Cảnh báo sóng thần được dỡ bỏ ở Papua New Guinea sau động đất 6,9 độ richter
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
Theo dõi báo trên:
Hồ Đại Lải đang bị doanh nghiệp đua nhau bức tử.
Hồ Đại Lải (nằm trên địa bàn xã Ngọc Thanh, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) là công trình thủy nông quan trọng phục vụ nhiều mục đích như chứa nước thoát lũ từ thượng nguồn, bảo đảm tưới tiêu cho một số địa phương tỉnh Vĩnh Phúc và TP Hà Nội, cung cấp nước sinh hoạt. Ngoài ra đây còn là một danh thắng nổi tiếng ở miền Bắc.
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, người dân xã Ngọc Thanh liên tục phản ánh về việc doanh nghiệp tiến hành bạt đồi san lấp lòng hồ Đại Lải để thực hiện dự án.
Theo ghi nhận, một diện tích rộng tới vài chục ha ven hồ Đại Lải hình thành bởi một màu đất đỏ được ủi từ một quả đồi đổ xuống. Tại công trường đã hình thành những con đường cấp phối rộng nối các khu trong khu biệt thự nghỉ dưỡng. Ngay sát mép nước hồ Đại Lải, đất đồi trải dọc cả km được đổ thẳng xuống hồ, nhiều nơi đất tôn cao hơn mặt nước khoảng 2m.
Theo chúng tôi được biết, ngày 5/11/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định 41/QĐ-UBND về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.
Theo Quyết định nêu trên, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam triển khai dự án với diện tích được quy hoạch lên tới 156,9ha xây dựng Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng với quy mô dân số khoảng 4.500 người.
Quyết định phê duyệt quy hoạch cũng bao gồm nhiều loại đất như đất thương phẩm, công trình công cộng, đất giao thông, đất trồng cây xanh… trong đó diện tích lớn nhất là đất ở với 603.940m2 (chiếm 38,48%).
Trong phần quy hoạch kỹ thuật của dự án, Quyết định nêu rõ: “San nền: Đảm bảo nguyên tắc san nền cục bộ đối với từng khu đất nhằm giữ nguyên địa hình tự nhiên, hạn chế tối đa khối lượng thi công do đào đắp, san nền đồng thời có các giải pháp kè chắn đất, gia cố mái dốc. Thiết kế san nền thấp nhất 17,65m tại khu vực phía Tây Nam giáp hồ Đại Lải…”.
Còn theo bản đồ quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất tỷ lệ 1/500, phạm vi giao đất xây dựng biệt thự có diện tích dưới cao trình mực nước dâng thường xuyên gồm các mảnh số 2 OBT 63, 64, 66; mảnh số 3 OBT 58, 61, 62 và mảnh số 7 OBT 35, 38.
Với việc cấp phép cho Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới cốt nền thấp nhất là 17,65m, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã cho phép Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đổ đất san lấp tới lòng hồ Đại Lải.
Dự án Đảo Ngọc được doanh nghiệp cho xây dựng rầm rộ nhưng không phép giữa lòng hồ Đại Lải.
Vào tháng 2/2020, Tổng cục Thủy lợi đã kiểm tra đột xuất các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Quá trình kiểm tra, đơn vị này đã làm việc với 4 doanh nghiệp đang có dự án kinh doanh, du lịch trong phạm vi hồ chứa nước Đại Lải.
Các doanh nghiệp gồm: Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Nhật Hằng, Công ty TNHH Đạt Tiến đã san nền, đo đất, xây tường kè, đắp đường ngăn hồ... trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.
Tuy nhiên, những doanh nghiệp này đã thực hiện các hoạt động nhưng không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi hoặc hoạt động không đúng nội dung quy định của giấy phép đã được cấp là vi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Ngày 20/2/2020, Tổng cục Thủy lợi ban hành Kết luận số 253/KL-TCTL-PCTTr về các hoạt động trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải. Kết luận chỉ rõ khu vực đổ đất thuộc dự án Khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng hồ Đại Lải, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam.
Cụ thể, từ ngày 5/1/2017, UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành Quyết định số 41 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu nhà ở sinh thái và biệt thự nghỉ dưỡng Đại Lải. Tuy nhiên, theo thông số kỹ thuật của hồ thì phần diện tích này là phần đất ngập hoàn toàn của hồ.
Quá trình kiểm tra hiện trường, đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam đang thi công đổ đất vào lòng hồ (trong phạm vi được UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao) theo mốc ranh giới đất, từ mốc 217 đến mốc 243, chiều dài 700m, chiều cao san lấp từ 2 - 3 m. Đoàn kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam không có giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi theo quy định.
Doanh nghiệp tiến hành san nền, đổ đất… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nhưng không có giấy phép hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thủy lợi.
Tổng cục Thủy lợi cho biết: Việc UBND tỉnh Vĩnh Phúc giao đất, cho thuê đất và phê duyệt tỷ lệ 1/500 trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải cho các doanh nghiệp thực hiện dự án làm giảm dung tích phòng lũ của hồ chứa, ảnh hưởng tới nhiệm vụ và an toàn của hồ là phi phạm quy định của pháp luật về thủy lợi.
