Vụ phá vỡ "liên minh" kho chứa hàng nhập lậu 40 tấn: Cục Quản lý thị trường Hà Nội nói gì?

Thứ tư, 23/06/2021 10:28 AM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14, Cục Quản lý thị trường Hà Nội: “Liên minh” kho hàng lậu tại Hà Nội và Hưng Yên có hàng nghìn sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Liên quan tới sự việc “liên minh” kho hàng lậu “khủng” tại Hà Nội và Hưng Yên, ông Lê Việt Phương, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội cho biết: Đây là một trong những vụ kiểm tra có quy mô lớn có tính chất liên tỉnh mà Đội thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường.

Tại Hà Nội, các đối tượng bán hàng thông qua kênh

Tại Hà Nội, các đối tượng bán hàng thông qua kênh "Thủy Top Rẻ và Đẹp".

Tại đây có tới hàng trăm mặt hàng với hàng nghìn sản phẩm thuộc các nhóm mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng, thuốc… Có những sản phẩm chỉ có nhãn phụ dán ngoài thùng carton, bên trong sản phẩm không có tem nhãn. Tại thời điểm kiểm tra đa phần chủ cơ sở không xuất trình được các giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa.

Ông Phương cho biết: Đối với các điểm kinh doanh mà doanh nghiệp trực tiếp nhập khẩu, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu ngược lại với hồ sơ nhập khẩu để xác minh nguồn gốc hợp pháp của hàng hóa. 

“Đối với các loại hàng hóa được cơ sở mua lại của các đơn vị khác, chúng tôi sẽ tiến hành thẩm tra, xác minh cũng như đối chiếu với các hồ sơ liên quan. Chúng tôi kiên quyết đấu tranh và xử lý đúng quy định đối với những sản phẩm vi phạm”, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 nhấn mạnh.

Trước đó, hôm 22/6, Tổng Cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã phối hợp với phòng PC03, Công an Hà Nội nhằm triệt phá 8 điểm tập kết hàng hóa, nhập lậu tại Hưng Yên và Hà Nội.

Trong đó, đoàn kiểm tra đã phát hiện, một kho hàng tại huyện Văn Lâm, Hưng Yên đang lưu trữ 93.400 sản phẩm chủ yếu mỹ phẩm, thực phẩm, thực phẩm chức năng và rượu do nước ngoài sản xuất. Toàn bộ số hàng hóa đều không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hợp pháp thời điểm lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra.

Tại Hà Nội, đoàn kiểm tra cũng phát hiện ra 7 điểm tập kết hàng hóa lậu khác, nằm rải rác ở các quận Long Biên, Nam Từ Liêm, Hai Bà Trưng. Tổng cộng, với 8 điểm tập kết, đoàn kiểm tra đã thu giữ khoảng 40 tấn hàng, gồm 123.425 sản phẩm mang dấu hiệu vi phạm.

Với 8 điểm tập kết, đoàn kiểm tra đã thu giữ khoảng 40 tấn hàng, gồm 123.425 sản phẩm mang dấu hiệu vi phạm.

Với 8 điểm tập kết, đoàn kiểm tra đã thu giữ khoảng 40 tấn hàng, gồm 123.425 sản phẩm mang dấu hiệu vi phạm.

Trao đổi với PV Báo Nhà báo và Công luận, đại diện lực lượng quản lý thị trường cho biết: Các đối tượng nhập khẩu hàng hóa không rõ nguồn gốc, từ Hàn Quốc, Nhật Bản về Việt Nam qua Cảng Hải Phòng. Sau đó, đưa tới các kho hàng tập kết.

Tại đây, hàng hóa được xé lẻ, vận chuyển bằng phương tiện xe tải về tập kết tại một số điểm trên địa bàn thành phố Hà Nội để tiêu thụ, kiếm lời.

Tại địa bàn Hưng Yên, hàng hóa chủ yếu được tiêu thụ qua các nền tảng thương mại điện tử, đặc biệt là livestream bán hàng qua các fanpage “Chego Shop – Thế giới hàng Nhật”, “Chego Hàng Nhật EU” và giao dịch thông qua các ứng dụng trên điện thoại như zalo, viber.

Trong khi đó, tại Hà Nội, các đối tượng bán hàng thông qua kênh "Thủy Top Rẻ và Đẹp". Được biết, kênh bán hàng này có lượng tiếp cận rất lớn, mỗi chia sẻ, livestream bán hàng nhận được hàng nghìn đơn đặt hàng.

Hiện tại, các mũi kiểm tra vẫn đang tiếp tục tiến hành các thủ tục tạm giữ, di chuyển hàng hóa về kho để tiếp tục xác minh, làm rõ các dấu hiệu vi phạm để xử lý theo đúng quy định.

Việt Vũ

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

UDIC lần thứ 6 được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024

(CLO) Việc UDIC được vinh danh Top 10 Nhà thầu xây dựng năm 2024, tiếp tục khẳng định sự nỗ lực thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh tái cơ cấu, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao nội lực, biến thách thức thành cơ hội...

Thị trường - Doanh nghiệp
ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

ĐHCĐ Cen Land (CRE) 2024: Mảng kinh doanh mới sẽ mang lại doanh thu

(CLO) Ngày 25/4, Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ Cen Land (CRE) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024.

Thị trường - Doanh nghiệp