Virus Corona, những chiếc khẩu trang và chuyện bất ngờ ở nước Mỹ hơn 100 năm trước

Chủ nhật, 05/04/2020 08:01 AM - 0 Trả lời

(CLO) Hơn 100 năm trước, dịch cúm mùa Tây Ban Nha đã khiến hàng triệu người dân Mỹ thiệt mạng. Những ngày đó, người dân Mỹ đã làm quen với việc đeo khẩu trang như một biện pháp hạn chế lây lan dịch bệnh. Còn bây giờ, thậm chí không ai quan tâm đến khẩu trang, ngay cả Tổng thống Mỹ, Donald Trump.

Các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ đeo mặt nạ trong đại dịch cúm năm 1918

Các tình nguyện viên của Hội Chữ thập đỏ đeo mặt nạ trong đại dịch cúm năm 1918

Khi dịch cúm Covid-19 mới xuất hiện ở châu Á, người dân trong khu vực nhanh chóng đeo mặt nạ. Với một số quốc gia như Đài Loan và Phillippines, thậm chí việc đeo khẩu trang còn bắt buộc trong một số tình huống nhất định.

Ở châu Âu, việc áp dụng đeo khẩu trang chậm hơn rất nhiều. Giám đốc y tế của Anh, Chris Whitty còn đi xa hơn khi cho rằng đeo khẩu trang là không cần thiết.

Tuy nhiên, đeo khẩu trang không phải là một tuyên ngôn của châu Á trước dịch bệnh.

Hơn 100 năm trước, một đại dịch cúm chắc chắn không xảy ra nếu người ta tuân thủ những chỉ dẫn y tế. Đại dịch cúm bắt đầu từ tháng 1/1918 kéo đến tháng 12/1920, đã lây nhiễm 1/3 dân số thế giới, tương đương khoảng 500 triệu người, dẫn đến cái chết của khoảng 50 triệu người – khoảng nửa triệu trong đó là của Mỹ.

Có nhiều điểm tương đồng giữa “Cúm mùa Tây Ban Nha” và Covid-19 bùng phát bắt đầu từ Vũ Hán, Trung Quốc.

Mặc dù các giả thuyết về nguồn gốc của “virus 1918” vẫn còn rất nhiều, nhưng nó vẫn hay được gọi với tên “Cúm mùa Tây Ban Nha”. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho sự lan rộng của nó khi những người lính chiến đấu trong Thế chiến I bị cúm trên khắp thế giới. Sau đó, những nhà kho miễn cưỡng trở thành các bệnh viện hay nơi cách ly dịch bệnh.

Và nước Mỹ, nơi cách xa cả một đại dương vẫn trở thành một trong những trọng điểm của dịch cúm với vô số người bị nhiễm bệnh trở thành một câu chuyện được người ta bàn bạc nhiều năm sau.

Nhưng có một điểm khác biệt là chính Hoa Kỳ đã đi tiên phong so với thế giới về việc đeo mặt nạ hay khẩu trang.

Vào tháng 10 năm 1918, khi San Francisco nhận được làn sóng thứ hai của đại dịch, các bệnh viện bắt đầu báo cáo sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc cúm.

Ngày 24 tháng 10 năm 1918, Cơ quan lập pháp được bầu của thành phố, Ủy ban giám sát của San Francisco, nhận ra rằng cần phải thực hiện hành động quyết liệt với hơn 4.000 trường hợp cúm được ghi nhận, nhất trí thông qua sắc lệnh “Khẩu trang chống cúm”.

Việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng lần đầu tiên trở thành yêu cầu bắt buộc trên nước Mỹ.

Cum Tay Ban Nha

Đeo khẩu trang được chấp nhận

Sau khi San Francisco ra sắc lệnh bắt buộc đeo khẩu trang ở nơi công cộng, một chiến dịch nâng cao nhận thức đã bắt đầu. Thị trưởng thành phố cùng với các thành viên của Ủy ban Y tế đã tán thành một hội thảo công khai của Hội Chữ thập đỏ để chia sẻ với công chúng: "Đeo khẩu trang và cứu mạng bạn! Khẩu trang là 99% chống lại bệnh cúm".

Các bài hát được viết về việc đeo khẩu trang, trong đó có một bài hát có lời bài hát: "Tuân thủ luật pháp và đeo gạc. Bảo vệ hàm của bạn khỏi bàn chân bị nhiễm trùng".

Bất cứ ai bị nhìn thấy ngoài đường phố mà không có khẩu trang có thể bị phạt hoặc thậm chí bị cầm tù.

Chiến dịch đã cho thấy sự hiệu quả và các thành phố khác của California bắt đầu làm theo, bao gồm Santa Cruz và Los Angeles, tiếp theo là các tiểu bang trên khắp Hoa Kỳ.

Và việc đeo khẩu trang không chỉ diễn ra ở nước Mỹ.

Ở phía bên kia Đại Tây Dương, các bước tương tự đã được thực hiện. Hội đồng khoa học của Học viện Y khoa Paris đã khuyến nghị đeo khẩu trang trong nhà tù Pháp vào đầu tháng 11 năm 1918. Sau đó, bác sĩ Niven, cán bộ Y tế của thành phố Manchester bắt đầu đề nghị áp dụng biện pháp này ở miền bắc nước Anh.

Một lần nữa lịch sử lặp lại, trong tuần này thị trưởng Los Angeles đã yêu cầu mọi người đeo khẩu trang khi ra ngoài mua sắm công cộng!

Nhiều nhà kho trở thành bệnh viên và nơi cách ly những bệnh nhân bị nhiễm cúm

Nhiều nhà kho trở thành bệnh viên và nơi cách ly những bệnh nhân bị nhiễm cúm

Từng có chuyện khan hiếm khẩu trang 

Việc sử dụng khẩu trang trở nên phổ biến trên khắp châu Âu và Bắc Mỹ khiến vấn đề cung cấp trở nên gay gắt ở thời điểm cuối những năm 1918. Chỉ có một số ít các nhà sản xuất khẩu trang y tế, chẳng hạn như Công ty Sản xuất Prophylacto ở Chicago và họ không thể đáp ứng nhu cầu tăng đột biến.

Sản xuất tại nhà là câu trả lời cho sự khan hiếm. Ở các vùng của nước Mỹ, các nhà thờ, các nhóm cộng đồng và hội Chữ thập đỏ đã kết hợp với nhau, tổ chức những buổi làm khẩu trang và cung cấp cho dân chúng.

Báo chí và chính phủ các tiểu bang ở Mỹ đã kêu gọi liên hệ sản xuất khẩu trang cho cả những người lính trên chiến trường vào tháng 10 năm 1918 và dân thường, với cách gọi tên của tờ Washington Time xuất bản ngày 26 tháng 9 năm 1918 là “Mặt nạ chống độc trong chiến hào” và “Mặt nạ cúm ở nhà”. Khoảng 45.000 khẩu trang được cung cấp cho lính Mỹ để tránh khỏi “Cúm mùa Tây Ban Nha”.

Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc vào ngày 11 tháng 11 năm 1918, các nhà sản xuất mặt nạ phòng độc hoàn thành các hợp đồng của chính phủ đã chuyển sang sử dụng mặt nạ cúm.

"Sắc lệnh khẩu trang" 

Điều luật đeo khẩu trang có sự ủng hộ của đông đảo công chúng và việc giám sát được thực hiện chặt chẽ tại Mỹ.

Vào ngày 14 tháng 11 năm 1918, Tucson và Arizona ban hành “Sắc lệnh khẩu trang”, nhưng miễn trừ cho các nhà thuyết giáo, ca sĩ và diễn viên trong rạp chiếu phim và giáo viên - tất cả đều nghĩ rằng họ có khoảng cách đủ xa với khán giả của họ.

Ngay sau đó, cảnh sát trưởng Bailey nói với các công dân Tucson rằng, không phải là ông ta đang đe dọa bắt giữ những hành vi sai trái mà đúng hơn, theo ý kiến ​​của ông ta: "Không có cuộc tụ họp nào có thể tổ chức trừ khi những người tham dự được đeo khẩu trang".