Ngoài ra, việc tôn nền đối với diện tích cao trình dưới diện tích ngập hoàn toàn theo thiết kế làm ảnh hưởng tới mục đích sử dụng đất đã được xác định là hồ chứa thủy lợi đã vi phạm Luật Đất đai.
Đặc biệt, việc Công ty TNHH Đại Lải Việt Nam tiến hành san nền, đổ đất… trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi nhưng không có giấy phép hoạt động đã vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về thủy lợi.
Đến ngày 1/7, Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản số 1204 gửi Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) về việc phối hợp xử lý vi phạm hồ chứa nước Đại Lải, tỉnh Vĩnh Phúc. Văn bản đề nghị Cục Cảnh sát môi trường cử cán bộ phối hợp với Tổng cục Thủy lợi kiểm tra, làm rõ những nội dung vi phạm tại hồ Đại Lải.
Tổng cục Thủy lợi cũng đề nghị Cục Cảnh sát môi trường chỉ đạo Phòng Cảnh sát môi trường tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc và các cơ quan chức năng liên quan thực hiện xử lý vi phạm tại hồ chứa nước Đại Lải theo quy định của pháp luật.
Đứng từ xa cũng có thể nhìn thấy hàng vạn mét khối đất đồi đỏ quạch được san gạt xuống lòng hồ Đại Lải.
Ngay trong chiều 1/7, Đoàn công tác liên ngành của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) và Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) do ông Nguyễn Đắc Long, Vụ trưởng Vụ pháp chế – Thanh tra (Tổng cục Thủy lợi) làm Trưởng đoàn đã tới Vĩnh Phúc làm việc với các cơ quan chức năng liên quan về vụ việc.
Tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đắc Long cho biết, nội dung làm việc của Đoàn công tác liên ngành nhằm kiểm tra việc thực hiện kết luận số 253 ngày 20/3/2020 của Tổng cục Thủy lợi về những vi phạm trong phạm vi bảo vệ hồ chứa nước Đại Lải.
Đại diện Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường (Bộ Công an) yêu cầu đại diện các cơ quan liên quan như Sở NN&PTNT Vĩnh Phúc, Công ty Khai thác công trình thủy lợi Phúc Yên cung cấp các thông tin liên quan đến tình hình vi phạm, xử lý vi phạm tại hồ chứa nước Đại Lải.
Dư luận đang đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp đều đã và đang thi công bồi lấp mặt nước, bức tử lòng hồ Đại Lải, thực hiện không đúng với quyết định được cấp, vi phạm Luật Thủy lợi trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên, cơ quan chức năng Vĩnh Phúc lại không hề biết và không có biện pháp quyết liệt ngăn chặn những sai phạm khủng này?
Nhà báo và Công luận sẽ tiếp tục thông tin.
Nhóm PV
(CLO) Cảnh báo sóng thần đã được ban hành ở Papua New Guinea sau trận động đất mạnh 6,9 độ richter vào sáng nay (5/4). Tuy nhiên, hiện cảnh báo sóng thần đã được dỡ bỏ.
(CLO) Công an xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An) vừa tiến hành xác minh, giúp chị Phan Thị Phong (sinh năm 1980) trú trên địa bàn nhận lại số tiền 100 triệu đồng do chuyển khoản nhầm.
(CLO) Ban quản lý dự án Thăng Long vừa đăng tải thông báo mời thầu cho gói thầu số 5-XL, nằm trong phương án điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu gói thầu số 5-XL, 6XL, 26, 27, 28 của cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây.
(CLO) Theo nhà báo Phùng Văn Hiệp: “Trí tuệ nhân tạo (AI) không có giới hạn tuổi tác, chỉ có giới hạn về tư duy và tinh thần sẵn sàng học hỏi… AI không thay thế người làm truyền hình mà giúp nâng tầm sự sáng tạo của người làm truyền hình”.
(CLO) Chiều 4/4, tại buổi đối thoại với các hộ kinh doanh dịch vụ ven biển Cửa Lò, ông Lê Sỹ Chiến – Phó Chủ tịch UBND thành phố Vinh (Nghệ An) – khẳng định thành phố sẽ chấm dứt hoàn toàn việc cho thuê bãi biển để kinh doanh các dịch vụ như ăn uống, tắm tráng, check-in… từ mùa du lịch năm 2025.
(CLO) Công an tỉnh Bạc Liêu vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với Võ Minh Trung (sinh năm 1990, trú tại xã Long Hòa, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) vì hành vi sử dụng mạng xã hội đăng tải thông tin sai sự thật, xúc phạm uy tín khu di tích lịch sử – văn hóa Nhà công tử Bạc Liêu.
(CLO) Ngày 4/4 tại Hà Nội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định về khuyến khích phát triển văn học Việt Nam.
(CLO) Liên minh Tự do Dân sự Mới (NCLA) - một nhóm luật sư bảo thủ tại Mỹ - đã đệ đơn kiện nhằm ngăn chặn việc Tổng thống Donald Trump áp thuế đối với hàng nhập khẩu, với lý do ông đã vượt quá thẩm quyền của mình.
