Vở chèo cổ 'Lưu Bình - Dương Lễ' thu hút khán giả trẻ

Thứ ba, 16/07/2024 06:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Sự thành công của vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” cho thấy nghệ thuật chèo vẫn có sức hút đối với khán giả trẻ trong đời sống hiện đại.

Theo thông tin từ Nhà hát chèo Hà Nội ngày 15/7, đơn vị vừa ra mắt vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm. Vở diễn ra mắt tối 13/7 đã thu hút đông đảo khán giả nhiều lứa tuổi và cả khán giả nước ngoài.

Các nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát chèo Hà Nội đã hóa thân vào nhân vật, lột tả được tính cách của nhân vật ở từng thời điểm khác nhau, tạo nên những nút thắt, mở, những tình huống, cao trào hết sức ấn tượng.

vo cheo co luu binh  duong le thu hut khan gia tre hinh 1

Vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” ra mắt tối 13/7 đã thu hút đông đảo khán giả. Ảnh: BTC

Sự “chắc tay” của người phục dựng cùng kinh nghiệm dày dặn trên sân khấu của các nghệ sĩ tài năng đã góp phần tạo nên sức hút của vở diễn. Vì thế, khán phòng Rạp Đại Nam không còn một ghế trống và khán giả liên tục vỗ tay tán thưởng.

Tích chèo cổ "Lưu Bình - Dương Lễ" là một trong 7 vở chèo nổi tiếng của nghệ thuật chèo. "Lưu Bình - Dương Lễ" cũng được coi là một trong những vở chèo cổ hay nhất, có giá trị bất biến dù ở thời đại nào. Vì vậy, đã có rất nhiều phiên bản “Lưu Bình - Dương Lễ” và việc làm mới nó luôn là thách thức không nhỏ.

Tuy nhiên, Nhà hát chèo Hà Nội đã thành công khi phục dựng “Lưu Bình - Dương Lễ” với một ê kíp nghệ sĩ trẻ, những gương mặt mới, những diễn viên mới ngoài hai mươi tuổi, đầy tài năng và đam mê cống hiến.

Đó là Quang Trưởng với vai Lưu Bình - vai diễn “nặng” nhất vở, bởi gần như xuất hiện từ đầu đến cuối, là nhân vật chính với nhiều bài hát, ngâm và những trạng thái cảm xúc khác nhau. Với vai diễn này, Quang Trưởng được đánh giá là thể hiện tốt nhân vật bằng lối diễn tự nhiên, ngoại hình đẹp và giọng hát ngọt ngào.

Nghệ sĩ trẻ Tiến Đạt vào vai Dương Lễ cũng tạo được nhiều bất ngờ. Trước đây Tiến Đạt thường đóng những vai hài hước, dí dỏm thế nên khi anh hoá thân vào vai một “quan văn” mới thi đỗ rất nhập vai đã tạo nên sự thích thú cho khán giả có mặt.

vo cheo co luu binh  duong le thu hut khan gia tre hinh 2

Nghệ sĩ Quang Trưởng và Diệu Linh trong vở diễn. Ảnh: BTC

Giọng hát trầm ấm, phong thái đĩnh đạc, giọng nói chắc chắn, khoan thai và lối diễn chủ động, tự tin đã khiến vai diễn của Tiến Đạt dù thời lượng xuất hiện ít, nhưng lại gây được ấn tượng mạnh đối với người xem.

Cũng là nhân vật xuất hiện xuyên suốt vở diễn - nàng Châu Long do nghệ sĩ trẻ Diệu Linh thủ vai - đã tạo được nhiều thiện cảm cho khán giả. Gần như lần đầu được giao một vai chính, lại là "vai mẫu" trong chèo nên Diệu Linh khá áp lực.

Tuy nhiên, với gương mặt đẹp, lối diễn duyên dáng và một giọng hát ngọt ngào, Diệu Linh đã hóa thân vào vai nàng Châu Long khá "tròn trịa".

Để đạt được những thành công đó, ngoài tài năng và sự nỗ lực của bản thân, Quang Trưởng, Tiến Đạt và Diệu Linh đã được các nghệ sĩ đi trước của Nhà hát truyền dạy, đó là NSƯT Hồng Nam, NSƯT Hoài Anh và NS Tuấn Kha.