Một cảnh sát Mỹ đeo

Một cảnh sát Mỹ đeo "mặt nạ cúm" để bảo vệ bản thân khỏi sự lây lan của cúm Tây Ban Nha sau Thế chiến thứ nhất

Trở lại Miền Tây nước Mỹ, thành phố San Francisco vẫn là bang đi trước khi nói đến việc thúc đẩy sử dụng khẩu trang. Vào ngày 25 tháng 10 năm 1918, tờ San Francisco Chronicle cho chạy trên trang nhất hình ảnh các thẩm phán và các chính trị gia hàng đầu của thành phố đều đeo khẩu trang.

Chẳng mấy chốc, không ai thoát khỏi việc đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Tất cả các chuyến tàu đến các trạm Miền Tây đều phải chịu sự giám sát bởi các Ủy ban khuyến khích đeo khẩu trang, các nhóm tình nguyện viên nữ mang khẩu trang cho những người không tìm cách mua một chiếc bên ngoài bang.

Tất nhiên, có một số người đã bỏ qua các quy định. Trong một trận đấu quyền anh ở California, một bức ảnh được chụp bằng đèn pin cho thấy 50% đàn ông trong số khán giả không đeo khẩu trang. Cảnh sát đã phóng to bức ảnh và sử dụng nó để xác định những người không có khẩu trang.

Mỗi người đàn ông bị nhắc nhở sẽ phải đóng góp "tự nguyện" cho một tổ chức từ thiện cho những người lính chiến đấu ở nước ngoài, hoặc đối mặt với việc truy tố.

Cảnh sát Seattle đeo khẩu trang trong trận dịch cúm năm 1918.

Cảnh sát Seattle đeo khẩu trang trong trận dịch cúm năm 1918.

Đeo khẩu trang làm việc?

Trong đại dịch cúm năm 1918, nghiên cứu khoa học xung quanh việc sử dụng khẩu trang chủ yếu vẫn là giai thoại - và câu chuyện hấp dẫn về một tàu biển đã thu hút sự chú ý của mọi người.

Đầu tháng 12 năm 1918, tờ The Times ở London được thành lập bởi các bác sĩ ở Hoa Kỳ, có bài viết rằng cúm là "do tiếp xúc và do đó có thể phòng ngừa được".

The Times lưu ý rằng trong một bệnh viện ở London, tất cả nhân viên và bệnh nhân đã được cấp và được hướng dẫn thường xuyên đeo khẩu trang. Tờ báo trích dẫn những thành công của khẩu trang trên một con tàu.

Việc di chuyển bằng tàu biển giữa Hoa Kỳ và Anh là nguyên nhân dẫn đến sự lây lan khủng khiếp tại New York, The Times đưa tin. Khi trở về Hoa Kỳ, thuyền trưởng đã đặt hàng khẩu trang cho phi hành đoàn và hành khách, sau khi đọc tin về việc phải sử dụng chúng ở San Francisco.

Một bài báo trên tờ San Francisco Chronicle vào ngày 25 tháng 10 năm 1918

Một bài báo trên tờ San Francisco Chronicle vào ngày 25 tháng 10 năm 1918

Không có trường hợp cúm nào được báo cáo trong chuyến trở về, mặc dù tỷ lệ lây nhiễm cao vào thời điểm đó ở cả Manhattan và Southampton, nơi con tàu khởi hành. Không thể biết liệu các quy tắc về đeo khẩu trang trên hành trình trở về có phải là hệ quả của việc ít lây nhiễm hay không, nhưng đó là cách báo chí giải thích nó.

Có một số tiền lệ đằng sau sự hướng dẫn đeo khẩu trang xuất hiện trên các tờ báo Mỹ.

Trong Đại dịch hạch Mãn Châu năm 1910-1911, các nhà khoa học Trung Quốc, Nga, Mông Cổ và Nhật Bản đã cùng nhau chống lại sự bùng phát của bệnh dịch hạch ở miền bắc Trung Quốc, khẩu trang được coi là có hiệu quả.

