và quy định pháp luật.

Tin tức
Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

Chính phủ thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số

(CLO) Phiên họp lần thứ 8 của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì sẽ tập trung đánh giá tình hình chuyển đổi số, phát triển kinh tế số từ đầu năm tới nay và thảo luận về các nhiệm vụ trọng tâm chuyển đổi số, phát triển kinh tế số thời gian tới.

Tin tức
Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

Chủ tịch Quốc hội: Kinh tế báo chí rất khó khăn khi quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển

(CLO) Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, kinh tế báo chí rất khó khăn trong điều kiện quảng cáo trên nền tảng trực tuyến rất phát triển như hiện nay. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan nên nghiên cứu chính sách để đưa vào dự án Luật thuế giá trị gia tăng (sửa đổi).

Tin tức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32

(CLO) Chiều 23/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bế mạc phiên họp thứ 32 sau 4,5 ngày làm việc.

Tin tức