Đây là ba nghệ sĩ từng diễn hàng trăm buổi với những vai mẫu này, họ đã nhiệt tình truyền hết những tinh hoa vốn cổ, cũng như kinh nghiệm làm nghề. Vì thế, ba diễn viên trẻ đã lĩnh hội được rất nhiều những tinh hoa để hoá thân đầy cảm xúc vào nhân vật Lưu Bình - Dương Lễ - Châu Long.

Ngoài 3 nghệ sĩ vào các vai chính, các nghệ sĩ khác tham gia vở diễn cũng đều là những gương mặt tài năng của Nhà hát chèo Hà Nội như Xuân Dũng, Thúy Hằng, Hồng Thắm, Ngọc Hà...

Đặc biệt là nghệ sĩ Khắc Huy (vai Trù Phòng) với diễn xuất duyên dáng, hài hước đã mang lại tiếng cười, những giây phút thư giãn cho khán giả.

Ngoài ra, với bản dựng lần này, NSND Trần Quốc Chiêm đã rất tâm huyết trong việc gìn giữ những yếu tố mẫu mực của chèo cổ, chi tiết và tỉ mỉ từng động tác, từng điệu hát để nổi bật những giá trị bản sắc của chèo.

Đặc biệt, NSND Quốc Chiêm đã có thêm một số chi tiết như chiếc gương tư mã là chiếc gương thật thay vì hình thức diễn “ước lệ” trước đây, hoặc là đoạn ngâm thơ trước khi mở màn tóm tắt ý nghĩa của vở diễn và một số chi tiết khác đã góp phần tạo nên sự mới mẻ.

Vở diễn cũng được thêm vào những điệu múa để các cảnh diễn uyển chuyển hơn và góp phần tăng thêm sự hấp dẫn của một vở chèo cổ.

vo cheo co luu binh  duong le thu hut khan gia tre hinh 3

Sự tham gia diễn xuất của một ê kíp nghệ sĩ trẻ măng đã thổi một luồng sinh khí mới cho vở chèo cổ. Ảnh: BTC

Sự thành công của vở chèo cổ “Lưu Bình - Dương Lễ” lần này cho thấy, nếu như những người làm chèo vẫn luôn giữ được lửa đam mê và những quan tâm thực sự, tạo điều kiện cho các nghệ sĩ trẻ để họ thể hiện được mình, thì chèo vẫn có sức hút đối với khán giả trẻ trong đời sống hiện đại.

Thế Vũ

Bình Luận

Tin khác

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

Phát hiện con đường đá cổ vượt Đèo Ngang

(CLO) Trong quá trình tìm lại cung đường qua Đèo Ngang xưa, các lực lượng đã phát hiện nhiều bậc đá cổ mà cha ông ta lắp dựng để lên cổng Hoành Sơn Quan.

Đời sống văn hóa
Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

Lùi Ngày hội văn hóa dân tộc Chăm năm 2024 sang tháng 12

(CLO) Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch thống nhất với tỉnh Ninh Thuận điều chỉnh lùi thời gian tổ chức Ngày hội sang tháng 12 năm 2024.

Đời sống văn hóa
Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

Giao lưu văn hóa, thúc đẩy hợp tác du lịch Việt - Trung

(CLO) Giao lưu văn hóa “Gió trăng chung một bầu trời, Núi sông nối liền Việt - Trung” góp phần thúc đẩy hợp tác du lịch giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Đời sống văn hóa
Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

Hà Nam: Nhiều hoạt động tại Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024

(CLO) Tối 18/9 (tức ngày 16/8 âm lịch), UBND huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam), Ban Quản lý di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương tổ chức Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Trần Thương năm 2024, nhân kỷ niệm 724 năm ngày mất của Đức Thánh Trần.

Đời sống văn hóa
Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

Bí ẩn của Nhà thờ Đức Bà Paris sắp được giải mã?

(CLO) Bí ẩn kéo dài hàng thế kỷ xung quanh vị trí chôn cất Joachim de Bellay, một thi sĩ thời Phục hưng, trong khuôn viên Nhà thờ Đức Bà Paris có thể sắp được giải đáp.

Đời sống văn hóa