Nhà báo khoa học Laura Spinney, tác giả của cuốn sách xuất bản năm 2017, “The Pale Rider: The Spain Flu of 1918 and How it Changed the World”, lưu ý rằng sau những trải nghiệm của họ ở Mãn Châu năm 1911, người Nhật đã nhanh chóng đeo khẩu trang trước công chúng vào năm 1918.

Chính quyền Nhật Bản cho rằng, khẩu trang là một cử chỉ lịch sự trong việc bảo vệ người khác khỏi vi trùng và đã có hiệu quả trong các đợt bùng phát dịch bệnh tại địa phương trước đây.

Và đeo mặt nạ dường như có tác dụng làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng.

Đến cuối tháng 12 năm 1918, các thành phố và tiểu bang ở Mỹ đã cảm thấy đủ tự tin để nâng các quy định đeo khẩu trang, vì các bệnh nhiễm trùng mới giảm xuống một con số ở hầu hết các nơi.

"Hôm nay là lần cuối cùng đối với việc đeo khẩu trang", một tờ báo ở Chicago xuất bản ngày 10/12/1918.

Một người dọn dẹp đường phố New York đeo mặt nạ để tránh sự lây lan của dịch cúm.

Một người dọn dẹp đường phố New York đeo mặt nạ để tránh sự lây lan của dịch cúm. "Đeo khẩu trang tốt hơn là chết một cách vô lý," là quan điểm của một quan chức.

Một thế kỷ sau

Năm 1918, người Mỹ chấp nhận đeo khẩu trang như sự phản ứng giận dữ với bệnh tật. Nhưng một thế kỷ sau, chính các quốc gia châu Á đã ghi nhớ những bài học mà Hoa Kỳ đã học được về lợi ích của việc đeo khẩu trang trong việc làm chậm sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm.

Có lẽ đó là bởi vì trong những năm qua, châu Á liên tục phải đối phó với sự bùng phát của dịch tả, thương hàn và các bệnh truyền nhiễm khác, hay như SARS năm 2003 và cúm gia cầm gần đây.

Những vụ dịch bệnh đã giúp duy trì văn hóa đeo mặt nạ tại châu Á.

Còn Mỹ và châu Âu, nhiều năm nay họ không phải chịu sự bùng phát của dịch bệnh. Thế nên, dường như khái niệm khẩu trang như một biện pháp dự phòng đã không còn tồn tại trong ý thức của nhiều thế hệ.

Lúc này, virus Corona có thể sẽ thay đổi điều đó.

Hoài Đức

Tin mới

Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.

Thế giới 24h
Hội diều Bá Dương Nội trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hội diều Bá Dương Nội trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

(CLO) Ngày 12/4 tới, huyện Đan Phượng (Hà Nội) sẽ long trọng tổ chức Lễ đón nhận Bằng di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho Hội diều làng Bá Dương Nội, đồng thời công bố Bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội dành cho "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".

Đời sống văn hóa
Mỹ bắt đầu thu thuế 10% và phản ứng từ các nước

Mỹ bắt đầu thu thuế 10% và phản ứng từ các nước

(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.

Thế giới 24h
Nhận định Fulham vs Liverpool, 20h ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Fulham vs Liverpool, 20h ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Fulham vs Liverpool, 20h ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Fulham vs Liverpool cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Phim 'Địa đạo' gây sốt phòng vé dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

Phim 'Địa đạo' gây sốt phòng vé dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương 2025

(CLO) Sau 2 ngày ra mắt, phim "Địa đạo" được công chúng đón nhận nồng nhiệt thu về hơn 36 tỷ đồng, mở ra hy vọng mới cho điện ảnh Việt Nam về đề tài chiến tranh cách mạng.

Giải trí
JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

JPMorgan: Khả năng suy thoái kinh tế toàn cầu tăng đến 60% sau thuế quan mới của Mỹ

(CLO) JPMorgan nâng khả năng suy thoái toàn cầu lên 60% sau khi Mỹ áp thuế 25% với ô tô ngoại nhập.

