Vietcombank: Bứt phá mạnh mẽ, khẳng định vị thế vững chắc

Thứ năm, 18/07/2019 09:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Với những thành quả đã đạt được trong năm 2018 cùng kết quả hoạt động khả quan sau 6 tháng đầu năm 2019, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đang củng cố nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển và bứt phá mạnh mẽ nhằm khẳng định vị thế vững chắc tại khu vực và vươn tầm quốc tế.

Sự kiện: Vietcombank

Liên tiếp những giải thưởng danh giá

Chỉ trong vòng 6 tháng đầu năm 2019 vừa qua, Vietcombank đã liên tiếp đón nhận nhiều giải thưởng danh giá. Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2019” là giải thưởng mà Vietcombank  vừa được Tạp chí Finance Asia trao tặng. Điều đáng nói đây là lần thứ 5 liên tiếp Vietcombank vinh dự nhận giải thưởng này.

Giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2019” vinh danh các ngân hàng tiêu biểu tại mỗi quốc gia. Ngân hàng được lựa chọn thông qua hồ sơ tranh giải gồm các yếu tố: Chiến lược kinh doanh hiệu quả, nổi bật; Mô hình quản trị, hoạt động chuyên nghiệp với việc tập trung hướng đến phục vụ khách hàng theo tiêu chuẩn quốc tế và thích ứng tốt với các biến động của thị trường và nhu cầu khách hàng; Tốc độ tăng trưởng, hiệu quả hoạt động cao và được duy trì liên tục qua nhiều năm; Hoạt động với tốc độ, khả năng sinh lời cao nhưng vẫn bảo đảm các chỉ số an toàn và quản trị rủi ro hiệu quả; Các sản phẩm và dịch vụ chuyên biệt với chất lượng cao; Phát triển mạng lưới, liên kết kinh doanh rộng khắp, nhanh chóng và tăng trưởng mạnh mẽ về số lượng khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Finance Asia đánh giá Vietcombank đã có nhiều nỗ lực trong phát triển phương thức kinh doanh cân bằng dựa trên việc xây dựng doanh thu bán lẻ và giảm phụ thuộc vào tín dụng doanh nghiệp. Theo đó, thị phần bán lẻ trong tổng doanh thu của Vietcombank đã tăng từ 30% lên 46%. Cũng theo số liệu từ báo cáo của S&P Global Market Intelligence, trong năm tài chính 2018, hầu hết các chỉ số kinh doanh của Vietcombank đều được cải thiện: các chỉ số ROAA tăng từ 1,06% lên 1,45%, ROAE tăng từ 17,61% lên 25,01%; tỷ lệ nợ xấu giảm từ 1,14% xuống còn 0,98% so với tổng dư nợ.

Đại diện Vietcombank, ông Nguyễn Ngọc Ban - Giám đốc công ty tài chính Việt Nam tại Hongkong (Vinafico) nhận giải thưởng từ Tạp chí Finance Asia.

Đại diện Vietcombank, ông Nguyễn Ngọc Ban - Giám đốc công ty tài chính Việt Nam tại Hongkong (Vinafico) nhận giải thưởng từ Tạp chí Finance Asia.

Trước đó, tại Bangkok, Thái Lan, trong khuôn khổ hội nghị “Triển vọng ngành tài chính 2019”, Vietcombank đã vinh dự được Tạp chí The Asian Banker trao tặng các giải thưởng “Ngân hàng giao dịch tốt nhất Việt Nam”, “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” và “Ngân hàng cung cấp dịch vụ quản lý tiền mặt tốt nhất Việt Nam.” Trong năm 2019, theo đánh giá của The Asian Banker, yếu tố khiến Vietcombank nổi trội so với các ngân hàng trong nước chính là khả năng xử lý khối lượng thanh toán lớn ngay cả trong các giai đoạn cao điểm. Bên cạnh đó là việc nâng cấp các sản phẩm quản lý tiền mặt từ những sản phẩm cơ bản theo nhu cầu của từng doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của khách hàng. Ngoài ra, các giải pháp bao gồm chức năng ngân hàng điện tử cho một số nhà máy lọc dầu và hóa dầu lớn, quản lý khoản thu, chi đối với các dịch vụ tiện ích Nhà nước, dịch vụ quản lý tiền mặt toàn diện cho nhà máy lắp ráp ô tô và giải pháp tài khoản ảo cho một tổ chức sản xuất thép lớn. Đặc biệt, Vietcombank đã đạt mức tăng trưởng kỷ lục 61,3% trong lợi nhuận từ mảng ngân hàng giao dịch nhờ các thương vụ cao cấp với các khách hàng lớn. Cùng với đó, Vietcombank đã ra mắt một nền tảng nội bộ mới, các giao dịch ngoại hối có sự liền mạch giữa trụ sở chính và các chi nhánh, nhằm gia tăng tiện ích, tiết kiệm thời gian và tối ưu nguồn tài nguyên cho cả khách hàng và ngân hàng khiến doanh thu ngoại hối tăng hơn 50%.

