(CLO) Với những ai thuộc nằm lòng những khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19, hình ảnh những bãi biển đầy ắp người trong hai ngày nghỉ lễ vừa qua đã khiến họ lắc đầu ngán ngẩm. Bởi, từ sự "Vui quá mức" ấy, những nỗ lực phòng chống dịch Covid-19 bấy lâu hoàn toàn có thể là sự... "kiếm củi ba năm thiêu một giờ".
1. "Bãi biển Sầm Sơn, Hải Tiến, Cửa Lò đông nghẹt du khách chiều 30/4"; "Hàng vạn du khách đổ về Đồ Sơn, Sầm Sơn trong 2 ngày đầu nghỉ lễ"; "Bãi biển Sầm Sơn đông nghẹt người dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5", "Hồ Gươm “nghẹt thở” trong ngày đầu nghỉ lễ 30/4-1/5", "Nghỉ lễ, vô tư tụ tập tắm biển, ngó lơ khẩu trang"- Đó là hàng loạt tít bài ghi nhận của congluan.vn và nhiều tờ báo về nét nổi bật nhất của hai ngày nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Theo ước tính của phóng viên báo Người lao động, con số du khách có mặt trên biển Sầm Sơn hai ngày qua ước tính lên tới hàng vạn. Điều quan ngại là từ ngoài biển, lên đến bãi cát, cho đến các quán hàng, khách sạn dọc bãi biển, người người tụ tập nô đùa, tám chuyện nhưng có rất ít người đeo khẩu trang, giữ khoảng cách theo khuyến cáo của cơ quan y tế để phòng lây lan Covid-19.
Đó là chuyện trên bãi biển, còn giữa lòng Thủ đô, nơi vẫn thuộc nhóm nguy cơ thì sao? Theo ghi nhận của phóng viên Congluan.vn, tối ngày 30/4 vẫn có rất đông người dân tập trung tại khu vực vườn hoa, tuyến đường quanh khuvực hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm), những quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19 như đeo khẩu trang, hạn chế tập trung đông người, giữ khoảng cách an toàn,... gần như không được thực hiện.
Tại Sài Gòn, địa phương cũng đang thuộc nhóm có nguy cơ với Covid-19, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trong tối 30/4, phố đi bộ Nguyễn Huệ tập trung đông đúc người dân đi chơi lễ, rất nhiều người không đeo khẩu trang nơi công cộng, và cũng rất ít người được nhắc nhở đảm bảo các yêu cầu phòng dịch.
Khi được hỏi đang dịch, đang giãn cách xã hội, sao ra đường tụ tập nhiều thế, đi tắm biển gì giờ này? Nhiều người cười nhẹ mà rằng: "quan trọng hóa vấn đề làm gì", "cách ly mãi bí bách cũng cần phải xõa một chút chứ", rằng "nước ta kiềm chế dịch tốt nhất thế giới cơ mà".
2. Đúng, chẳng thể phủ nhận, những ngày cách ly xã hội, phải tuân thủ nghiêm những quy định kỹ càng về giãn cách xã hội đã khiến không ít người cảm thấy bí bách, ngột ngạt và thấy khát khao vô cùng cái cảm giác được tự do đi lại, bay nhảy bất cứ nơi nào mình muốn.
Đúng, chuyện Việt Nam đang trở thành hình mẫu phòng chống dịch Covid-19 thì nhiều quốc gia trên thế giới, đã phải công nhận. Thực tế là đến sáng 2/5, Bộ Y tế tiếp tục ghi nhận không có ca dương tính nCoV, đánh dấu tám ngày qua không thêm ca nhiễm mới và 16 ngày không ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đó là những thành quả hết sức đáng tự hào. Nhưng nên nhớ rằng, để có được những thành quả hết sức đáng tự hào ấy, là nỗ lực bền bỉ, là quyết tâm sắt đá của cả hệ thống chính trị, là sự chỉ đạo hết sức quyết liệt của Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch... cùng với đó, không thể phủ nhận, chúng ta cũng đã phải trả những cái giá không hề rẻ: học sinh, sinh viên phải nghỉ học dài ngày, nền kinh tế bị đình trệ, an sinh xã hội bị ảnh hưởng...
Cũng chính từ sự cân nhắc trước những "cái giá không hề rẻ ấy", với quan điểm "kiểm soát được dịch bệnh nhưng vẫn phải phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội", sau những cân nhắc rất thận trọng, ngày 22/4, Thủ tướng đã quyết định: nới lỏng một bước (các hoạt động xã hội).
