Vietnam Report: Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản đang đe dọa hệ thống ngân hàng

Thứ năm, 30/06/2022 19:04 PM - 0 Trả lời

(CLO) Áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn trong vòng 3 năm tới của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Điều này có thể gây ra rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, đặc biệt là ngân hàng.

Triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng vẫn phụ thuộc vào dịch bệnh

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ngành ngân hàng tiếp tục vươn lên mạnh mẽ và trở thành “điểm sáng” nổi bật, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp và người dân trong bối cảnh dịch bệnh vẫn còn ảnh hưởng.

Triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng vẫn phụ thuộc vào dịch bệnh.

Triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng vẫn phụ thuộc vào dịch bệnh.

Trong báo cáo top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2022, Vietnam Report cho biết: Trong một khảo sát được thực hiện vào tháng 6/2022, 48% khách hàng cho rằng, ngành ngân hàng đã thể hiện vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế của Việt Nam. 

Theo Vietnam Report, trong khoảng thời gian còn lại của năm 2022, sự tăng trưởng của ngành ngân hàng sẽ phụ thuộc rất lớn vào khả năng khống chế dịch bệnh COVID-19, cũng như tốc độ phục hồi kinh tế.

Nếu tốc độ phục hồi của nền kinh tế tốt, khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế tăng lên, hoạt động cung ứng vốn cho nền kinh tế của hệ thống ngân hàng sẽ được tăng cường, chất lượng tài sản cũng như thu nhập của ngân hàng nhờ đó sẽ tốt hơn.

Trong báo cáo này, Vietnam Report cho biết: Triển vọng tăng trưởng trong giai đoạn cuối năm 2022 của ngành ngân hàng đến từ nhiều yếu tố.

Thứ nhất, ngành ngân hàng đang được hưởng lợi từ việc tăng trưởng tín dụng phục hồi mạnh mẽ. Cụ thể, tính đến 9/6/2022, tín dụng đã tăng gần 8,2% so với đầu năm và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Thứ hai, tiền gửi tăng trở lại. Lãi suất huy động huy động neo ở mức thấp, các kênh đầu tư thay thế và thu nhập cá nhân suy giảm đã gây áp lực cho tăng trưởng huy động vốn trong giai đoạn 2020-2021. 

Tuy nhiên, cuộc đua lãi suất bắt đầu “nóng” khoảng 3 tháng trở lại đây. Tính tới đầu tháng 6/2022, mặt bằng lãi suất tiền gửi đã tăng đáng kể, đã có 10 ngân hàng đưa ra mức lãi suất trên 7%/năm. Lãi suất huy động tăng khiến tiền gửi nhàn rỗi “ồ ạt” quay lại ngân hàng.

Khảo sát của Vietnam Report cho thấy 81,8% huy động tiền gửi của các ngân hàng dự phóng sẽ tăng trưởng mạnh trong năm 2022. 

Thứ ba, Thu nhập ngoài lãi tăng trưởng tốt, chủ yếu đến từ bancassurance. 100% số chuyên gia và ngân hàng tham gia khảo sát của Vietnam Report nhận định, thu nhập từ lãi của các ngân hàng trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn bởi chính sách quản trị rủi ro ngày càng nghiêm ngặt. 

Do đó, thu nhập ngoài lãi sẽ trở thành động lực thúc đẩy lợi nhuận. Trong các khoản thu nhập ngoài lãi, thu nhập từ phí và hoa hồng tăng trưởng ổn định với tốc độ tăng trưởng kép giai đoạn 2018-2021 đạt 28,3%.

Thứ tư, CIR cải thiện nhờ chuyển đổi số. Nhờ việc số hóa hoạt động, CIR của hầu hết các ngân hàng đã giảm đáng kể trong những năm gần đây. Đại dịch đã góp phần lớn làm gia tăng tốc độ tương tác của khách hàng với các dịch vụ ngân hàng trực tuyến, điều này cuối cùng làm giảm chi phí cố định của ngân hàng. 

Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản

Bên cạnh những điểm sáng, Vietnam Report cũng cảnh báo một số rủi ro với hệ thống ngân hàng. Đơn cử như rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản.

Đơn vị này phân tích: Trong bối cảnh nguồn vốn tín dụng bị siết chặt từ cuối năm 2019, phát hành trái phiếu đã trở thành một trong những phương thức hiệu quả giúp doanh nghiệp bất động sản huy động nguồn vốn để phát triển dự án.

Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản đang đe dọa hệ thống ngân hàng.

Rủi ro vỡ nợ chéo từ trái phiếu bất động sản đang đe dọa hệ thống ngân hàng.

