Vụ bác sĩ nghỉ việc ở BV Bạch Mai: Thu nhập phải tương xứng với sức lao động bỏ ra

Thứ tư, 14/04/2021 20:35 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo các chuyên gia: "Áp lực quá, công việc nhiều nhưng thu nhập giảm đi chắc chắn không chỉ ở Bệnh viện Bạch Mai mà ở các đơn vị khác người ta cũng có xu hướng bỏ đi".

Hiện nay, theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhà báo & Công luận có nhiều nguyên nhân dẫn đến cán bộ, bác sĩ, người lao động viết đơn xin nghỉ việc ở Bệnh viện Bạch Mai.

Trong đó, có nguyên nhân được cho là những cải cách đổi mới đang diễn ra tại Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua được cho là "nóng vội, tạo áp lực lớn, mệt mỏi" đã khiến khiến nhiều người tìm cách ra đi.

Đổi mới là xu hướng tốt nhưng cần phải tính bài toán tổng thể, tránh nóng vội (ảnh nguồn internet).

Đổi mới là xu hướng tốt nhưng cần phải tính bài toán tổng thể, tránh nóng vội (ảnh nguồn internet).

Bình luận về vấn đề này, ông Lê Như Tiến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội cho rằng, cải cách củng cố các đơn vị là chủ trương là tốt, nhưng bước đi phải có lộ trình, thận trọng, phải đảm bảo hài hòa lợi ích chung của cộng đồng, tập thể bệnh viện và cá nhân các bác sĩ.

Bởi vì, người lao động đi làm bao giờ cũng hướng tới cải thiện cuộc sống tốt hơn, thu nhập cao hơn. Còn thấy áp lực quá, công việc nhiều nhưng thu nhập giảm đi chắc chắn không chỉ ở Bệnh viện Bạch Mai mà ở các đơn vị khác người ta cũng có xu hướng bỏ đi.

"Đi làm thì thu nhập phải tương xứng với sức lao động bỏ ra. Cải cách gì cũng phải quan tâm đời sống của công chức, viên chức, người lao động. Gây áp lực quá, để người lao động cảm thấy khó làm việc thì không chỉ bệnh viện, các cơ sở sản xuất, giáo dục, doanh nghiệp người ta đều có phản ứng tiêu cực" - ông Lê Như Tiến nêu quan điểm.

Cũng liên quan đến vấn đề áp lực đối với cán bộ nhân viên, ông Đỗ Văn Thành, Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với phóng viên Báo Nhà báo & Công luận rằng, hiện Bệnh viện Bạch Mai đang thí điểm tự chủ toàn diện, không được cấp kinh phí nhưng phải nâng cao chất lượng dịch vụ. Chính vì vậy khi triển khai chăm sóc toàn diện thì điều dưỡng rất vất vả.

"Áp lực căng thẳng về thần kinh do dịch COVID-19, áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ, chăm sóc bệnh nhân, trong khi thu nhập giảm, còn rất thấp chính vì vậy tâm lý của cán bộ công nhân viên chức có lo lắng", ông Thành cho biết.

Cũng theo ông Thành, trước những khó khăn như vậy, bên ngoài họ trả cho những người giỏi lên đến 100 triệu/tháng nên có người đã chọn cách ra đi. Một số cán bộ điều dưỡng cũng xin chuyển.

Theo ông Thành: "Hiện nay bệnh viện rất quyết liệt trong việc đổi mới, thay đổi để cung cấp dịch vụ tốt. Như việc ứng xử với người bệnh, để người bệnh không hài lòng cũng đưa ra hình thức xử lý, kể cả đưa ra hội đồng xử lý kỷ luật khi mà người bệnh bức xúc".

"Từ trước đến nay không bao giờ đưa ra xử lý trước hội đồng về thái độ ứng xử với người bệnh. Bây giờ bệnh viện đưa ra. Nếu không quyết liệt làm sao có thay đổi tích cực", ông Thành nói thêm.

Ông Thành cho rằng, vào bệnh viện bây giờ khang trang, bệnh nhân hài lòng, nhiều người viết thư khen, có được những quyết liệt như thế nào mới thay đổi được tinh thần thái độ.

Trước đó, Báo Nhà báo & Công luận đưa tin, phóng viên đã trao đổi với ông A (báo xin giấu tên), người đã gắn bó với Bệnh viện Bạch Mai hơn 20 năm, vừa viết đơn xin thôi việc và đang trong thời gian chờ xử lý.