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng liên tục nhấn mạnh: phải kiểm soát đúng mức; tránh tư tưởng chủ quan, coi thường để dịch bệnh quay trở lại. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng nhắc đi nhắc lại: "Vì dịch còn dài nên chúng ta phải xác định chung sống nhưng nhất thiết phải an toàn. Có an toàn mới phát triển được, nhưng tuyệt đối không được chủ quan”.
3. Sự thận trọng những những người đứng đầu Chính phủ là hoàn toàn không thừa. 8 ngày qua, dù không có ca nhiễm mới, nhưng những ca "tái dương tính" lại liên tục xuất hiện và đây không chỉ xảy đến tại Việt Nam. Tất cả các chuyên gia đều đã phải thừa nhận rằng virus SARS-CoV-2 rất “biến ảo”: nhiều người nhiễm không có triệu chứng; nhiều người có thời gian ủ bệnh rất lâu; không ít người đã xét nghiệm âm tính rồi lại dương tính nhiều lần và rằng, tất cả mọi quốc gia, trong đó có Việt Nam, đều có rủi ro người mang mầm bệnh trong cộng đồng.
Cũng không thể không nhắc lại dù Việt Nam đã phần nào khống chế được dịch, nhưng bên ngoài biên giới, tốc độ oanh tạc và tấn công của virus corona vẫn hết sức dữ dội, "đỉnh dịch" Covid-19 vẫn không ngừng được lần lượt thiết lập tại nhiều quốc gia. Ngày 30/4 vừa qua, nhóm chuyên gia thuộc Trung tâm Chính sách và Nghiên cứu Bệnh truyền nhiễm (CIDRAP), thuộc Đại học Minnesota, đánh giá virus SARS-CoV-2 nhiều khả năng tiếp tục lây lan 18 đến 24 tháng nữa, cho tới khi 60-70% dân số toàn cầu nhiễm virus và hình thành khả năng miễn dịch.
Trong khi đó, Tổ chức y tế thế giới (WHO) vẫn chưa đưa ra được thời hạn chính xác về việc khi nào sẽ có thuốc điều trị hay vaccine trị nCoV .
Chính vì sự "biến ảo" vô cùng khó lường ấy của virus SARS-CoV-2, nên cho dù con số "hàng vạn du khách" trên bãi biển Sầm Sơn, Cửa Lò, số lượng người tụ tập ở phố đi bộ Hà Nội, kem Tràng Tiền hay phố đi bộ Nguyễn Huệ, so với kỳ nghỉ 30/4-1/5 các năm trước, thực sự chưa "thấm tháp" gì, thì sự tập trung đông người, bỏ qua, phớt lờ mọi quy định phòng chống dịch như thế, hoàn toàn có thể là ngòi châm cho những nguy cơ vô cùng nguy hiểm có thể bùng phát bất cứ lúc nào. Một khi sự vụ xấu nhất xảy ra: ca nhiễm mới xuất hiện, việc lần tìm những F1, F2, F3 gần như là "mò kim đáy biển".
Chính phủ, chính quyền các địa phương đã có những quyết sách, động thái kiểm soát dịch bệnh hết sức quyết liệt, cặn kẽ và thận trọng. Nhưng những quyết sách ấy sẽ không thể đạt hiệu quả tối ưu nếu những chủ thể thực hiện lại không có cho mình hai chữ ý thức và tự giác tối thiểu.
Khi ý thức của mỗi cá nhân bằng 0 thì hệ lụy mà họ và cộng đồng sẽ phải gánh chịu sẽ không thể đo đếm được bằng bất cứ con số nào.
Khi những nỗ lực phòng chống dịch trở thành "củi kiếm 3 năm bị thiêu đốt trong một giờ", thì chính mỗi người trong chúng ra hoàn toàn có thể sẽ là một trong những người phải gánh chịu những hệ lụy tồi tệ nhất.
Thế nên, được nới lỏng giãn cách, vui thì vui thật, nhưng vẫn cứ phải nhớ: "Vui thôi, đừng vui quá"!
(CLO) Ngày 22/11, Công an huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) cho biết, vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm Công nghệ cao Công an Hà Tĩnh, Công an TP Hà Nội, Quãng Ngãi, Gia Lai phá thành công Chuyên án buôn bán, vận chuyển hàng cấm (pháo) với quy mô lớn, bắt giữ 06 đối tượng, thu giữ trên 2.200kg pháo các loại cùng nhiều tang vật liên quan.
