Vĩnh Phúc: Công nghiệp điện tử có mức tăng trưởng cao

30/06/2024 16:30

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, Vĩnh Phúc là tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước.

Theo đó, đến năm 2030 trở thành tỉnh phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, cơ bản đủ các tiêu chí của thành phố trực thuộc Trung ương và đến năm 2045 là thành phố phát triển toàn diện trên tất cả các mặt về kinh tế, xã hội, môi trường. 

Từng bước hiện thực hóa các mục tiêu này, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách; yêu cầu các cấp, ngành, địa phương tập trung cụ thể hóa, triển khai thực hiện tốt 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, trong đó, trọng tâm là đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, phát triển công nghiệp, dịch vụ chất lượng cao; khơi thông các điểm nghẽn, thu hút đầu tư, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; tạo sự liên kết giữa các thành phần kinh tế, các loại hình sản xuất kinh doanh…

vinh phuc cong nghiep dien tu co muc tang truong cao hinh 1

Nhà máy Toyota Việt Nam

Tận dụng tốt các cơ chế, chính sách của Trung ương và từng bước đổi mới mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu, giảm sự phụ thuộc vào số ít doanh nghiệp, nhất là 2 doanh nghiệp trọng điểm là Toyota và Honda, kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc đã có sự dịch chuyển dịch cực, với GRDP theo giá hiện hành từ 137.000 tỷ đồng năm 2021 tăng lên 153.000 tỷ đồng năm 2022, tăng lên 158.000 tỷ đồng năm 2023 và đạt 80,7 nghìn tỷ đồng 6 tháng năm 2024. 

Cùng với đó, giá trị GRDP bình quân đầu người cũng tăng từ 115 triệu đồng/người/năm 2021 lên 128 triệu đồng/người năm 2022, tăng lên 130,5 triệu đồng/người /năm 2023, đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đề ra là từ 130 - 135 triệu đồng/người/năm 2025. Qua đó, thể hiện sự ổn định trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, khẳng định vị thế của tỉnh là địa phương trong top dẫn đầu của cả nước.

Kinh tế phát triển, chuyển dịch đúng hướng đã đưa cơ cấu sử dụng lao động chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và lao động dịch vụ. Đặc biệt, trong cơ cấu kinh tế, ngành công nghiệp tiếp tục giữ vai trò là đầu tàu, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Công nghiệp hỗ trợ được hình thành và từng bước phát triển, nhất là công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp cơ khí chế tạo và công nghiệp điện tử - tin học.

Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn, sự phát triển nhanh của ngành công nghiệp hỗ trợ đã thúc đẩy các ngành công nghiệp chủ lực tiếp tục phát triển, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng xuất khẩu và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đây cũng là cơ sở quan trọng để chuyển đổi mô hình từ chiều rộng sang chiều sâu, với nhiều doanh nghiệp hàng đầu thế giới như NorthStar Precious, Sojitz, Kraft Vina... đã quan tâm, đầu tư tại tỉnh. Công nghiệp ứng dụng sản xuất ngày càng tiên tiến, hiện đại. Hiện trên địa bàn tỉnh có gần 80 doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng cho Samsung, Dell và một số doanh nghiệp cung ứng linh kiện cho Apple... Nhiều doanh nghiệp nội địa làm chủ chuỗi cung ứng sản xuất như Cosmos, Á Mỹ, CNCTech… sản xuất các sản phẩm xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu và các thị trường lớn trên thế giới.

vinh phuc cong nghiep dien tu co muc tang truong cao hinh 2

Nhà máy Honda Việt Nam

Song hành với phát triển công nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch của tỉnh phát triển mạnh mẽ, nhất là từ khi thị trấn Tam Đảo được vinh danh là Thị trấn du lịch hàng đầu thế giới. Tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng bình quân khoảng 13,8%/năm.

Riêng đối với ngành nông nghiệp, từ việc kịp thời ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp và đẩy mạnh thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2020 - 2025, nông nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục phát triển.

Hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành được các chuỗi liên kết chế, thu hút thành công dự án liên danh với SOJIT Nhật Bản để tiến hành chế biến sâu trong lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều giống gia súc, gia cầm mới có năng suất, chất lượng cao đã được đưa vào sản xuất. Các tiến bộ kỹ thuật được áp dụng rộng rãi; chăn nuôi lợn và gia cầm phát triển mạnh theo hướng công nghiệp và trở thành thế mạnh của tỉnh. Một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, vùng sản xuất rau, quả an toàn thực phẩm theo chuẩn VietGAP được hình thành, phát triển.

Để kinh tế chuyển dịch đúng hướng, thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại Kỳ họp thứ 16, HĐND tỉnh khóa XVII mới đây, nhiều đại biểu HĐND tỉnh cho rằng, trong bối cảnh kinh tế của tỉnh vẫn đang là mô hình tăng trưởng theo chiều rộng, phụ thuộc vào sự gia tăng yếu tố đầu vào và chưa tạo ra được nhiều những yếu tố nội sinh thì tăng trưởng kinh tế là điều rất khó khăn.

Do vậy, tỉnh cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo chiều sâu dựa trên tích lũy tri thức và công nghệ, chú trọng cải thiện chất lượng và năng lực cạnh tranh của cộng đồng doanh nghiệp, khuyến khích chuyển dịch sang những ngành nghề, dịch vụ đòi hỏi trình độ công nghệ, trí tuệ và mang lại giá trị gia tăng cao. Chú trọng nâng cao năng suất lao động, nâng cao hàm lượng khoa học và công nghệ cao, năng lực quản trị; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo. Đẩy nhanh ứng dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội.

vinh phuc cong nghiep dien tu co muc tang truong cao hinh 3

Rau su su Tam Đảo, Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc đang đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Chú trọng phát triển công nghiệp để làm tiền đề, tạo động lực thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. Tỉnh tiếp tục khuyến khích phát triển công nghiệp hỗ trợ; duy trì phát triển các ngành sản xuất và lắp ráp phụ tùng ô tô, xe máy; linh kiện điện tử; các sản phẩm điện tử hoàn chỉnh... để trở thành ngành công nghiệp mũi nhọn.

Trước đó, tỉnh Vĩnh Phúc cũng đã tổ chức các hội nghị, lấy ý kiến các chuyên gia về định hướng và giải pháp chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc. Đặc biệt, trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu tháng 2/2024, Vĩnh Phúc tiếp tục xác định 1 trong 5 giải pháp trọng tâm, đột phá để hiện thực hóa được các mục tiêu của Quy hoạch là đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tăng năng suất lao động trên nền tảng ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao thu nhập bình quân đầu người. 

Phát triển theo hướng này, tỉnh sẽ thực hiện tốt các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp tư nhân lớn mạnh, bởi doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn là nguồn lực quan trọng để bảo đảm tăng trưởng trong dài hạn, vừa tạo việc làm, tích lũy vốn và là nguồn đầu tư ổn định. Cùng với đó, tăng cường mối liên kết giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp nước ngoài, tăng tỷ lệ nội địa hóa đối với các sản phẩm công nghiệp có triển vọng.

TRANSLATE with x

English

ArabicHebrewPolish
BulgarianHindiPortuguese
CatalanHmong DawRomanian
Chinese SimplifiedHungarianRussian
Chinese TraditionalIndonesianSlovak
CzechItalianSlovenian
DanishJapaneseSpanish
DutchKlingonSwedish
EnglishKoreanThai
EstonianLatvianTurkish
FinnishLithuanianUkrainian
FrenchMalayUrdu
GermanMalteseVietnamese
GreekNorwegianWelsh
Haitian CreolePersian

TRANSLATE with

COPY THE URL BELOW

Back

EMBED THE SNIPPET BELOW IN YOUR SITE

Enable collaborative features and customize widget: Bing Webmaster Portal

Back

    Nổi bật
        Mới nhất
        Vĩnh Phúc: Công nghiệp điện tử có mức tăng trưởng cao
        • Mặc định

        POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO