VietinBank là đối tác tin cậy, hàng đầu của các doanh nghiệp FDI

Thứ bảy, 30/05/2020 09:41 AM - 0 Trả lời

(CLO) VietinBank đã và đang là thương hiệu được các cộng đồng doanh nghiệp đa quốc gia đến từ Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… tìm đến nhiều nhất để hợp tác phát triển.

Sự kiện: VietinBank

VietinBank đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

VietinBank đối tác tin cậy của cộng đồng doanh nghiệp

Với mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về tài trợ dự án và tư vấn đầu tư nước ngoài, VietinBank đã và đang có sự chuyển đổi lớn để đóng góp vào công cuộc đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam. VietinBank đã và đang là thương hiệu được các cộng đồng doanh nghiệp đa quốc gia đến từ Mỹ, Châu Âu, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản… tìm đến nhiều nhất để hợp tác phát triển.

Đón đầu xu hướng thị trường

Việt Nam hiện là một trong những nước thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất, bao gồm cả vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp. Trong năm 2019, tổng nguồn vốn FDI đầu tư vào Việt Nam là khoảng 38 tỷ USD, tăng 7.2% so với năm trước. Đặc biệt, xu thế mới trong dịch chuyển dòng vốn FDI là sự gia tăng nhanh của hoạt động M&A, với tổng giá trị góp vốn, mua cổ phần năm 2019 đạt 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ 2018 và chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký.

Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đã thúc đẩy các nhà đầu tư xem xét dịch chuyển dòng vốn và các nhà máy từ Trung Quốc. Đồng thời, với nhiều chính sách mở cửa đầu tư và việc ký kết, thực thi các hiệp định thương mại tạo nên lợi thế cạnh tranh khiến Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư. Làn sóng dịch chuyển đầu tư còn mạnh mẽ hơn sau đại dịch Covid-19, khi Việt Nam tạo được uy tín với quốc tế về tính linh hoạt và khả năng thích nghi nhanh chóng, trở thành một trong những quốc gia kiểm soát dịch tốt nhất thế giới.  

Đánh giá được tiềm năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, VietinBank đã chủ động đi đầu xu hướng bằng việc triển khai hợp tác với các đối tác FDI chuyên phát triển cơ sở hạ tầng, các khu công nghiệp, Khu chế xuất nhằm chung tay đóng góp vào công cuộc đón đầu làn sóng đầu tư nước ngoài mới vào Việt Nam cùng Chính phủ.

Tiêu biểu vào ngày 28/05/2020, tại TP. Hồ Chí Minh, VietinBank và Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghiệp BW ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược. Theo đó, VietinBank sẽ cung cấp các dịch vụ tài chính tốt nhất liên quan tới tài trợ dự án, quản lý tài khoản; các dịch vụ tín dụng, bảo lãnh, ngoại hối… phục vụ hoạt động kinh doanh, đầu tư phát triển dự án của Nhóm BWID. Đồng thời, VietinBank sẽ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ưu đãi dành cho các doanh nghiệp FDI đầu tư tại các khu công nghiệp của BWID.

Khai thác tiềm năng để phát triển

Tiềm năng của khu vực doanh nghiệp FDI đối với nền kinh tế Việt Nam trong đó có các ngân hàng thương mại là rất lớn. Các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm đầu tư tại nhiều nơi trên thế giới cũng như có nền tảng tài chính mạnh, sự am hiểu kinh doanh quốc tế sâu rộng. Do vậy, việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trong bối cảnh đầu tư mới cũng cần có sự “dịch chuyển”, các ngân hàng cần phải cung cấp dịch vụ toàn diện và hiện đại nhất. VietinBank cũng đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ, đi đầu xu hướng trong việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có giá trị trọn đời có hàm lượng tư vấn cao cho doanh nghiệp FDI, với định hướng chiến lược tập trung vào tài trợ dự án, tư vấn doanh nghiệp và dịch vụ M&A.

Với mục tiêu trở thành ngân hàng số 1 về tài trợ dự án và tư vấn đầu tư nước ngoài, VietinBank đang từng bước xây dựng mô hình chuyên môn hóa, sản phẩm cấu trúc theo thông lệ quốc tế  và quy trình giao dịch hướng đến khách hàng, nền tảng (platform) kết nối hệ sinh thái FDI.

Trong thời gian tới, VietinBank tiếp tục giữ vững định hướng tăng trưởng tại phân khúc khách hàng FDI, đặt trọng tâm khách hàng là các tập đoàn đa quốc gia, công nghệ cao, đứng đầu các chuỗi cung ứng thuộc các ngành năng lượng, bất động sản, hạ tầng... Đồng thời, VietinBank cũng sẽ đẩy mạnh nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp nhất để phục vụ hoạt động đầu tư mới như: tài khoản vốn đầu tư trực tiếp - gián tiếp, các hoạt động phục vụ các thương vụ M&A nhằm góp phần tăng cường thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo đúng chủ trương của Chính phủ.

P.V

Tin khác

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

Sắp đấu thầu vàng để tăng nguồn cung: Cần thiết nhưng chỉ mang tính ngắn hạn

(CLO) Việc tăng nguồn cung vàng ở thời điểm này chỉ mang tính ngắn hạn. Về lâu dài, việc đấu thầu vàng sẽ tạo ra nhiều bất ổn cho kinh tế trong nước.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia dự án dầu khí của Nga

(CLO) Các công ty Nhật Bản sẽ tiếp tục tham gia vào các dự án năng lượng của Nga trên đảo Sakhalin do tầm quan trọng của chúng đối với an ninh năng lượng của Tokyo, Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

Quảng Nam chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác cát sỏi 6,63 ha

(CLO) UBND tỉnh Quảng Nam vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư dự án khai thác cát, sỏi, cuội làm vật liệu xây dựng tại mỏ cát, sỏi BTM8-ĐC (thôn Thanh Trước, xã Trà Đông, huyện Bắc Trà My).

Thị trường - Doanh nghiệp
Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

(CLO) Ngày 17/4/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G (dự kiến vào tháng 9/2024) nhường tần số cho các công nghệ mới, Viettel triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

Nhật Bản: Tâm trạng kinh doanh tụt dốc khi đồng yên yếu gây áp lực lên các hộ gia đình

(CLO) Niềm tin kinh doanh tại các công ty sản xuất và dịch vụ lớn của Nhật Bản giảm trong tháng 4 so với tháng trước, do áp lực chi phí sinh hoạt và điều kiện kinh tế không ổn định ở thị trường chủ đạo Trung Quốc.

Thị trường - Doanh nghiệp