(CLO) Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 5,5% so với 2,6% năm 2021.
Một năm khó khăn của kinh tế Việt Nam
Năm 2021 Việt Nam đối mặt với rất nhiều khó khăn liên quan tới đại dịch COVID-19. Mặc dù có khởi đầu thuận lợi vào quý I, thế nhưng, đợt bùng phát dịch COVID-19 lần thứ 4 kéo dài từ tháng 4 đã làm chệch quá trình phục hồi và để lại hậu quả nghiêm trọng về con người và kinh tế.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê Việt Nam, GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.
GDP của Việt Nam ước tính chỉ tăng trưởng 2,58% trong năm 2021.
Báo cáo tổng hợp tình hình kinh tế Việt Nam trong tháng 1/2021, được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố vào chiều 13/1, cho biết: Mặc dù Việt Nam chưa chuẩn bị tốt cho đợt dịch COVID-19 bùng phát vào tháng 4/2021, nhưng các cấp có thẩm quyền đã nỗ lực triển khai tiêm vắc-xin trên toàn quốc, tuy muộn nhưng khá thành công.
“Đến cuối tháng 12, và trong vòng khoảng năm tháng kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm vắc-xin, đã có trên 75% dân số được tiêm một mũi và trên 55% đã được tiêm đầy đủ. Đây là một thành tựu đáng ghi nhận, cho dù có những khác biệt giữa các vùng và Việt Nam vẫn còn khoảng cách so với các quốc gia láng giềng”, báo cáo của WB nêu.
Nhận định về con số tăng trưởng 2,58% trong năm 2022, WB cho rằng, đây là hậu của của đợt bùng phát dịch COVID-19 bắt đầu từ tháng 4 và các biện pháp hạn chế đi lại sau đó trong quý III/2021.
Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng GDP 6,8%, mà WB đã dự báo hồi tháng 12 năm 2020. Kết quả trong nửa đầu năm hứa hẹn về khả năng phục hồi hoàn toàn về các mức tăng trưởng trước thời kỳ COVID, với tốc độ tăng trưởng đạt 5,6%.
Tuy nhiên, các đợt giãn cách xã hội đã khiến cho GDP giảm 6,2% trong quý III, một trong những mức sụt giảm lớn nhất trong bốn thập kỷ qua – khi mà cả ngành dịch vụ và công nghiệp chế biến, chế tạo đều bị ảnh hưởng nặng nề.
Trong đó, doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch và các đợt giãn cách xã hội.
Điều tra Tình trạng Kinh doanh trong giai đoạn COVID-19 từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2021 do Ngân hàng Thế giới thực hiện cho thấy tỷ lệ đóng cửa doanh nghiệp đặt biệt cao ở thành phố Hồ Chí Minh (35%), tâm điểm của đợt bùng phát dịch bắt đầu từ tháng 4, cao hơn so với các vùng khác và so với ba đợt điều tra trước đó.
Điểm sáng của kinh tế Việt Nam là xuất nhập khẩu, WB nhận xét: mặc dù xuất khẩu đã thể hiện khả năng chống chịu tốt, nhưng cú sốc COVID-19 bắt đầu từ tháng tư tạm thời ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu sang các mặt hàng công nghệ cao hơn.
Kể từ khi đại dịch bắt đầu vào năm 2020, các mặt hàng điện tử và máy móc đã trở thành động lực lớn cho tăng trưởng xuất khẩu vì các biện pháp giãn cách xã hội và phương thức làm việc từ xa đã làm chuyển dịch nhu cầu ở nước ngoài, từ các mặt hàng truyền thống công nghệ thấp sang cá mặt hàng công nghệ tiên tiến hơn.
Sau khi xảy ra đợt dịch bùng phát vào tháng 4/2021, xu hướng này càng được đẩy mạnh do những khó khăn, hạn chế đối với hoạt động sản xuất ở các ngành công nghệ thấp.
Các sản phẩm công nghệ thấp như may mặc và giày da có quy trình sản xuất thâm dụng lao động hơn, vì vậy dễ bị ảnh hưởng bởi các biện pháp y tế công cộng hơn.
Do phải sử dụng nhiều lao động, các doanh nghiệp trong ngành này gặp nhiều khó khăn hơn và chịu chi phí cao hơn để duy trì hoạt động tại các nhà máy khi phải tuân thủ với các yêu cầu giãn cách xã hội.
Triển vọng hồi phục trong năm 2022
WB đặt niềm tin rất cao về triển vọng phục hồi kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Đơn vị này dự kiến, GDP sẽ bật tăng trưởng dương 5,5% trong năm tới, theo kịch bản với giả định đại dịch được kiểm soát tương đối tốt cả trong nước và trên quốc tế.
Theo Ngân hàng Thế giới, kinh tế Việt Nam sẽ tăng tốc trong năm 2022 với tăng trưởng GDP dự báo tăng lên 5,5% so với 2,6% năm 2021.
Tuy nhiên, để đảm bảo nền kinh tế phục hồi thành công trong thời gian tới, WB khuyến nghị các cấp có thẩm quyền cần xử lý hai thách thức.
Thứ nhất, những hạn chế về cung liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu hụt lao động gây ảnh hưởng đến phục hồi sản xuất sau khi mở cửa. Đặc biệt, những vấn đề còn tồn tại, như tình trạng thiếu hụt lao động đang diễn ra ở một số địa phương, cần được xử lý ổn thỏa để nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ trong ngắn hạn.
Nhìn từ góc độ cầu, nhu cầu của khu vực tư nhân trong nước chưa được khôi phục về các mức trước năm 2020 trong giai đoạn giãn cách vào quý III, càng làm giảm lòng tin và thu nhập của khu vực tư nhân.
