Vĩnh Long: Đầu tư 400 tỷ xây dựng Bảo tàng Nông nghiệp vùng ĐBSCL

Thứ tư, 13/05/2020 11:02 AM - 0 Trả lời

(CLO) Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời vừa chính thức ký duyệt đề án xây dựng Bảng tàng Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL sẽ được đặt tại Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm.

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL sẽ được đặt tại Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm.

Bảo tàng Nông nghiệp ĐBSCL sẽ là nơi lưu giữ những di sản văn hóa nông nghiệp của Đồng bằng sông Cửu Long

Theo đề án, Bảo tàng Nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long sẽ tạo dựng một thiết chế văn hóa quan trọng xứng tầm với vai trò và vị thế của ngành nông nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, phát huy được những giá trị của di sản văn hóa nông nghiệp ở ĐBSCL, phục vụ cho nhu cầu du lịch, học tập, nghiên cứu khoa học, thụ hưởng văn hoá của công chúng và quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hiện nay ở ĐBSCL. Đây cũng là nhằm Tôn vinh sự cần cù, sáng tạo của người nông dân Việt Nam nói chung và ĐBSCL nói riêng đã có vai trò to lớn đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Bảo tồn các di sản văn hóa nông nghiệp (vật thể và phi vật thể) ở ĐBSCL, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân đối với quê hương, đất nước...

Bảo tàng được xây dựng trên diện tích 11,4 ha, tại ấp Rạch Trúc, thị trấn Vũng Liêm, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long. Bảo tàng được quy hoạch thành 4 phân khu chính: Khu trưng bày và hành chánh, khu tái hiện làng quê Nam bộ xưa như: sông, cầu - đường đi, nhà cửa của các tầng lớp xã hội (giàu, trung bình, nghèo), công trình tâm linh, chợ quê, nơi tổ chức các hoạt động trải nghiệm, nơi quy tập những giống cây trồng và vật nuôi bản địa hay một số mô hình sản xuất nông nghiệp… khu tổ chức sự kiện văn hóa, cộng đồng và khu các công trình phụ trợ như quảng trường, công viên, hồ sinh thái...

Bảo tàng sẽ trưng bày hiện vật và tư liệu theo tiến trình lịch sử, bắt đầu từ thời kỳ đầu (trước năm 1698) với nền nông nghiệp vương quốc Phù Nam và Chân Lạp; Thời kỳ thứ hai (từ năm 1698 – 1858): Quá trình Nam tiến và khẩn hoang của các chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn; Thời kỳ thứ ba (từ năm 1858 đến năm 1975): Tổ chức sản xuất nông nghiệp thời Pháp thuộc và Việt Nam Cộng Hoà. Và thời kỳ thứ tư (từ năm 1975 đến nay): Nền nông nghiệp thâm canh ở ĐBSCL thời kỳ đổi mới và hội nhập.

Dự kiến đề án sẽ hoàn thiện và đưa vào khai thác, sử dụng từ năm 2027, với tổng vốn đầu tư là 400 tỷ sẽ được huy động từ nguồn ngân sách nhà nước và xã hội hóa

Thanh Tân 

Tin khác

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Lễ hội đền Yên Lương là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, UBND tỉnh Nghệ An và UBND thị xã Cửa Lò tổ chức công bố di sản phi vật thể quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.

Đời sống văn hóa
Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

Chiêm ngưỡng 100 tác phẩm nghệ thuật đặc sắc của họa sĩ Văn Chiến

(CLO) Triển lãm “Kỷ niệm và Trải nghiệm: 100 Tác phẩm Nghệ thuật từ Họa sĩ Văn Chiến” sẽ diễn ra vào ngày 20/4/2024 tại Nhà Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam, số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đời sống văn hóa
Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

Từng bừng Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải, Bạc Liêu

(CLO) Lễ hội Nghinh Ông ở Đông Hải là lễ hội dân gian truyền thống đặc trưng của ngư dân vùng ven biển, nhằm thể hiện lòng thành của ngư dân tạ ơn biển cả.

Đời sống văn hóa
Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Vĩnh Long có thêm 2 di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

(CLO) Lễ hội Văn Thánh Miếu và Nghệ thuật hát bội tỉnh Vĩnh Long là những di sản thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo, đa dạng của cộng đồng địa phương và được kế tục qua nhiều thế hệ.

Đời sống văn hóa
Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

Sôi nổi và hấp dẫn các hoạt động tại Lễ hội Hoa Lư năm 2024

(CLO) Cùng với các nghi lễ, các hoạt động, trò chơi dân gian tại Lễ hội Hoa Lư cũng là nguồn sử liệu vô cùng quý giá góp phần làm sáng rõ một giai đoạn quan trọng trong dòng chảy lịch sử Việt Nam.

Đời sống văn hóa