Ông  A cho rằng, lý do xin nghỉ việc là do cải cách thời gian qua ở Bệnh viện Bạch Mai. Xu hướng đổi mới bệnh viện sẽ phải theo đổi mới như hiện nay, nếu mình làm tốt sau này mình được hưởng. Nhưng lãnh đạo làm hơi đột xuất, nhanh quá. Anh em không thích nghi được, thấy không đáp ứng được nên xin nghỉ", ông này nói.

Cũng theo ông này, hiện chi phí lĩnh vực y tế hơi thấp trong khi công sức anh em bỏ ra nhiều, đội ngũ quản lý chưa đáp ứng, người cũ nhưng làm kiểu mới nên không hợp.

"Ngành y phải đổi mới, với điều kiện là thu nhập anh em y tế phải cao lên. Số lượng người phục vụ, chăm sóc toàn diện phải tăng lên mới đủ làm. Còn như hiện nay, bệnh nhân nhận thức chưa tốt, nhiều người còn 'chửi'… nên rất áp lực. Thấy công sức bỏ ra mà thu nhập không xứng đáng nên xin nghỉ” – ông A chia sẻ.

Vị này còn cho rằng: Bây giờ áp lực công việc lớn hơn, chịu trách nhiệm nhiều hơn, lương thu nhập không được bao nhiêu nhưng sai là bị trừ tiền 2 đến 3 tháng. Coi như làm không công.

Giờ ai cũng thích thành tích làm theo kiểu chăm sóc toàn diện nên đua nhau đăng ký nhưng cơ sở hạ tầng không đủ để chăm sóc toàn diện cho người bệnh.Đáng lẽ phải đồng bộ, con người phải tốt, cơ sở vật chất phải đầy đủ”.

Ông A cho rằng: “Lãnh đạo nên làm từ từ để anh em thích nghi. Mong báo chí phản ánh để lãnh đạo hiểu, không phải cái gì lãnh đạo cũng đúng, sẽ làm khổ anh em.

Chắc chắn phải khổ anh em phải bỏ. Hướng làm của ông Tuấn (GĐ BV Bạch Mai - PV) làm cũng đúng, nhưng nhanh quá. Còn về nguyên tắc phải đổi mới, cải tổ là đúng”.

Minh Triết

Tin khác

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

Bế đung đưa để dỗ, một trẻ nhập viện trong trạng thái nguy kịch

(CLO) Một bé 2 tháng tuổi khóc nên người nhà bế rung lắc trẻ theo thói quen, không ngờ gây tổn thương não khiến trẻ phải cấp cứu và có nguy cơ để lại di chứng lâu dài.

Sức khỏe
TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

TP HCM: Buộc thu hồi và tiêu hủy lô mặt nạ Prodak Strawberry Soft Facial Mask không đạt chất lượng

(CLO) Đây là nội dung nằm trong danh sách xử phạt trong lĩnh vực dược - mỹ phẩm - thiết bị y tế - đấu thầu giai đoạn 1/3 - 15/3, được Thanh tra Sở Y tế TP HCM công bố mới đây.

Sức khỏe
Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

Đau đầu như nào thì phải đi khám để điều trị

(CLO) Theo chuyên gia, phần lớn các trường hợp đau đầu thường nhẹ, không nguy hiểm. Tuy nhiên, có một số trường hợp đau đầu là một triệu chứng của các bệnh lý thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

Sức khỏe
Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

Gia Lai: Kỷ luật ekip trực liên quan đến vụ thai nhi tử vong trong bụng mẹ

(CLO) Theo kết quả của hội đồng chuyên môn con của sản phụ Nay H'Uyên tử vong là do suy thai cấp trong quá trình chuyển dạ. Ngay sau đó, Trung tâm Y tế thị xã Ayun Pa đã kỷ luật các tập thể, cá nhân liên quan.

Sức khỏe
Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

Số người ngộ độc sau khi ăn cơm gà tại Nha Trang vẫn tăng, có người chuyển nặng

(CLO) Trong ngày hôm qua (15/3), số nạn nhân đã tăng thêm 123 ca nâng tổng số người bị ngộ độc lên 345 ca, một bệnh nhân nữ chuyển nặng.

Sức khỏe