Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học: Tiếng Hàn và Tiếng Đức sẽ “bình đẳng” như Tiếng Anh

Thứ năm, 04/03/2021 15:47 PM - 0 Trả lời

(CLO) Với từ “bắt buộc”, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho hay không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”.

Hiện nay, dư luận quan tâm đến việc Bộ GD&ĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn, hệ 10 năm thí điểm, trong đó quy định: "Môn Tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12".

Nhiều người thắc mắc vì sao Tiếng Hà là môn học “bắt buộc”. Giải thích về vấn đề này, ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho hay, đây là quyết định về việc thí điểm Tiếng Hàn trở thành một trong những Ngoại ngữ 1.

Còn chương trình Tiếng Hàn – Ngoại ngữ 2 thì đã được Bộ GD&ĐT ban hành trước đây.

Tiếng Hàn sẽ được thí điểm đưa vào dạy học ở phổ thông như Tiếng Anh (ảnh nguồn internet).

Tiếng Hàn sẽ được thí điểm đưa vào dạy học ở phổ thông như Tiếng Anh (ảnh nguồn internet).

Với từ “bắt buộc”, ông Thành cho hay không có nghĩa Tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc, mà từ này dùng để bổ ngữ giải nghĩa cho cụm “Ngoại ngữ 1”.

Tức Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, học sinh có thể chọn một trong các thứ tiếng được xác định là Ngoại ngữ 1.

“Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học môn Tiếng Hàn”, ông Thành nhấn mạnh.

Theo ông Thành, theo quyết định này, Bộ GD&ĐT đang thí điểm đưa thêm 2 ngoại ngữ là Tiếng Hàn và Tiếng Đức vào nhóm những Ngoại ngữ 1 trong chương trình phổ thông.

Hiện nay, theo quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ thứ nhất.

Ông Thành cũng cho hay, việc thí điểm ít nhất cũng phải diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo.

“Sau khi thí điểm mà thấy có nhu cầu và chất lượng thì Bộ sẽ triển khai đưa vào để người dân, người học thêm các cơ hội lựa chọn”.

Sau quá trình thí điểm, nếu việc đưa vào trở thành chính thức bằng việc ban hành thông tư, Tiếng Hàn và Tiếng Đức sẽ “bình đẳng” như Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc ở chương trình phổ thông.

Về việc thí điểm, theo ông Thành hiện nay số học theo nhóm ngoại ngữ này trong các trường phổ thông rất ít. “Trường hoặc địa phương nào đăng ký thí điểm thì phải đăng ký với Bộ GD&ĐT về số lượng học sinh, đảm bảo chất lượng ra sao rồi mới bắt đầu dạy”, ông Thành nói.

Tuy nhiên, hiện nay, với quyết định này, ông Thành cho hay, những học sinh có sở thích, năng lực đã có thể chọn môn Tiếng Hàn và điểm của môn học này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT được bình đẳng và tính là điểm môn Ngoại ngữ.

Hiện nay, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội đang tổ chức dạy học Tiếng Hàn.

Trinh Phúc

Tin khác

Hà Giang: Khai mạc Hội thi xếp sách nghệ thuật 2024

Hà Giang: Khai mạc Hội thi xếp sách nghệ thuật 2024

(CLO) Mới đây, Huyện đoàn và Hội đồng đội huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã phối hợp tổ chức Hội thi xếp sách nghệ thuật năm 2024, sự kiện đã thu hút được đông đảo các Hội đồng đội trên địa bàn huyện tham gia.

Giáo dục
Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

Các mốc thời gian tuyển sinh đại học thí sinh cần lưu ý

(CLO) Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành chi tiết kế hoạch, các mốc thời gian tuyển sinh đại học và cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024.

Giáo dục
Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

Tấm gương vượt khó của hai giáo viên khuyết tật hết mình vì sự nghiệp giáo dục

(CLO) Không may mất cả hai chân sau khi bị tai nạn trên đường đi dạy về, sau bao nỗ lực vượt khó, cô giáo ở Bắc Kạn được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen.

Giáo dục
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen cho thầy giáo không bàn chân ở Thanh Hoá

(CLO) Thầy giáo Đào Thanh Hương, giáo viên Trường THCS Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hoá) đã vinh dự được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) trao tặng Bằng khen là tấm gương sáng về tinh thần vượt khó vươn lên trong giảng dạy và giáo dục.

Giáo dục
Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ trên tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái

Thực hiện phong trào kế hoạch nhỏ trên tinh thần tự nguyện, tương thân tương ái

(CLO) Hội đồng Đội Hà Nội chỉ đạo Hội đồng Đội các quận, huyện, thị xã, trong quá trình triển khai Phong trào "Kế hoạch nhỏ," hướng đến khuyến khích các em tham gia trên tinh thần tự nguyện, không ép buộc.

Giáo dục