(CLO) Ngày 22/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) vừa ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 4 đối tượng về tội Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
(CLO) Sáng 22/11, tại khu nghỉ dưỡng Hoiana (huyện Duy Xuyên), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) phối hợp với UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp báo công bố việc đăng cai Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông thôn lần đầu tiên của UN Tourism (tổ chức du lịch thế giới), diễn ra vào năm 2024 tại Quảng Nam.
(CLO) Những trích đoạn từ cuốn hồi ký sắp xuất bản của cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel đề cập đến mọi thứ, từ cuộc xung đột ở Ukraine cho đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
(CLO) Ngày 22/11, Thủ tướng Viktor Orban cho biết ông sẽ mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đến thăm Hungary, đồng thời đảm bảo rằng lệnh bắt giữ ông Netanyahu của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) sẽ "không được thực hiện".
(CLO) Nga tuyên bố các hệ thống phòng không hiện đại trên thế giới, bao gồm của Mỹ và châu Âu, không thể đánh chặn loại tên lửa đạn đạo mới Oreshnik mà nước này vừa phóng vào thành phố Dnipro ở miền trung Ukraine.
(CLO) Để tiếp tục nâng cao chất lượng, đưa Giải thưởng Sách Quốc gia xứng tầm với vị thế là một giải thưởng cấp quốc gia, đồng thời tạo sự lan tỏa mạnh mẽ đến gần hơn với bạn đọc, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành Điều lệ và Quy Giải thưởng mới với nhiều điểm mới. Thông tin này được đưa ra tại buổi họp báo do Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức sáng nay ngày 22/11 tại Hà Nội.
(CLO) Tỷ phú Elon Musk, chủ sở hữu mạng xã hội X, đã chỉ trích dự luật của Úc, trong đó cấm trẻ em dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội và phạt các mạng xã hội lên tới 49,5 triệu AUD (32 triệu USD) đối với các vi phạm.
(CLO) Từ ngày 29/11/2024 tới đây, gần 50 triệu cổ phiếu của CTCP Thương mại Xuất nhập khẩu Thiên Nam (Mã: TNA) bị đình chỉ giao dịch sẽ chuyển sang sàn UpCom. Doanh thu Quý 3 của đơn vị giảm tới 95% gây thua lỗ nặng.
(CLO) Kết quả kinh doanh của Địa ốc Hoàng Quân tuy có cải thiện nhưng mới chỉ hoàn thành 26% mục tiêu cả năm. Trong khi lượng nợ vay gia tăng mạnh để bù đắp dòng tiền kinh doanh đang âm tới 1.185 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm.
(CLO) Ngày 22/11, tại Hội trường Liên đoàn Bóng đá Việt Nam (VFF), Đại hội thường niên VFF năm 2024 khoá IX (nhiệm kỳ 2022 - 2026) đã chính thức diễn ra với sự tham dự của lãnh đạo Liên đoàn Bóng đá trong nước và quốc tế.
(CLO) Hà Nội bãi bỏ 2 quyết định quy định thẩm quyền phê duyệt giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trên địa bàn thành phố Hà Nội.
(CLO) Quyết định nêu rõ hai phi công được tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba vì "đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ huấn luyện bay chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc."
(CLO) Đó là chia sẻ của tiền đạo Nguyễn Tiến Linh tại buổi tập đầu tiên của đội tuyển Việt Nam trong đợt tập trung chuẩn bị cho AFF Cup 2024, sáng 22/11 tại Hà Nội.
(NB&CL) Với tổng chiều dài chính tuyến dự kiến khoảng 1.541km, tổng mức đầu tư khoảng 33 tỷ USD sở hữu quy mô chưa từng có tại Việt Nam, dự án Đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc – Nam được chính các doanh nghiệp Việt thừa nhận là “cơ hội trăm năm”. Tuy nhiên, để chớp được cơ hội này, lại là thách thức đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải rất bền gan vững chí để vượt qua.
(NB&CL) Với nhiều cố gắng luật hóa các quy định cơ bản về nhà giáo, dự án Luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 8 này, đang nhận được sự quan tâm rất lớn từ dư luận, được kỳ vọng sẽ khắc phục được những bất cập và kiến tạo hành lang pháp lý đột phá để phát triển đội ngũ nhà giáo trong thời gian tới. Theo các chuyên gia, nhà khoa học, nếu Luật Nhà giáo có chất lượng tốt, tính khả thi cao sẽ là động lực lớn để đưa sự nghiệp giáo dục Việt Nam lên tầm cao mới.
