Vietsugar nỗ lực cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía

Thứ bảy, 08/05/2021 10:38 AM - 0 Trả lời

(CLO) Dù đối mặt với các khó khăn, thách thức chung của toàn ngành mía đường nhưng Công ty Vietsugar (VSG) vẫn quyết tâm song hành cùng người nông dân đầu tư để đưa ra các giải pháp nhằm duy trì, phát triển vùng nguyên liệu mía đường trong khu vực, đồng thời giúp đơn vị chủ động nguyên liệu cho sản xuất.

Những năm trước đây, mía là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Khánh Hoà, với diện tích gần 20.000 ha, sản lượng gần 1 triệu tấn mía cây/năm. Cây mía đã giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho hàng chục ngàn hộ nông dân trên địa bàn tỉnh.

Vietsugar nỗ lực cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía

Vietsugar nỗ lực cùng nông dân phát triển vùng nguyên liệu mía

Tuy nhiên, từ năm 2018 đến nay trong tình hình chung của ngành mía đường cả nước, ngành mía đường tỉnh Khánh Hòa cũng gặp không ít khó khăn, đặc biệt là tình trạng khô hạn kéo dài khiến năng suất mía sụt giảm. Ngoài ra, giá đường giảm khiến cho người trồng mía không có lãi đã làm vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp. Theo thống kê, trong niên vụ mía 2020-2021 trên địa bàn tỉnh Khánh Hoà chỉ còn khoảng 12.500 ha.

Nhưng với những hộ nông dân vẫn kiên trì gắn bó với cây mía và được đầu tư bài bản thì loại cây này vẫn đem lại lợi nhuận, nhất là trong niên vụ vừa qua khi nhà máy đường nâng giá thu mua.

Chị Nguyễn Thị Ngọc Hương, thôn Tân Quang, xã Ninh Quang, TX Ninh Hoà cho biết, gia đình chị có trên 40 ha mía, năng suất vụ vừa qua bình quân đạt gần 60 tấn/ha. Để nâng cao năng suất và giảm chi phí chăm sóc, những năm qua gia đình chị Hương đã đầu tư máy móc chuyển sang cơ giới hoá toàn bộ khâu làm đất, trồng mía, bón phân, làm cỏ; đồng thời đào 4 ao để chủ động nguồn nước tưới cho mía trong mùa khô.

“Vụ này chúng tôi cũng nỗ lực tưới tiêu để cây mía có năng suất tốt hơn. Nếu như giá mía cứ như vụ trước thì bà con ở đây đều trồng mía lại. Vùng đất Ninh Hòa này chỉ trồng mía chứ không trồng được cây gì khác. Bà con đang quay lại cây mía” - Chị Hương cho biết.

Theo anh Lê Đình Út, xã Cam Hiệp Nam, huyện Cam Lâm, hiện gia đình anh có 10 ha mía, nhờ vùng mía được đầu tư hệ thống tưới nên năng suất mía vẫn đạt 60 -70 tấn/ha. Để nâng cao năng suất mía, gia đình anh Út đã đầu tư máy móc để làm đất, trồng và chăm sóc. Bên cạnh đó còn đào ao trữ nước, đầu tư hệ thống tưới tiết kiệm nhằm đảm bảo độ ẩm cho cây mía phát triển trong mùa khô kéo dài.

“Với giá bán mía đạt 1 triệu đồng/tấn cho Công ty CP đường Việt Nam, cao hơn niên vụ trước 160 ngàn đồng/tấn, ngoài ra tôi còn được phía nhà máy đường đầu tư tiền chăm sóc, hỗ trợ bã bùn và một số chính sách hỗ trợ khác nên mỗi ha mía niên vụ vừa qua gia đình tôi có lãi khoảng 20 triệu đồng/ha. Để người nông dân trồng mía có lãi thì giá bán phải đạt 1 triệu đồng/tấn trở lên, ngoài ra mía phải đạt năng suất cao, chữ đường đảm bảo”, anh Út chia sẻ.