(CLO) Đối thoại “Âm sắc” giữa nhạc sĩ Quốc Trung và hoạ sĩ Trịnh Tuân thuộc khuôn khổ triển lãm sơn mài “Như những lớp phù sa”.
(CLO) Taliban đang điều tra lời khẳng định của một cụ ông người Afghanistan rằng cụ đã… 140 tuổi. Nếu được xác minh, cụ sẽ trở thành người già nhất thế giới.
(CLO) Việt Nam vẫn chưa có chính sách bảo vệ người thuê nhà. Đa số các hợp đồng thuê ở Việt Nam đều có thời hạn ngắn (6-12 tháng) và không có ràng buộc về điều kiện và mức tăng giá.
(CLO) Dragon Capital cho rằng: Việc các mức thuế 46% có được duy trì hay không có thể phụ thuộc vào khả năng của Việt Nam trong việc giảm thiểu hiệu quả các vấn đề trung chuyển hàng hoá.
(CLO) Một YouTuber người Mỹ vừa bị bắt ở Ấn Độ vì cố tình đột nhập để quay video về nơi sinh sống của một trong những bộ tộc biệt lập nhất thế giới trên đảo Bắc Sentinel.
(CLO) Nhận định Real Madrid vs Valencia, 21h15 ngày 5/4 tại La Liga; dự đoán tỉ số Real Madrid vs Valencia cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Nhận định Everton vs Arsenal, 18h30 ngày 5/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Everton vs Arsenal cùng các chuyên gia phân tích.
(CLO) Sau 90 phút thi đấu đầy kịch tính và hấp dẫn, đội tuyển U17 Việt Nam có kết quả hoà với tỷ số 1-1 trước U17 Australia ở trận ra quân tại vòng chung kết (VCK) U17 châu Á 2025.
(NB&CL) Thanh tra Bộ Tài chính vừa công bố kết luận thanh tra tài chính tại Tổng Công ty Xây dựng Hà Nội - CTCP (Hancorp), chỉ ra hàng loạt vấn đề liên quan đến quản lý tài sản, đầu tư tài chính, nợ phải thu - phải trả và hạch toán doanh thu, chi phí...
(NB&CL) Dự án Nhà máy nước Hương Khê được phê duyệt đầu tư từ năm 2016 với kỳ vọng mang lại nguồn nước sạch cho hàng chục nghìn người dân. Tuy nhiên, sau nhiều lần gia hạn, dự án vẫn chưa thể hoàn thành, khiến người dân bức xúc vì thiếu nước sạch suốt nhiều năm qua.
(CLO) Dự án “Chỉnh trang đô thị, lắp đặt hệ thống chiếu sáng trang trí trên địa bàn xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc” có kỳ vọng mang lại diện mạo mới cho xã. Tuy nhiên, nhiều dấu hiệu bất thường liên quan tới công tác đấu thầu và thi công dự án đang rất được dư luận quan tâm.
(CLO) Mặc dù bị UBND huyện Như Xuân xử phạt hành chính, thế nhưng Công ty Cổ phần chế biến lâm sản Thanh Lâm vẫn tiếp tục xây dựng công trình khi chưa được cơ quan chức năng có thẩm quyền giao đất.
(CLO) Dù chưa được cấp phép khai thác khoáng sản, nhưng cả ngàn khối đất vẫn được vận chuyển ra khỏi dự án rồi đổ rải rác tại các điểm khác nhau. Vụ việc được phát hiện khi một bãi đất trống trong khu vực dân cư bỗng đầy lên bất thường.
(CLO) Theo ghi nhận của phóng viên tại một số công trình do Công ty Huy Cường đã và đang thực hiện trên địa bàn huyện Ba Vì (Hà Nội) có dấu hiệu chất lượng không đảm bảo.
(CLO) Trên cơ sở đề nghị của UBND huyện Lương Tài, UBND tỉnh Bắc Ninh đã có văn bản giao các sở, ngành phối hợp xem xét đưa toàn bộ diện tích đã giao cho Công ty TNHH Kỹ thương Đông Đô ra khỏi Cụm công nghiệp Lâm Bình.
(CLO) Ngay sau phản ánh của báo Nhà báo và Công luận, Hạt Kiểm lâm Thạch Thành đã chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, phối hợp với chính quyền địa phương xác minh, xác định đối tượng có hành vi khai thác rừng trái phép.
(CLO) Công ty Cổ phần Vân Đức mặc dù phải khẩn trương thực hiện chuyển đổi sản xuất gạch theo công nghệ tuylen xong trước ngày 31/12/2024. Tuy nhiên, đến nay đã quá thời hạn, doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên sản xuất gạch theo công nghệ cũ (lò hoffman) trước dấu hiệu buông lỏng quản lý, bao che của chính quyền địa phương.
(CLO) Quá trình tác nghiệp, phóng viên đã trực tiếp có mặt và ghi hình các đối tượng cắt hạ gỗ rừng tự nhiên có dấu hiệu trái phép tại khu vực Nông trường Thạch Quảng, xã Thạch Quảng, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.