“Để khôi phục lại lòng tin và thu nhập, cần có các chính sách tài khóa và tiền tiền tệ phối hợp chặt chẽ”, báo cáo WB nêu.
Thứ hai, các cấp có thẩm quyền cần vạch ra kế hoạch để chấm dứt đóng cửa biên giới quốc tế, đã và đang gây tốn kém rất nhiều cho nền kinh tế.
Ngành du lịch đóng góp khoảng 10% cho GDP năm 2019, nhưng đang gặp khó khăn trong hai năm đóng cửa biên giới, gây tổn thất về thu nhập cho người lao động và đơn vị sử dụng lao động.
Biên giới quốc tế được mở cửa sẽ cho phép các đoàn công tác được thực hiện với ít rào cản hơn. Đồng thời, để giúp nền kinh tế khôi phục lại xu hướng tăng trưởng như trước đại dịch, ngành du lịch cần sớm được khôi phục để tiếp tục đóng góp cho nền kinh tế. Dĩ nhiên, chiến lược đó đòi hỏi phải kiểm soát dịch liên tục trong năm 2022.
(CLO) Chiều ngày 03/4/2025, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, Lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở và Quyết định tạm giữ hình sự đối với 03 đối tượng để điều tra về hành vi “Gây rối trật tự công cộng.
(CLO) Sau khi gây thương tích nghiêm trọng cho một nam thanh niên tại TP Vinh (Nghệ An), nhóm đối tượng nhanh chóng bỏ trốn vào các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, bằng biện pháp nghiệp vụ và quyết tâm truy bắt, lực lượng Cảnh sát hình sự Nghệ An đã tóm gọn toàn bộ nhóm đối tượng này.
(CLO) Vì gia đình đi ngoại tỉnh làm ăn nên có gửi cháu A. cho Nay Phir nhờ chăm sóc. Tuy nhiên, người đàn ông hơn 60 tuổi này đã có hành vi đồi bại với cháu A. khi nạn nhân mới 5 tuổi.
(CLO) Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn, ngày 4/4, nhiệt độ cao nhất ở khu vực Nam Bộ là 33-36 độ, có nơi trên 36 độ với độ ẩm tương đối thấp. Nắng nóng ở Nam Bộ và TP HCM có khả năng kéo dài trong những ngày tới, nhiệt độ thực tế ngoài trời còn có thể cao hơn dự báo khoảng 2-4 độ.
(CLO) Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu rõ yêu cầu đối với các bộ, cơ quan Trung ương và địa phương phải đẩy mạnh hơn nữa tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. Giải ngân nhanh, nhưng phải bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định, quy trình, không để phát sinh tiêu cực, lãng phí.
(CLO) Giới chức Hàn Quốc vừa lập kỷ lục về vụ bắt giữ ma túy lớn nhất nước này khi thu giữ khoảng 2 tấn cocain trên một tàu hàng nước ngoài neo đậu tại cảng Gangneung.
(CLO) Sáng 3/4 (theo giờ địa phương), tại Tòa nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Armenia Alen Simonyan đã chủ trì Lễ đón Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Armenia. Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm.
(CLO) Hàng trăm tư liệu, hiện vật đặc biệt trong những năm tháng chiến đấu được các cựu binh sưu tầm, trưng bày nhân dịp kỷ niệm 60 năm chiến thắng Hàm Rồng tại Khu tưởng niệm 64 giáo viên, học sinh hy sinh trên công trường đắp đê sông Mã.
(CLO) Công an TP HCM thống kê, hiện nay có hơn 119.000 học viên đang chờ sát hạch, trong đó có hơn 47.000 ô tô, hơn 71.000 mô tô. Công an TP HCM sẽ thực hiện công tác sát hạch ngay khi Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) triển khai.
(CLO) Công an tỉnh Quảng Nam răn đe 01 trường hợp đăng tải tin bài sai sự thật liên quan cái chết của hai người con ruột trong một gia đình tại thị trấn Hà Lam.
(CLO) Nhiều chương trình biểu diễn nghệ thuật sẽ diễn ra tại trung tâm các quận huyện của Thủ đô trong dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(CLO) Ngày 3/4, được tin đồng chí Đại tướng Khamtay Siphandone, nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Thủ tướng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ trần, Tổng Bí thư Tô Lâm đã dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam sang viếng đồng chí Khamtay Siphandone.
(CLO) Trong buổi họp báo thường kỳ quý I/2025, Bộ Tài chính nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến chính sách thuế đối ứng của Mỹ với hàng hóa Việt Nam.
(CLO) Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam (VINAFRUIT) cho biết: Mức thuế 46% của Mỹ sẽ không áp dụng cho tất cả các mặt hàng của Việt Nam đang xuất khẩu sang Mỹ.
(CLO) Cục Thuế, Bộ Tài chính vừa có công điện gửi các Chi cục Thuế về việc gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô sản xuất hoặc lắp ráp trong nước và gia hạn thời hạn nộp một số loại thuế, phí khác.
(CLO) Dù hiện nay Thông tư ban hành quy chuẩn kỹ thuật về trụ sạc xe điện mới chỉ đang là dự thảo, tuy nhiên dự kiến có hiệu lực từ 15/6, tức là khoảng hơn 2 tháng nữa. Nhiều ý kiến cho rằng thời gian áp dụng tương đối ngắn.
(CLO) Đại diện của Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM cho biết: Các doanh nghiệp niêm yết báo cáo tài chính có cải thiện hơn khi công bố thông tin đầy đủ thu nhập của hội đồng quản trị, ban kiểm soát, ủy ban kiểm tra.
(CLO) Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu, quyết liệt tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng năm 2025 đạt 8% trở lên.