Vượt giá rét mang thông tin đến với độc giả

Thứ năm, 14/01/2021 10:41 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Thời tiết luôn tạo ra những thử thách lớn cho con người, nhưng vượt qua những thử thách ấy, những người làm báo vẫn không quản ngại vất vả, đường xa, thời tiết giá lạnh, có mặt ở mọi nơi, kịp thời, đều đặn mang những hình ảnh, tin tức mới nhất cho độc giả.

Sự đón đợi của độc giả là động lực

Miền Bắc đang trải qua một mùa đông khắc nghiệt, rét đậm, rét hại kéo dài làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của nhiều người. Đặc biệt một số tỉnh miền núi phía Bắc nhiệt độ xuống âm độ và xuất hiện băng tuyết. Tại đỉnh Mẫu Sơn (tỉnh Lạng Sơn) nhiệt độ vẫn âm 1, 2 độ C. Hiện tượng băng giá vẫn bao trùm toàn bộ xung quanh khu vực. Để ghi nhận hình thái độc đáo của thời tiết và cuộc sống của người dân khu vực này, anh Nguyễn Hữu Thắng - phóng viên Tạp chí điện tử Người đưa tin pháp luật đã lên đường, có mặt trực tiếp tại hiện trường để có những ghi nhận những gì đang diễn ra nơi đây.

Anh Thắng cho biết: Di chuyển từ Hà Nội, dù biết thời tiết sẽ khắc nghiệt nhưng mình lựa chọn tác nghiệp trực tiếp tại hiện trường với mong muốn mang lại thông tin và hình ảnh chân thực và khách quan đến với độc giả. Đi sẽ hiểu rõ hơn mọi thứ xung quanh khi trực tiếp ghi nhận tại hiện trường. Hơn nữa, là một phóng viên ảnh, điều cần nhất là sự lăn lộn không ngại khó khăn để có thể thu thập được thông tin và hình ảnh phục vụ độc giả.

Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay - Đài Phát thanh Truyền hình huyện Đồng Văn tác nghiệp trong mùa đông giá lạnh.

Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay - Đài Phát thanh Truyền hình huyện Đồng Văn tác nghiệp trong mùa đông giá lạnh.

Tác nghiệp trong mùa đông giá lạnh, đặc biệt là những khu vực vùng núi cao, điều cần làm đầu tiên của mỗi phóng viên là giữ ấm cơ thể. Khi nhiệt độ tại đây ở mức âm thì điều cần nhất là không để bản thân tránh bị cảm lạnh hay các bệnh viêm đường hô hấp. Trang thiết bị phải luôn trong trạng thái sẵn sàng, để mọi khoảnh khắc đều được bắt trọn.

Khó khăn lớn nhất khi tác nghiệp tại đây là thời tiết quá lạnh khiến cho bản thân ta không quen và không kịp thích nghi. Mặc dù đeo găng tay để chụp ảnh nhưng thời tiết vẫn làm đôi tay tê cóng gây ảnh hưởng đến việc bấm máy. Điều này gây ra việc chất lượng ảnh cũng như những khoảnh khắc đặc biệt bị bỏ lỡ. Tuy nhiên là một phóng viên thì quan trọng nhất là phục vụ độc giả trên khắp mọi miền, họ đang chờ đợi, đây là động lực để tôi làm việc và có thông tin chính xác và thời sự khách quan nhất” - phóng viên Hữu Thắng tâm sự. 

Bám địa bàn vùng biên giới

Dù đã quá quen với thời tiết lạnh giá, những nhà báo phóng viên trên địa bàn tỉnh Hà Giang vẫn đang từng ngày, từng giờ đối mặt với những khó khăn và cả hiểm nguy để có được thông tin về cuộc sống của bà con nơi đây.

