Việt Nam xếp thứ 46 trong số 166 quốc gia về chỉ số phát triển bền vững

Thứ năm, 21/10/2021 13:48 PM - 0 Trả lời

(CLO) Sáng 21/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) quốc gia năm 2020.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Báo cáo SDGs quốc gia năm 2020 được xây dựng để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs của Việt Nam trong giai đoạn 5 năm vừa qua và dự báo khả năng hoàn thành các mục tiêu đến năm 2030. 

Về tiến độ thực hiện các mục tiêu SDGs, theo ông Lê Việt Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Giáo dục, Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam có khả năng đạt được 5 trong số 17 mục tiêu SDGs đến năm 2030, bao gồm: mục tiêu về xóa nghèo, xóa đói, mục tiêu về giáo dục có chất lượng, mục tiêu về các hành động bảo vệ khí hậu, mục tiêu về quan hệ đối tác toàn cầu.

viet nam xep thu 46 trong so 166 quoc gia ve chi so phat trien ben vung hinh 1

Việt Nam xếp thứ 46 trong số 166 quốc gia về chỉ số phát triển bền vững.

Tuy nhiên, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức để đạt được 12 mục tiêu còn lại, đặc biệt là mục tiêu về sản xuất và tiêu dùng bền vững và mục tiêu về bảo tồn và sử dụng bền vững đại dương, biển và nguồn lợi biển. 

Ông Lê Việt Anh nhấn mạnh, việc dự báo mức độ đạt được các mục tiêu vào năm 2030 dựa trên số liệu thống kê chính thức đến hết năm 2019, tức là trước khi xảy ra đại dịch COVID-19. 

Dịch COVID-19 vẫn tiếp tục gây ra những tác động nặng nề đối với phát triển kinh tế-xã hội và có thể làm đảo lộn các thành quả đã đạt được trong thời gian vừa qua và thay đổi mọi dự báo. 

Để duy trì thành quả đã đạt được, trong thời gian tới Việt Nam cần nỗ lực, biến thách thức thành hành động và cơ hội, tiếp tục huy động sự tham gia của các bên liên quan một cách tích cực và hiệu quả hơn để quyết tâm đạt được các mục tiêu SDGs vào năm 2030.

Đại diện các bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế, đại sứ quán và các cơ quan Liên hợp quốc, các chuyên gia đã đánh giá cao nỗ lực của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để xây dựng Báo cáo SDGs quốc gia năm 2020. 

Báo cáo sẽ là căn cứ quan trọng để các bộ, ngành và địa phương định hướng phương thức hành động. Đồng thời, là cơ sở để các đối tác phát triển đưa ra các định hướng chiến lược nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện các mục tiêu SDGs trong thời gian tới đây.

Theo ông Michael Siegner, Trưởng đại diện, Viện Hanns Seidel tại Việt Nam, Báo cáo SDGs quốc gia 2020 được soạn thảo trong bối cảnh có nhiều thách thức trong quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia. Đại dịch không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của của dân số toàn cầu và cũng đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện của chương trình phát triển bền vững. 

Ông Michael Siegner hy vọng rằng, báo cáo ra mắt sẽ cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận về các cách thức trong quá trình phục hồi sau đại dịch. Việt Nam đã nỗ lực trong việc thu hẹp khoảng cách và hướng tới các mục tiêu năm 2030. Việt Nam cũng tiến bộ đều đặn trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển bền vững. 

Trong năm 2020, Việt Nam xếp thứ 46 trong số 166 quốc gia về chỉ số phát triển bền vững. Đại dịch COVID-19 gây thêm trở ngại cho việc thực hiện SDGs, làm giảm tốc độ tiến độ và làm trầm trọng thêm các thách thức đối với các mục tiêu.

Năm 2020, dịch cũng ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của mục tiêu xóa nghèo, xóa đói, bảo đảm cuộc sống khỏe mạnh và tăng cường phúc lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi; mục tiêu giáo dục chất lượng, bình đẳng giới, cũng như mục tiêu tăng trưởng kinh tế và việc làm tốt, bất bình đẳng xã hội. Bên cạnh đó, các mục tiêu cũng sẽ chịu tác động của COVID-19 về lâu dài. 

Ông Michael Siegner cho rằng, nỗ lực của Việt Nam trong 10 năm tới sẽ phải tăng lên gấp bội để đưa đất nước trở lại đúng hướng, nhằm đạt các mục tiêu vào năm 2030.

Nguyệt Hồ

Bình Luận

Tin khác

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

Tỉnh Thái Bình tìm kiếm cơ hội hợp tác đầu tư tại Đức

(CLO) Từ ngày 25/3 - 28/3, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Thận làm trưởng đoàn đã có chuỗi hoạt động xúc tiến đầu tư tại thành phố Hannover, Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức.

Kinh tế vĩ mô
Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

Tại Việt Nam, từ Trung ương tới địa phương đang “xây tổ đón đại bàng”

(CLO) Không chỉ Trung ương, nhiều địa phương thực hiện chiến lược “xây tổ đón đại bàng”, điều này đã và đang tạo ưu thế đưa Việt Nam trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới. 

Kinh tế vĩ mô
Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia đề xuất đầu tư phát triển dự án nông nghiệp công nghệ cao tại Nam Định

(CLO) Ngày 27/3, Bí thư Tỉnh ủy Nam Định Phạm Gia Túc đã có buổi làm việc với Đoàn công tác của Công ty Công nghệ sinh học Phú Gia (Đài Loan, Trung Quốc) về đề xuất đầu tư dự án sản xuất nông nghiệp công nghệ cao gắn với du lịch sinh thái tại địa bàn huyện Nam Trực.

Kinh tế vĩ mô
Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

Khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1

(CLO) Sáng 27/3, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam tổ chức cuộc họp khởi động Sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản trong kỷ nguyên mới, giai đoạn 1.

Kinh tế vĩ mô
Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư FDI mới vào Việt Nam

(CLO) Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm 27,8%). Trong khi đó, Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 23%).

Kinh tế vĩ mô