Kinh tế vĩ mô
Làm thế nào để biết xe của bạn có phải là xe sản xuất ở nước ngoài không

Làm thế nào để biết xe của bạn có phải là xe sản xuất ở nước ngoài không

(CLO) Việc Mỹ áp thuế 25% lên ô tô, linh kiện nhập khẩu khiến nhiều chủ xe lo lắng truy nguồn gốc chiếc xe mình đang dùng.

Xe
Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.

Thế giới 24h
Thắng Angers, PSG giành chức vô địch Ligue 1 sớm 6 vòng đấu

Thắng Angers, PSG giành chức vô địch Ligue 1 sớm 6 vòng đấu

(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), PSG đã khép lại cuộc đua vô địch Ligue 1 một cách đầy ấn tượng khi đánh bại Angers tỷ số 1-0 trên sân nhà, qua đó có lần thứ tư liên tiếp bước lên ngôi cao nhất nước Pháp.

Thể thao
Microsoft bổ sung cho AI Copilot tính năng 'tự mua sắm' và nhiều hỗ trợ khác

Microsoft bổ sung cho AI Copilot tính năng 'tự mua sắm' và nhiều hỗ trợ khác

(CLO) Microsoft vừa công bố loạt nâng cấp quan trọng cho trợ lý AI Copilot nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập công ty.

Báo chí - Công nghệ
Vinicius đá hỏng penalty, Real Madrid thua đáng tiếc trước Valencia trên sân nhà

Vinicius đá hỏng penalty, Real Madrid thua đáng tiếc trước Valencia trên sân nhà

(CLO) Rạng sáng 6/4 (giờ Việt Nam), Real Madrid để thua đáng tiếc 1-2 trước Valencia ngay tại sân nhà, với những tình huống gây tranh cãi, trong đó nổi bật là cú sút penalty hỏng của Vinicius Junior.

Thể thao
Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh

(CLO) Nhận định Man Utd vs Man City, 22h30 ngày 6/4 tại Ngoại hạng Anh; dự đoán tỉ số Man Utd vs Man City cùng các chuyên gia phân tích.

Thể thao
Người dân Yên Sở hào hứng với nghi lễ rước Giá

Người dân Yên Sở hào hứng với nghi lễ rước Giá

(CLO) Nghi lễ rước Thánh trong lễ hội làng Giá là một trong những nghi thức rước nổi tiếng, góp phần làm nên bản sắc văn hóa rất riêng của xứ Đoài.

Đời sống văn hóa
Thành kính dâng lễ vật tri ân Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

Thành kính dâng lễ vật tri ân Quốc Tổ Hùng Vương tại Hà Tĩnh

(CLO) Chiều 5/4, trong khuôn khổ chương trình đại lễ giỗ Quốc Tổ Hùng Vương năm 2025, tại Khu di tích lịch sử - văn hóa Đại Hùng (phường Đậu Liêu, thị xã Hồng Lĩnh), lãnh đạo các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã trang trọng tổ chức lễ dâng lễ vật lên Đức Thủy tổ Kinh Dương Vương và các Vua Hùng.

Đời sống văn hóa
Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục - Hồi chuông cảnh tỉnh cho hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du Mục - Hồi chuông cảnh tỉnh cho hành vi quảng cáo lừa dối người tiêu dùng

(CLO) Khởi tố Quang Linh Vlog và Hằng Du mục cùng 3 bị can khác vì có dấu hiệu các hành vi sản xuất hàng giả là thực phẩm và lừa dối khách hàng, theo quy định tại Điều 193 và Điều 198 Bộ luật hình sự. Đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho những hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Công luận 24H
Dự báo thời tiết ngày 6/4: Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế mưa rào, có nơi mưa to

Dự báo thời tiết ngày 6/4: Bắc Bộ và Thanh Hóa đến Huế mưa rào, có nơi mưa to

(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn, ngày 6/4, Bắc Bộ và khu vực Thanh Hoá đến Huế nhiều mây, có mưa nhỏ, riêng vùng núi Bắc Bộ cục bộ có mưa to. Khu vực Đà Nẵng đến Bình Thuận và Nam Bộ ngày nắng nóng, chiều tối có mưa dông vài nơi.