Tháng 5/2019, Vietcombank đã là đại diện ngân hàng Việt Nam đầu tiên và duy nhất đến nay vinh dự được đón nhận giải thưởng Champion Security Award do Tổ chức thẻ quốc tế Visa trao tặng. Giải thưởng này là sự ghi nhận của Visa cho những nỗ lực trong việc quản lý và phòng chống rủi ro gian lận giao dịch thẻ rất hiệu quả của Vietcombank nhiều năm qua nhằm nỗ lực mang đến cho khách hàng phương thức thanh toán văn minh, hiện đại và an toàn bảo mật cũng như những cam kết dài hạn của Vietcombank trong việc tạo lập hệ sinh thái thanh toán không dùng tiền mặt thân thiện, an toàn cho cộng đồng.

lai-suat-vay-mua-nha-tra-gop-vietcombank-nam-2019-co-nhung-gi

Giá trị thị trường đạt ngưỡng 10,9 tỷ USD

Vietcombank cũng vừa được ghi nhận tại bảng xếp hạng “The World’s Largest Public Companies 2019” (Global 2000) của Forbes với vị trí dẫn đầu trong số các công ty Việt Nam được vinh dự chọn vào bảng xếp hạng (với thứ hạng 1.096) cùng giá trị thị trường đạt ngưỡng 10,9 tỷ USD.

Như vậy, chỉ trong vòng 5 năm, giá trị thị trường của Vietcombank đã gia tăng gần 3 lần so với thời điểm 2015 - năm bắt đầu bước vào giai đoạn tái cơ cấu 2016 - 2020.

Mới đây nhất, danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2019 do Forbes Việt Nam xếp hạng lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết tại Sở giao dịch Thành phố Hồ Chí Minh (HSX) và Sở giao dịch Hà Nội (HNX) được công bố cho thấy Vietcombank là đại diện duy nhất trong các tổ chức tín dụng quy mô lớn mà Nhà nước giữ cổ phần chi phối, liên tiếp có mặt trong danh sách bình chọn suốt 7 năm qua.

Kể từ sau khi cổ phần hóa, 2018 cũng là năm đầu tiên Vietcombank đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 1% (0,97%) với dư nợ xấu nội bảng khoảng 6.181 tỷ đồng. Quỹ dự phòng rủi ro ở mức 10.490 tỷ đồng, tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng là 169,7% - cao nhất ngành ngân hàng. Các chỉ số ROAA, ROAE lần lượt đạt 1,37% và 25,42%.

Là ngân hàng đầu tiên mua toàn bộ nợ xấu từ AMC về để xử lý và đưa nợ xấu về một sổ trước 2 năm so với kế hoạch, Vietcombank cũng là một ngân hàng đầu tiên đáp ứng chuẩn mực Basel 2 theo thông tư 41 trước 1 năm so với quy định.

Năm 2018, Vietcombank đã khai trương chi nhánh ngân hàng ngoài lãnh thổ đầu tiên tại Lào. Đặc biệt, Vietcombank trở thành ngân hàng Việt Nam duy nhất đến lúc này đáp ứng những chuẩn mực khắt khe của thị trường Mỹ để trở thành ngân hàng Việt Nam đầu tiên được Cục dữ trữ liên bang Mỹ (Fed) chấp thuận cho mở Văn phòng đại diện tại Mỹ. Hiện tại, Vietcombank cũng đang xúc tiến mạnh mẽ để hoàn tất thủ tục mở chi nhánh đầu tiên tại thị trường Úc.

Vietcombank đặt mục tiêu năm 2020 sẽ đạt cán mốc lợi nhuận trước thuế 1 tỷ USD dù ngân hàng đã điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận để chia sẻ doanh nghiệp.

PV

Tin khác

Lãi suất vẫn đang giảm

Lãi suất vẫn đang giảm

(CLO) Trong buổi họp báo quý I/2024, Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất tiền gửi và cho vay mới của các ngân hàng thương mại giảm so với cuối năm 2023.

Tài chính - Bảo hiểm
Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

Saigontel (SGT) lợi nhuận kém khả quan, giảm lượng cổ phiếu chào bán xuống 75 triệu

(CLO) CTCP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn - Saigontel (SGT) dự kiến giảm lượng chào bán cổ phiếu riêng lẻ xuống còn 75 triệu cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

SeABank đặt mục tiêu tăng trưởng 28%, tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, SeABank công bố kế hoạch kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt hơn 5.888 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2023 và tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm
MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

MB dự kiến đạt 30 triệu khách hàng, tổng tài sản vượt 1 triệu tỷ đồng năm 2024

(CLO) Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, ban lãnh đạo MB dự kiến tổng tài sản tăng vượt 1 triệu tỷ đồng, tăng số lượng khách hàng lên 30 triệu người.

Tài chính - Bảo hiểm
Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

Vì sao Long Châu chỉ mở 2.500-3000 cửa hàng là dừng, trong khi dung lượng thị trường tới 60.000 cửa hàng?

(CLO) Câu hỏi được cổ đông của FPT Retail (FRT) đưa ra về kế hoạch mở rộng đến 2.500 - 3.000 nhà thuốc là dừng lại trong khi dung lượng thị trường tới gần 60.000 cửa hàng. Như vậy liệu thị phần của Long Châu có quá ít ỏi?

Tài chính - Bảo hiểm