Sống ở vùng thời tiết lạnh giá, bà con dân tộc Hà Giang khó khăn đủ bề, những ngày qua xuất hiện băng giá sương muối khiến cuộc sống người dân lại càng đảo lộn, cây trồng vật nuôi đều bị ảnh hưởng. Mọi hoạt động sinh hoạt chủ yếu diễn ra ở trong nhà. Phóng viên Nguyễn Thiện Ngay - Đài Phát thanh Truyền hình huyện Đồng Văn - một phóng viên cơ sở, ngoài tuyên truyền định hướng những thông tin về thời tiết cho người dân huyện, anh còn tập trung tuyên truyền về cách chống rét,...  hướng dẫn cách phòng chống đói rét cho đàn gia súc gia cầm vì đó vốn là tài sản quý giá nhất của người vùng cao.

Báo Công luận
Mọi đồ dùng sinh hoạt của cán bộ Trạm Phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc đông cứng.

Mọi đồ dùng sinh hoạt của cán bộ Trạm Phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc đông cứng.

Vừa chống rét vừa chống dịch, phóng viên Nguyễn Thiện Ngay cùng nhiều nhà báo, phóng viên trên địa bàn tỉnh còn bám địa bàn vùng biên giới, đồng hành cùng các chiến sỹ biên phòng, tham gia tuyên truyền để người dân không nhập cảnh trái phép qua khu vực đường mòn, lối mở. Anh Thiện Ngay cho biết: “Tác nghiệp trong khoảng thời tiết này là thời điểm khó khăn nhất bởi vì mặc bao nhiêu quần áo cũng không thể cảm thấy ấm. Nhất là khi thời tiết xuống dưới 0 độ C có hiện tượng băng giá và sương muối. Để thực hiện tốt các tin bài thì bản thân tôi sẽ chuẩn bị khung sườn về nội dung khi có đủ thông tin và hình ảnh thì gửi tin, bài làm sao nhanh nhất. Xác định mùa đông sẽ kéo dài, tin tức phải cập nhật hằng ngày, nên tôi thường xuyên chú ý đến việc ăn mặc sao đủ ấm, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi cần”.

Những “chiến sỹ thầm lặng” ở độ cao 1.931m

Không chỉ những phóng viên tác nghiệp ở vùng cao Hà Giang hay Lạng Sơn, những cán bộ ở trạm Phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc cũng đang trải qua mùa đông giá lạnh chưa từng có. Từ năm 2007, Đài Tiếng nói Việt Nam (TNVN) đã xây dựng phát sóng phát thanh FM - 10kW tại đây. Từ đấy, các cán bộ, kỹ thuật viên với nhiệm vụ giữ cánh sóng trở thành những cư dân hiếm hoi trên đỉnh núi cao mờ sương và giá lạnh.

Trạm Phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc cách thành phố Cao Bằng phủ trắng băng tuyết.

Trạm Phát sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam trên đỉnh núi Phia Oắc cách thành phố Cao Bằng phủ trắng băng tuyết.

Ở độ cao gần 2.000m, trạm phát sóng của Đài TNVN trên đỉnh Phia Oắc có thể phủ sóng tới hầu hết các khu vực trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, một phần các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Hà Giang. Tách biệt với dân cư, nơi này quanh năm mây phủ, nhiệt độ chỉ ở ngưỡng trung bình 10-12 độ C, mùa đông băng tuyết phủ trắng. Trạm Phát sóng Phia Oắc có 2 tòa nhà chính, qua thời gian và thời tiết khắc nghiệt, một tòa nhà hiện đã hoàn toàn bị xuống cấp không thể sử dụng, vì vậy hơn 10 người gồm cán bộ công nhân viên trực phát sóng trên Trạm cùng với lực lượng Cảnh sát cơ động bảo vệ mục tiêu phải sinh hoạt, làm việc tại tòa nhà còn lại.