Môi trường và cuộc sống
Bình Luận

Tin khác

Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

Tài liệu mật CIA: Adolf Hitler đã trốn sang Nam Mỹ?

(CLO) Một số tài liệu đã được CIA giải mật cho thấy cơ quan này từng tiến hành một nhiệm vụ bí mật nhằm truy tìm Adolf Hitler tại Nam Mỹ - mười năm sau khi ông ta được cho là đã chết.

Thế giới 24h
Mỹ bắt đầu thu thuế 10% và phản ứng từ các nước

Mỹ bắt đầu thu thuế 10% và phản ứng từ các nước

(CLO) Các nhân viên hải quan Mỹ bắt đầu thu mức thuế quan tối thiểu 10% của Tổng thống Donald Trump đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia vào thứ Bảy.

Thế giới 24h
Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

Nghiên cứu tiết lộ hóa thạch cổ nhất của Nhật Bản không phải con người

(CLO) Trong nhiều thập kỷ, một bộ hóa thạch được tìm thấy tại một mỏ đá ở Nhật Bản từng được xem là bằng chứng lâu đời nhất về sự hiện diện của con người trên quần đảo này. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã lật ngược giả thuyết đó — tiết lộ rằng những bộ xương cổ xưa thực chất không thuộc về con người, mà là của một con gấu nâu thời tiền sử.

Thế giới 24h
Ông Trump công bố video cuộc không kích vào Houthi

Ông Trump công bố video cuộc không kích vào Houthi

(CLO) Ngày 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chia sẻ một video về cuộc không kích gần đây vào lực lượng Houthi với dòng chú thích: "Họ sẽ không bao giờ đánh chìm tàu của chúng ta nữa".

Thế giới 24h
Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

Ông Kim Jong Un thử súng bắn tỉa mới

(CLO) Ngày 5/4, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trực tiếp thử nghiệm một khẩu súng bắn tỉa mới được phát triển, trong chuyến thị sát một đơn vị đặc nhiệm.

Thế giới 24h
Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

Ba nhà máy hóa chất Nga cùng gặp sự cố trong một ngày

(CLO) Hôm 4/4, ba nhà máy hóa chất tại Nga đồng loạt gặp sự cố khẩn cấp, khiến ít nhất ba người bị thương và hai cơ sở phải ngừng hoạt động do mất điện.

Thế giới 24h
Người Mỹ chia rẽ gay gắt vì thuế quan mới của ông Trump

Người Mỹ chia rẽ gay gắt vì thuế quan mới của ông Trump

(CLO) Từ ngày 5/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức áp mức thuế 10% với tất cả hàng nhập khẩu vào Mỹ, động thái gây tranh cãi dữ dội trên cả trường quốc tế lẫn tại nước Mỹ.

Thế giới 24h
SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

SpaceX, ULA, Blue Origin giành được hợp đồng phóng tên lửa trị giá 13,5 tỷ USD từ Lầu Năm Góc

(CLO) Hôm 4/4, SpaceX của Elon Musk, United Launch Alliance (ULA) và Blue Origin của Jeff Bezos đã giành được các hợp đồng phóng tên lửa từ Lực lượng Không gian Hoa Kỳ với tổng trị giá 13,5 tỷ USD.

Thế giới 24h
Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

Ông Trump nói cố tình làm sụp đổ thị trường chứng khoán, tự quyết mức thuế quan

(CLO) Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế nhập khẩu trên diện rộng, thị trường chứng khoán toàn cầu đã lao dốc trong hai ngày liên tiếp.

Thế giới 24h
Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

Mỹ 'thắng đậm' thặng dư dịch vụ trên toàn cầu, song ông Trump lại phớt lờ

(CLO) Tổng thống Mỹ Donald Trump liên tục đề cập đến thâm hụt thương mại hàng hóa, nhưng lại bỏ qua thặng dư khổng lồ từ ngành dịch vụ - gồm doanh thu từ phim ảnh, Google, Amazon hay Facebook - nơi Mỹ đang thắng đậm trên toàn cầu.

Thế giới 24h