Nỗ lực phát triển vùng nguyên liệu và hỗ trợ người nông dân

Theo ông Hồ Nhẫn– Tổng Giám Đốc Công ty Vietsugar: Trong những năm qua, VSG đã thực hiện các chính sách để phát triển vùng nguyên liệu & hỗ trợ cho bà con nông dân trồng mía với nhiều chương trình như đầu tư tài chính cho nông dân trồng mía tính theo hecta; Hỗ trợ bã bùn miễn phí; Hỗ trợ giá mía, giống mía của Trại giống VSG trong Tỉnh Khánh Hòa; Giải ngân linh hoạt và nhanh chóng giúp cho bà con nông dân có tiền chăm sóc mía kịp thời.

VSG cũng cam kết giá mua mía tối thiểu, chưa bao gồm vận chuyển và bốc xếp, hỗ trợ thêm theo từng vùng để bà con nông dân có lãi và yên tâm sống được nhờ cây mía. Trong niên vụ 2020/2021 giá mua mía tối thiểu là 850.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS (tăng 110.000 đồng/tấn) và giá mua mía là 1 triệu đồng/tấn mía sạch 10CCS (tăng 150.000 đồng/tấn) so với niên vụ trước.

Nông dân trồng mía đã ký hợp đồng đầu tư, thu mua với VSG đều được bao tiêu đầu ra 100%. Phát triển thu mua bao tiêu mía cho bà con trồng mía không chỉ tại Tỉnh Khánh Hòa, mà còn có tỉnh Đắk Lắk, Phú Yên và Ninh Thuận.

Cũng theo ông Nhẫn, trong niên vụ 20-21, VSG hỗ trợ nông dân trong việc đầu tư thí điểm khoan giếng tưới mía là gần 180 triệu đồng. Tổng số tiền hỗ trợ cho hộ nông dân trong niên vụ này là hơn 1,3 triệu đồng/ha.

Từ niên vụ 2019- 2020 đến nay, nhằm khuyến khích phát triển diện tích trồng mía gần Nhà máy, VSG đã hỗ trợ đơn giá mua mía tăng thêm là 25.000 đồng/tấn mía sạch 10 CCS cho các vùng mía trong tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Ninh Thuận. Trong niên vụ 2021-2022 sắp tới, VSG ban hành chính sách hỗ trợ cho hộ dân có diện tích khai hoang, chuyển đổi cây trồng khác sang trồng mía tại tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận là 2 triệu đồng/ha.

Sản lượng mía niên vụ 2020-2021 tăng 28% so với niên vụ liền kề trước đó

Sản lượng mía niên vụ 2020-2021 tăng 28% so với niên vụ liền kề trước đó

Cũng từ việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân tích cực đã giúp sản lượng mía niên vụ 2020-2021 tăng 28% so với niên vụ liền kề trước đó.

Để tạo ra sự phát triển trong dài hạn, VSG cũng đã triển khai các chương trình/dự án để góp phần xây dựng các mô hình trồng mía hiệu quả, tiến tới chuyển giao công nghệ cho bà con nông dân. Chia sẻ về điều này, ông Nhẫn cho biết: Định kỳ hàng năm tổ chức các chương trình, hội thảo cho bà con nông dân, năm 2020, tuy hạn chế do Covid-19 nhưng đã cố gắng để tổ chức các chương trình như: Hội thảo phân bón, thuốc BVTV chuyên dùng cho cây mía của các công ty phân bón; thuốc BVTV; Hội thảo báo cáo kết quả trình diễn thử nghiệm các giống mía mới của Viện Nghiên Cứu Mía Đường Việt Nam; Hội thảo theo chương trình khuyến nông tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuân; Tập huấn kỹ thuật canh tác mía.

Trong năm 2021, VSG hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường. Mục tiêu: tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu của VSG. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng mía cao, tiết giảm chi phí trồng mía, đem lại lợi nhuận cao.

Ngoài ra, triển khai dự án đầu tư máy móc thiết bị nông nghiệp, thực hiện thí điểm mô hình trồng mía áp dụng cơ giới hóa với mục tiêu: Xây dựng mô hình áp dụng cơ giới hóa trong các khâu trồng và chăm sóc mía thay thế phương pháp trồng mía thủ công lạc hậu, tránh phụ thuộc vào nguồn lao động thủ công đang ngày càng khan hiếm, hạ giá thành sản suất và tăng lợi nhuận,.