Chia sẻ với Báo Nhà Báo và Công Luận, anh Cam Đức Thông - cán bộ phòng Kỹ thuật công nghệ - trạm phát sóng của Đài TNVN cho biết: “Buổi sáng ngày 10/1/2021 là âm 11 độ, may mắn là tại phòng máy của đơn vị có trang bị điều hòa nên dù bị lạnh giá cũng không ảnh hưởng nhiều đến việc thu phát sóng. Bây giờ phần khó khăn nhất của đơn vị là vấn đề nước sinh hoạt, tất cả các bồn nước, dụng cụ chứa nước đều không thể mở ra được vì đã đông cứng, mỗi khi muốn dùng nước phải đun lại”.

Do điều kiện công việc nên họ chia làm 2 ca, mỗi ca 2 người với thời gian 10 ngày, luân phiên nhau. Để có lương thực, các cán bộ ở đây phải đi chợ huyện, quãng đường di chuyển mất 30km, nhiều khi chỉ mua củ quả là chủ yếu còn rau xanh, thời tiết lạnh rất khó để dự trữ lâu được, rau thường chỉ để được 3 ngày là có hiện tượng úa, thối. Do các ngả đường đều ướt, đóng băng xe máy đi bị trơn ngã, nên việc xuống núi càng nguy hiểm hơn.

Dẫu biết còn nhiều khó khăn, thậm chí là hiểm nguy nhưng những cán bộ ở đây vẫn luôn động viên nhau để cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ. Luôn giữ vững tinh thần lạc quan, họ như những “chiến sĩ thầm lặng” làm công tác truyền thanh, vượt qua mọi khó khăn thử thách của thời tiết mang cánh sóng vươn xa hơn, phục vụ bà con đồng bào miền núi, thắp lên tình nồng ấm, tình đoàn kết dân tộc.

Có thể nói, tác nghiệp ở mỗi nơi đều có những khó khăn và hiểm nguy riêng, nhưng ở họ đều có chung một động lực là phục vụ cho bạn đọc và khán giả, thính giả. Mỗi hình ảnh, mỗi dòng tin được gửi về đằng sau đó là công sức, trí tuệ của người làm báo và trên hết đó là nghị lực vươn lên trong hoàn cảnh ngặt nghèo nhất, tất cả để khẳng định bản lĩnh người chiến sĩ quả cảm trên mặt trận thông tin.

Lê Tâm

Tin khác

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

Báo Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”

(CLO) Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày truyền thống Báo Khánh Hòa, ngày 26/4, Báo Khánh Hòa tiếp tục phối hợp với Công ty Cổ phần Nước giải khát yến sào Khánh Hòa thực hiện chương trình “Đồng hành cùng ngư dân”.

Nghề báo
Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Báo Nông thôn Ngày nay kỷ niệm 40 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

(CLO) Sáng 26/4, tại TP. Sơn La, tỉnh Sơn La, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt đã tổ chức Lễ tri ân kỷ niệm 40 năm Báo Nông thôn Ngày Nay xuất bản số báo đầu tiên (7/5/1984 - 7/5/2024).

Nghề báo
Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

Nam Định hưởng ứng Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng

(CLO) Ngày 26/4, Ban Chỉ đạo Giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng (Giải Búa liềm vàng) lần thứ IX - năm 2024 tỉnh tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024.

Nghề báo
Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

Nhà báo Phùng Công Sưởng được phân công làm Phó Tổng Biên tập phụ trách báo Tiền Phong

(CLO) Theo quyết định của T.Ư Đoàn, nhà báo Lê Xuân Sơn - Bí thư Đảng ủy, Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ nghỉ hưu từ ngày 1/5/2024; Nhà báo Phùng Công Sưởng - Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong - sẽ phụ trách Báo Tiền Phong từ ngày 1/5/2024 cho đến khi kiện toàn chức danh Tổng Biên tập.

Nghề báo
Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO

(CLO) Chiều ngày 25/4, nhằm Triển khai Kế hoạch công tác năm 2024, Bộ Thông tin và Truyền thông đã tổ chức Hội nghị tập huấn Truyền thông về công tác Hội nhập, ASEAN và UNESCO năm 2024.

Nghề báo