Theo Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA), tổng khối lượng phát hành trong quý I/2022 tăng khoảng 18,98% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 56.674 tỷ đồng, trong đó, bất động sản được xem là nhóm dẫn đầu với tổng giá trị 28.581 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, thời điểm hiện nay, trái phiếu bất động sản gặp nhiều biến động với hàng loạt các vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến phát hành trái phiếu, huy động tiền của nhà đầu tư. 

Theo FiinResearch, áp lực trả nợ đối với trái phiếu đáo hạn trong vòng 3 năm tới của các doanh nghiệp bất động sản là rất lớn. Điều này có thể gây ra rủi ro thanh khoản của các đại lý phân phối có cam kết mua lại trái phiếu, đặc biệt là ngân hàng. 

Một nửa số trái phiếu doanh nghiệp mà các ngân hàng đang nắm giữ là trái phiếu bất động sản. Do đó, các ngân hàng có thể sẽ phải đối mặt với rủi ro vỡ nợ chéo do một lượng lớn trái phiếu bất động sản của các doanh nghiệp chưa niêm yết nằm trong nhóm nợ nghi ngờ.

Bên cạnh đó, Vietnam Report cho rằng nợ xấu gia tăng, tiềm ẩn rủi ro an toàn hệ thống. Thống kê cho thấy, nợ xấu đang có xu hướng tăng khá mạnh. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu công bố có thể sẽ tăng lên trong nửa cuối năm 2022, sau khi Thông tư 14 sẽ hết hiệu lực. Theo đó, việc tăng nguồn lực dự phòng rủi ro để xử lý nợ xấu của các ngân hàng lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Ngoài ra, Vietnam Report cảnh báo: Lạm phát cũng đang là thách thức đe dọa tới triển vọng tăng trưởng của ngành ngân hàng.

Trả lời phỏng vấn của Vietnam Report, các chuyên gia đều nhận định rằng, câu chuyện của ngành năm nay chính là câu chuyện về chính sách. Theo số liệu cập nhật của NHNN, tính đến tháng 6/2022, tăng trưởng tín dụng đã đạt 8,15% so với cuối năm 2021. 

Dù còn cách khá xa so với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm là 14% nhưng nhiều ngân hàng ngay từ hồi cuối tháng 5 đã đồng loạt xin được cấp thêm hạn mức (room) tín dụng. 

Với tốc độ tăng trưởng lớn, nếu không kiểm soát room tín dụng, áp lực lạm phát sẽ rất lớn, áp lực tăng lãi suất huy động cũng rất cao, dẫn tới lãi suất cho vay và nợ xấu tăng theo. 

Theo dự báo NHNN có thể sẽ cấp thêm hạn mức tín dụng vào cuối quý III/2022 phụ thuộc vào sức khỏe tài chính của từng ngân hàng. 

Thêm nữa, chính sách siết tín dụng vào mua bán bất động sản hình thành trong tương lai, hạn chế cho vay mua vàng miếng và đảo nợ… cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động của ngành. Có thể thấy rằng, định hướng nắn dòng tiền về sản xuất kinh doanh chưa bao giờ rõ ràng như năm nay.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác BHYT trong tình hình mới”

(CLO) Ngày 16/4, BHXH Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 38-CT/TW ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế (BHYT) trong tình hình mới”.

Tài chính - Bảo hiểm
Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

Imexpharm (IMP) lãi kỷ lục, dự kiến chia cổ tức tỷ lệ 20%

(CLO) CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP) ghi nhận lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay. Công ty dự định chia cổ tức 10% bằng tiền mặt và 10% bằng cổ phiếu.

Tài chính - Bảo hiểm
Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

Haxaco (HAX) lợi nhuận Quý 1 tăng vọt, vẫn chậm kế hoạch năm 2024

(CLO) Sau một năm kinh doanh khó khăn, lợi nhuận Quý 1/2024 của Ô tô Hàng Xanh - Haxaco (HAX) đã có sự tăng trưởng trở lại.

Tài chính - Bảo hiểm
NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

NHNN kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp thông quan nhập khẩu vàng

(CLO) NHNN cũng kiến nghị Bộ Tài chính hỗ trợ trong việc thực hiện thủ tục thông quan lượng vàng nhập khẩu phục vụ công tác đấu thầu.

Tài chính - Bảo hiểm
Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

Ngân hàng Nhà nước bơm ròng 24.200 tỷ đồng trong phiên 15/4

(CLO) Đây là lần bơm ròng tiền mạnh nhất trong 1 năm trở lại đây của Ngân hàng Nhà nước vào thanh khoản hệ thống với 24.200 tỷ đồng.

Tài chính - Bảo hiểm