(NB&CL) Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đang được các Đại biểu quan tâm bàn thảo trong chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Việc cơ quan quản lý đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo đem đến nhiều kỳ vọng, nhất là khi không ít quy định nhằm ngăn chặn quảng cáo sai sự thật trên không gian mạng đã được đề xuất. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm tới 2 nội dung quy định về: quảng cáo trên không gian mạng; quyền cũng như nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Tuy nhiên, không ít ý kiến cho rằng, Dự thảo Luật (sửa đổi) còn một số quy định chưa thể giải quyết được thực tế vi phạm phát sinh hiện nay của hoạt động quảng cáo trên không gian mạng.
(NB&CL) Giai đoạn 2015-2021, biên chế trong đơn vị sự nghiệp công lập giảm hơn 236.000 người. Kết quả tinh giản biên chế tuy đạt mục tiêu song chưa thực sự hiệu quả. Việc tinh giản biên chế còn mang tính cơ học. Các chuyên gia cho rằng, sắp xếp, tinh giản bộ máy có vai trò quan trọng trong việc giảm sự tốn kém về tiền lương và tạo ra một hệ thống trả lương hiệu quả. Tranh luận tại nghị trường, nhiều Đại biểu Quốc hội cho rằng khó khăn về nguồn nhân lực hiện nay là hết sức to lớn, nên đột phá chính từ khâu này thì mới có thể gỡ được những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển của đất nước.
(NB&CL) Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam là một trong các quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Cho dù già hóa dân số là hệ quả tất yếu của việc mức sinh ngày càng thấp, tuổi thọ ngày càng cao, tuy nhiên, nếu không có ngay những chính sách thích ứng hiệu quả mang tầm quốc gia, thì những hệ luỵ của việc già hoá dân số là không thể lường hết được. Trên Diễn đàn Kỳ họp Quốc hội thứ 8, khoá XV vừa qua, đã có ý kiến về việc từ năm 2025 phải xây dựng khung chính sách quốc gia về phòng, chống già hóa dân số và điều chỉnh tỷ suất sinh thay thế, xem đây là vấn đề mang tính chất chiến lược.
(NB&CL) Temu là nền tảng bán lẻ trực tuyến xuyên biên giới của PDD Holdings (Trung Quốc), tập đoàn sở hữu trang thương mại điện tử Pinduoduo chuyên hàng giá rẻ. Nền tảng này ra mắt lần đầu tại Mỹ vào tháng 9/2022 và hiện bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại tình trạng hàng hóa giá rẻ trên các sàn thương mại điện tử quốc tế như Temu sẽ tràn vào Việt Nam, gây ra tác động tiêu cực cho thị trường hàng hóa và ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp sản xuất trong nước. Cơn lốc Temu đang phơi bày rõ thế khó trập trùng của hàng Việt, nhưng đây cũng là cơ hội để chúng ta nhìn nhận lại và tìm ra hướng đi mới cho sản xuất nội địa.
(NB&CL) Các cơ quan báo chí hiện nay đang phải đối diện với việc sụt giảm doanh thu mạnh mẽ, trong bối cảnh các nền tảng mạng xã hội đã lấy đi phần lớn doanh thu quảng cáo. Dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) chính thức được trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 này. Hiện nay nhiều ý kiến đưa ra đề xuất nên giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho báo chí.
(NB&CL) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền nông nghiệp Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững sản phẩm nông sản. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp phải hợp tác để sản xuất quy mô lớn, đồng bộ và có sự liên kết từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp. Việc liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.
(NB&CL) Chuyển đổi số từ lâu đã được xem là chìa khoá mở ra cơ hội xây dựng mô hình nông nghiệp thông minh, bền vững và hiệu quả hơn, đảm bảo vị thế của nông nghiệp Việt Nam trên bản đồ thế giới. Trong đó, số hoá việc sản xuất lúa gạo là hướng đi cần được tăng tốc, đẩy mạnh, để chiếm lĩnh xa lộ nông nghiệp toàn cầu. Như nhắc nhở mới đây của Thủ tướng Phạm Minh Chính: “Phải thổi hồn vào cây lúa bằng công nghệ số, bằng phát triển xanh, bằng kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức, bằng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo”.
(NB&CL) Sau 20 năm kể từ khi có Ngày Doanh nhân Việt Nam, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ; số doanh nghiệp thành lập mới không ngừng gia tăng, là một điểm sáng của nền kinh tế, phản ánh nhu cầu và nỗ lực phát triển trong bối cảnh đất nước còn đối diện rất nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế tư nhân ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong công cuộc phát triển kinh tế đất nước, góp phần nâng tầm vị thế đất nước bằng những “cuộc chơi” đẳng cấp quốc tế.