“Chiến lược phát triển vùng nguyên liệu mía của Vietsugar đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có kinh nghiệm phát triển vùng chăn nuôi bò sữa cung cấp nguyên liệu sữa. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn, kế hoạch bài bản, nhưng Vinamilk và Vietsugar xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn”.

“Trong năm 2021, Vietsugar hợp tác với tập đoàn Nhật Bản để thực hiện khảo nghiệm thí điểm tại các vùng nguyên liệu mía đường. Mục tiêu: tìm ra quy trình canh tác phù hợp, tiên tiến và các biện pháp cung cấp dinh dưỡng cho cây mía trên từng vùng nguyên liệu của Vietsugar. Hỗ trợ, kết nối, giới thiệu cho bà con nông dân các mô hình trồng mía tiên tiến, cho năng suất, chất lượng mía cao, tiết giảm chi phí trồng mía, đem lại lợi nhuận cao” – ông Nhẫn khẳng định.

Vietsugar là công ty con của Vinamilk. Với kinh nghiệm quản trị và tầm nhìn của mình, Vinamilk đã giúp Vietsugar "chuyển mình" một cách nhanh chóng và tích cực, trong đó có chiến lược về phát triển vùng nguyên liệu mía đường cho công ty. Việc phát triển vùng nguyên liệu mía của VSG đã được hoạch định dựa trên sự thành công và kinh nghiệm của Vinamilk đã có với việc phát triển vùng chăn nuôi bò sữa để cung cấp nguyên liệu sữa tươi. Thực tế cho thấy bước đầu bao giờ cũng rất khó khăn và cần sự đầu tư lớn cũng như kế hoạch bài bản, nhưng Vinamilk và Vietsugar xác định đây là định hướng chiến lược để phát triển bền vững trong dài hạn

PV

Tags:

Tin khác

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

Vietnam Airlines đạt thỏa thuận mới với đối tác CAE Inc

(CLO) Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa ký kết hợp tác về việc khai thác buồng lái mô phỏng (SIM) với nhà cung ứng dịch vụ và thiết bị huấn luyện bay toàn cầu CAE Inc. (CAE).

Thị trường - Doanh nghiệp
Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

Khi văn hóa doanh nghiệp gắn liền với trải nghiệm kết nối

(CLO) Tạo ra những trải nghiệm giàu cảm xúc cho CBNV để văn hóa doanh nghiệp thẩm thấu vào đời sống tự nhiên như hơi thở là cách thức nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

Gia Lai: Chàng kỹ sư trẻ ươm mầm giống nho trên đất cằn

(CLO) Là một kỹ sư xây dựng song anh Đặng Đại Dương (35 tuổi, trú tại TP Pleiku, Gia Lai) lại có niềm đam mê đặc biệt với nông nghiệp. Ngoài vườn dâu ngọt hơn 1 ha, chàng kỹ sư trẻ còn sở hữu vườn nho lớn nhất Gia Lai, thu hút du khách tham quan, trải nghiệm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

Nga tăng nhập khẩu xăng từ Belarus do nguồn cung trong nước sụt giảm

(CLO) Trong tháng 3, Nga đã tăng nhập khẩu xăng từ nước láng giềng Belarus nhằm giải quyết nguy cơ thiếu hụt tại thị trường nội địa do việc sửa chữa đột xuất các nhà máy lọc dầu sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái, theo bốn nguồn tin công nghiệp và thương mại.

Thị trường - Doanh nghiệp
Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

Các công ty phương Tây thiệt hại hơn 100 tỷ USD sau khi rời Nga

(CLO) Reuters đưa tin, trích dẫn các tính toán dựa trên hồ sơ và báo cáo của loạt công ty, các công ty phương Tây đã rời khỏi thị trường Nga phải chịu khoản lỗ hàng lên tới 107 tỷ USD, đồng thời mất đáng kể doanh thu.

Thị trường - Doanh nghiệp