Virus Corona sẽ chấm dứt những cuộc chiến bất tận của Mỹ

Thứ năm, 09/04/2020 07:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Đại dịch Virus Corona đang trở thành thách thức lớn nhất đối với nước Mỹ trong nhiều thập kỷ. Đó là sử dụng nguồn lực hạn chế để hỗ trợ nhu cầu trong nước trước cuộc khủng hoảng và chấm dứt những cuộc chiến dài vô tận đầy tốn kém, hay tiếp tục căng mình trên nhiều mặt trận.

usarmy

Một thống kê gần đây chỉ ra rằng, chỉ trong hai thập kỷ qua Mỹ đã sử dụng một cách lãng phí và phản tác dụng 1.600 tỷ USD cùng sự tổn thất của hàng ngàn mạng sống trong những cuộc chiến không cần thiết ở nước ngoài.

Các chi phí đắt đỏ cho cuộc chiến chống Virus Corona (Covid-19) lúc này cho thấy mức độ ưu tiên lệch lạc của Washington, khiến quốc gia này trở nên mong manh và dễ rơi vào khủng hoảng.

Các ví dụ điển hình của Mỹ là kế hoạch triển khai quân sự tốn kém ở nước ngoài, cho các hoạt động chiến đấu tại Iraq, Syria, Afghanistan và Châu Phi.

Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ nhận được 165 tỷ USD tài trợ cho các hoạt động dự phòng ở nước ngoài cho riêng năm tài khóa 2020. Các hoạt động này sẽ bao gồm duy trì vận hành tổng cộng hơn 93.000 quân, trong đó gồm cả quân hỗ trợ khu vực.

Đó là những con số đáng kinh ngạc.

Thực tế, họ hoàn toàn không cần thiết. Không có mối đe dọa an ninh nào đối với Mỹ ở Iraq, Syria, Afghanistan hoặc Châu Phi mà bằng mọi cách biện minh cho các chi phí đó. Cho đến nay, các chi phí này hầu như không có tác động đến người dân.

Tuy nhiên, virus Corona đang tác động mạnh đến nền kinh tế Mỹ. Rõ ràng, chính quyền của Donald Trump đủ khôn ngoan để không thể tiếp tục kéo dài chi trả cho sự xa xỉ trong việc “đốt tiền” cho các nhiệm vụ quân sự ở nước ngoài.

Ngay cả sau khi Quốc hội thông qua gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD chưa từng có, để ứng phó với Covid-19, thì cú đánh vào nền kinh tế của Mỹ sẽ khiến họ không thể phục hồi một cách nhanh chóng.

Gói kích thích này hầu như không giải quyết được vấn đề lớn, và đang mở rộng của một hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phải vật lộn để đối phó với chi phí bùng nổ trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc cho rất nhiều người bị bệnh nặng.

Có sự thiếu hụt về các trang thiết bị bảo vệ cá nhân cần thiết cho các chuyên gia y tế. Xét nghiệm quy mô lớn vẫn là một thách thức và ở một số địa điểm, việc tìm đủ giường bệnh cho bệnh nhân cần chăm sóc đặt biệt gần như là sự đột phá.

Mặc dù nguy hiểm của virus Corona là rõ ràng và nó gây phí tổn về nhiều mặt cho hàng triệu công dân Mỹ, nhưng một số người ở Washington vẫn muốn tiếp tục thúc đẩy chiến dịch gây áp lực tối đa làm mất uy tín đối với Iran, gây căng thẳng không cần thiết với một quốc gia gây ra mối đe dọa tối thiểu đối với Mỹ.

Việc duy trì quân đội đồn trú nước ngoài khiến Mỹ phải chi một khoản tiền khổng lồ hàng năm

Việc duy trì quân đội đồn trú nước ngoài khiến Mỹ phải chi một khoản tiền khổng lồ hàng năm

Tình trạng này thậm chí còn tồi tệ hơn khả năng lãng phí tài nguyên vô cùng cần thiết ở nội địa nước Mỹ. Nó khiến các quân nhân và người phục vụ Mỹ ở Iraq và Syria phải đối diện với nguy hiểm tới tính mạng gần như hàng ngày, và khả năng khiến Mỹ bị kéo vào một cuộc chiến mới.

Các “kiến ​​trúc sư” của chiến dịch gây áp lực tối đa chống lại Tehran từ lâu đã hứa rằng họ sẽ kiểm duyệt hành vi của Iran, rằng họ sẽ buộc quốc gia Trung Đông phải kiềm chế hành vi của mình và sẽ tăng cơ hội tạo ra một thỏa thuận mới tốt hơn. Kết quả là họ chỉ nhận được phản ứng ngược lại.

Bất chấp các lệnh trừng phạt làm tê liệt và tàn phá nền kinh tế của họ, Iran vẫn đang duy trì chính sách phát triển hạt nhân, tham gia vào các hoạt động mạo hiểm trong khu vực và không sẵn sàng xem xét giải pháp ngoại giao cho đến khi Mỹ giảm nhẹ các lệnh trừng phạt.

Mỹ càng gây áp lực họ càng có khả năng vô tình rơi vào một tình thế nguy hiểm, với một cuộc chiến không mong muốn và cũng không dự báo có hồi kết.

Cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan cực kỳ tốn kém, nhưng một cuộc xung đột với Iran sẽ tồi tệ hơn đáng kể và đòi hỏi Mỹ phải sử dụng các nguồn lực và nhân lực khổng lồ để chống lại một cuộc xung đột không cần thiết, có thể kéo dài trong nhiều năm.

Một cuộc chiến tranh như vậy trong những khó khăn kinh tế hiện tại có thể khiến đất nước Mỹ rơi vào khủng hoảng.

Nói một cách thẳng thắn, Iran không hơn gì một cường quốc trung gian trong khu vực, có khả năng cân bằng hơn so với các nước láng giềng. Dù vậy, răn đe hạt nhân và quân sự thông thường của Mỹ có thể đủ để chế ngự bất kỳ cuộc tấn công chưa được chứng minh nào mà Iran có thể cân nhắc.

Do đó, không có lời biện minh nào trong việc duy trì chiến dịch gây áp lực vô nghĩa này và mạo hiểm một cuộc chiến mà Mỹ không cần. 

Covid-19 là cơ hội để Mỹ cân nhắc và từ bỏ những cuộc chiến bất tận và vô nghĩa.

Hoài Đức (trích từ nguồn nationalinterest)

Tin khác

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez tuyên bố tạm dừng công vụ

(CLO) Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez hôm thứ Tư (24/4) cho biết rằng ông sẽ tạm dừng công vụ và đang xem xét khả năng từ chức, sau khi tòa án mở cuộc điều tra đối với vợ ông.

Thế giới 24h
Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

Ukraine đã sử dụng tên lửa tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp để tấn công Nga

(CLO) Ukraine đã bắt đầu sử dụng tên lửa đạn đạo tầm xa do Mỹ bí mật cung cấp trong những tuần qua, để tấn công một sân bay quân sự của Nga ở Crimea vào tuần trước và một số khu vực do Nga sáp nhập khác, theo các quan chức Mỹ cho biết vào thứ Tư.

Thế giới 24h
Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

Thời tiết châu Âu thay đổi bất thường: Athens trông như Sao Hỏa, Helsinki trắng xóa

(CLO) Châu Âu đang trải qua một đợt thời tiết bất thường với bụi mù sa mạc Sahara bao phủ Hy Lạp và tuyết đang rơi dày đặc ở Phần Lan dù thời tiết đang dần chuyển sang mùa hè.

Thế giới 24h
Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

Tổng thống Biden ký gói viện trợ 61 tỷ USD cho Ukraine và kế hoạch cấm TikTok

(CLO) Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư (24/4) đã ký các dự luật quan trọng vừa được lưỡng đảng tại Quốc hội Mỹ thông qua, gồm gói viện trợ trị giá 61 tỷ USD cho Ukraine và một kế hoạch cấm TikTok.

Thế giới 24h
Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

Còn nhiều bất đồng trước thềm cuộc đàm phán hiệp ước nhựa toàn cầu

(CLO) Các quốc gia đang nỗ lực tiến tới hiệp ước nhựa toàn cầu mang tính lịch sử trong hội nghị thượng đỉnh tại Ottawa (Canada) vào tuần này, nhưng cũng chia rẽ sâu sắc trong các cuộc đàm phán về những gì nên đặt ra trong hiệp ước.

Thế giới 24h