Vô cảm trước cái ác cũng là… tội ác!

Thứ năm, 28/03/2019 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Kẻ thủ ác Nguyễn Phan Phi Long II bị kết án chỉ 10 năm tù về tội “cố ý gây thương tích”, sau khi đã ra tay đánh chết bé Nguyễn Tố Hân, con của người bạn thân gửi chăm sóc hộ. Xót xa hơn, bé gái 4 tuổi trước khi chết đã phải chịu hơn 50 vết thương dày đặc trên cơ thể,…

Và Tố Hân, chắc chắn không phải là nạn nhân trẻ em đầu tiên của cái ác, và sẽ không phải em bé cuối cùng, nếu sự chủ quan, chậm trễ, thậm chí là vô cảm không được chế tài đủ mạnh, sát thực tiễn.

Bảo vệ trẻ em, rất cần sự quyết tâm, quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật - Ảnh minh họa Soha

Bảo vệ trẻ em, rất cần sự quyết tâm, quyết liệt của các cơ quan bảo vệ pháp luật - Ảnh minh họa Soha

1. Vụ việc đau lòng này diễn ra từ đầu tháng 5/2018, khi anh Nguyễn Hữu Duyên (31 tuổi, đã ly thân vợ) từ Vĩnh Long xuống Cà Mau đón con gái là bé Nguyễn Tố Hân (ở với ngoại) về quê nội chơi. Do không có người trông, anh đã gửi con cho bạn thân là Nguyễn Phan Phi Long II chăm sóc hộ.

Sau đó, người thân anh Duyên bất ngờ nhận tin báo cháu gái nhập viện cấp cứu, đến viện thì bé đã tử vong. Thấy cơ thể bé có nhiều vết thương, nghi bị bạo hành,... gia đình đã trình báo công an và Phi Long II đầu thú, bị khởi tố và phải ra trước vành móng ngựa.

Trước khi bắt đầu phiên tòa xét xử công khai, một số phóng viên đã trình giấy giới thiệu cho thư ký phiên tòa xin tham gia tác nghiệp (lấy hình ảnh, quay clip phiên xét xử,...). Tuy nhiên, sau đó thư ký tòa án yêu cầu các phóng viên trình thẻ nhà báo, đồng thời truyền đạt ý kiến chủ tọa phiên tòa cho rằng phóng viên không có thẻ chỉ được ngồi dự, không được quay phim, chụp hình.

Công tác bảo vệ trẻ em cơ bản vẫn chỉ nằm trên giấy - Ảnh minh họa Thiện Mỹ

Công tác bảo vệ trẻ em cơ bản vẫn chỉ nằm trên giấy - Ảnh minh họa Thiện Mỹ

2. Theo cáo trạng, thời gian nhận chăm sóc bé Hân, vợ chồng Phi Long II thường để bé ở nhà một mình. Mọi sinh hoạt thường ngày từ ăn uống đến vệ sinh,... bé gái 4 tuổi phải tự làm tất cả.

Sáng 16/6/2018, bé Hân thức dậy không chịu ăn bánh bao mà đòi ăn cơm sườn và khóc làm Trương Thúy Vy (vợ Phi Long II) không ngủ được nên Vy điện thoại kêu bị cáo mua thức ăn về. Khi về đến, Long II hỏi bé Hân sao không chịu ăn. Cho rằng bé hỗn, Long II tức giận dùng tay đánh vào miệng làm bé ngã đập đầu vào tường rồi tiếp tục ngã đập đầu xuống nền gạch. Bé Hân đứng lên đi vài bước la đau rồi bất ngờ quỵ xuống.

Phát hiện bé chảy máu do rách môi, mặt tím tái, mắt đứng tròng, vợ chồng Phi Long II đã đưa bé vào bệnh viện nhưng bé tử vong sau đó. Kết quả khám nghiệm cho thấy Hân tử vong do chấn thương sọ não/viêm phế quản - phổi. Ngoài ra trên người nạn nhân còn phát hiện hàng chục vết thương khác…

Vậy là, một bé gái mới chỉ 4 tuổi, khi ở cùng với vợ chồng Phi Long II và Trương Thúy Vy, đã phải tự chăm sóc bản thân, từ ăn uống đến vệ sinh, nhiều lần bị đánh đập, phải hứng chịu hơn 50 vết thương, trong đó có những vết cắt ở bàn chân, có vết đau giống bị châm thuốc lá,…

Đối tượng nuôi dưỡng, chăm sóc Tố Hân là Phi Long II khi đưa nạn nhân vào bệnh viện cấp cứu, đã cố tình che giấu hành vi và khai là bé bị té sông. Hơn nữa, theo VnExpress, Phi Long II từng có tiền án về tội “tàng trữ trái phép chất ma túy”.

Tuy nhiên, HĐXX nhận định Phi Long II phạm tội trong trạng thái tức giận, không có ý cướp đi mạng sống của nạn nhân; Các vết thương trên người bé, bị cáo thừa nhận có một số do bị cáo đánh, một số khác có thể do bị hại tự mình gây ra, không xác định được ai gây ra, không có dấu hiệu đồng phạm; xét bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối tội, khắc phục hậu quả nên xem xét giảm nhẹ một phần hình phạt;... và tuyên án 10 năm tù về tội “cố ý gây thương tích” (?).

Ở phiên tòa tuyên án 10 năm tù cho kẻ ngược đãi, đánh chết trẻ em, cha mẹ nạn nhân đã mang theo di ảnh con gái nhỏ. Chốc chốc, người mẹ lại cúi nhìn di ảnh con, và rơi nước mắt.

Luật trẻ em 2016 quy định rất rõ về quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc của trẻ - Ảnh minh họa.

Luật trẻ em 2016 quy định rất rõ về quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc của trẻ - Ảnh minh họa.

3. Chưa ai gọi hình phạt 10 năm tù trên là sự “phỉ báng công lý” như phiên tòa vụ dâm ô trẻ em ở TP. Vũng Tàu,… nhưng nó gợi nhớ tới một vụ án đau thương mới xảy ra tại Hà Nội.

Đối tượng Trần Hoài Nam (phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy) và vợ là Phạm Thị Tú Trinh trong quá trình chung sống với cháu K. (con riêng của Nam, 10 tuổi) đã thực hiện cách ly, không cho con gặp mẹ ruột và ông bà nội.

Đặc biệt, mỗi khi cháu K. không nghe lời là bị cáo Nam hành hạ, nhiều lần dùng muôi bằng inox đánh vào đầu, dùng mắc áo cuốn băng dính tạo thành roi đánh con trai. Ngoài ra, người mẹ kế cũng nhiều lần chửi bới, tát con riêng của chồng... Vì những hành vi tàn ác ấy, Trần Hoài Nam đã bị TAND quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) đã tuyên phạt 6 năm 6 tháng tù về tội “hành hạ con” và “cố ý gây thương tích”. Người vợ sau của Nam cũng bị phạt 5 năm tù về các tội danh trên.

Theo ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng, thống kê của Bộ LĐTB&XH, tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực, xâm hại thân thể nghiêm trọng, dưới nhiều hình thức và ở mọi độ tuổi; việc bảo vệ trẻ em - đối tượng dễ bị tổn thương nhất - cơ bản vẫn chỉ nằm trên giấy mà thiếu những hành động cần thiết, biện pháp để ngăn chặn.

Và thực tế, ngay cả các cơ quan tư pháp, hành pháp cũng chưa cho thấy sự chặt chẽ, nỗ lực cao nhất vì quyền “được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc” của trẻ em mà Luật trẻ em 2016 quy định, chưa nói tới quyền được sống.

Kiên Giang

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn