World Bank: COVID-19 bùng phát lần thứ 4 làm một số chỉ số kinh tế Việt Nam giảm sút

Thứ sáu, 11/06/2021 19:44 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo Ngân hàng Thế giới, nền kinh tế Việt Nam dường như phát triển tương đối tốt trong đợt bùng phát đại dịch lần này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn.

Ngày 11/6, Ngân hàng thế giới (WB) đã có báo cáo, cập nhật nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2021. 

Đợt bùng phát lần thứ tư ảnh hưởng tới nền kinh tế ra sao?

Theo Ngân hàng thế giới, đợt bùng phát đại dịch thứ 4 tại Việt Nam đã làm môt số chỉ số kinh tế giảm sút. Cụ thể, trong tháng 4/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI giảm lần lượt 6,7% và 20% so với tháng 4. 

Đợt bùng phát đại dịch thứ 4 tại Việt Nam đã làm môt số chỉ số kinh tế giảm sút. Tuy nhiên, hậu quả để lại không lớn.

Đợt bùng phát đại dịch thứ 4 tại Việt Nam đã làm môt số chỉ số kinh tế giảm sút. Tuy nhiên, hậu quả để lại không lớn.

Bên cạnh đó, do đợt bùng phát đại dịch lần này tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, trong đó nhiều nhất là ở Bắc Giang, nên chỉ số sản xuất công nghiệp tại tỉnh này giảm tới 33,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, nhìn chung, hoạt động sản xuất công nghiệp của cả nước trong tháng 5/2021, tháng khởi đầu của đợt bùng phát đại dịch lần thứ 4 vẫn tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 11,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này cho thấy khả năng chống chịu cao của ngành công nghiệp trong nước. 

Đặc biệt, giá trị xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 ghi nhận ở ngưỡng cao kỷ lục, lần lượt tăng 29,1% và 35,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, các ngành xuất khẩu điện thoại, giày dép, dệt may là mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

Mức tăng trưởng trên diện rộng này được thúc đẩy bởi nhu cầu mạnh mẽ từ Hoa Kỳ và Trung Quốc cũng như nhu cầu đang phục hồi từ EU, ASEAN, Hàn Quốc và Nhật Bản. 

Tương tự, tổng dòng vốn FDI cam kết trong 5 tháng đầu năm 2021 đạt 14 tỷ USD, tương đương 322.000 tỷ đồng, tương đương với cùng kỳ năm ngoái.

Về chỉ số tiêu dùng, trong tháng 5/2021 tăng 0,3% so với tháng trước, mức tăng chủ yếu đến từ các mặt hàng như xăng, dầu tăng giá. Ngoài ra, do thiếu hụt nguồn cung, giá nguyên liệu đầu vào cho sản xuất kim loại cũng tăng 4,8% so với tháng trước, làm tăng giá nhà ở và vật liệu xây dựng. So với cùng kỳ năm 2020, CPI tăng 2,9%, thấp hơn mục tiêu mà Quốc hội đề ra. 

Giải ngân vốn đầu tư công chậm tiếp tục làm giảm tổng chi ngân sách

Cũng theo WB, trong 5 tháng đầu năm 2021, Ngân sách nhà nước thặng dư khoảng 86.000 tỷ đồng, tương đương 3,7 tỷ USD. 

Tổng thu ngân sách tăng 15,2% so với cùng kỳ năm ngoái, cho phép Chính phủ đạt 49,7% mục tiêu của năm chỉ trong 5 tháng. Đồng thời, tổng chi ngân sách giảm 3,7% xuống 581.600 tỷ đồng, chủ yếu do tiến độ đầu tư công chậm lại.

Giá trị xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng kỷ lục.

Giá trị xuất nhập khẩu trong 5 tháng đầu năm 2021 tăng kỷ lục.

WB nhận định: Tỷ lệ giải ngân giảm có thể thấy ở cả cấp trung ương và địa phương, và đối với các dự án sử dụng vốn trong nước cũng như dự án sử dụng vốn ODA. Theo Chính phủ, tình trạng thiếu nguyên liệu đầu vào khiến giá cả tăng cao là một trong những nguyên nhân góp phần làm chậm tiến độ triển khai các dự án đầu tư công.

Ngoài ra, trong tháng 5, Kho bạc Nhà nước đã phát hành 44.200 tỷ đồng trái phiếu trên thị trường trong nước. Tính chung 5 tháng đầu năm, tổng giá trị vay nợ trong nước của Chính phủ đạt 109.700 tỷ đồng, tương đương 4,7 tỷ USD, bằng 31,3% kế hoạch năm 2021. 

Vào cuối tháng 5/2021, lãi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm là 2,27%, thấp hơn khoảng 9 điểm cơ bản so với cuối tháng 4, đảo ngược xu hướng tăng chi phí vay vốn được thấy từ tháng 1/2021.

Trước những khó khăn bủa vây, WB cho rằng: Nền kinh tế Việt Nam dường như phát triển tương đối tốt trong đợt bùng phát đại dịch lần này. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại, nếu dịch bệnh không được kiểm soát trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, vị thế kinh tế đối ngoại của Việt Nam cũng có thể bị giảm nhẹ với sự sụt giảm kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và cam kết vốn FDI. Các diễn biến này cần được theo dõi chặt chẽ trong những tuần tới. 

Theo WB, điểm tích cực là Chính phủ đã củng cố dư địa tài khóa, vì vậy có thể xem xét chuyển sang chính sách tài khóa thích ứng hơn bằng việc hỗ trợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch cũng như đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư công để thúc đẩy nhu cầu trong nước.

Việt Vũ

Tin khác

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

Bộ Công Thương có chỉ đạo khẩn yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử khi bán xăng

(CLO) Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa có công điện hỏa tốc, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường cả nước thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.

Thị trường - Doanh nghiệp
Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

Khánh Hòa xin thu hồi gần 3.000ha đất để xây 2 khu đô thị cao cấp

(CLO) Ngày 28/3, HĐND tỉnh Khánh Hòa đã thông qua 2 nghị quyết về danh mục các dự án cần thu hồi đất và danh mục dự án thu hồi đất để chấp thuận chủ trương đầu tư. Trong đó có việc thu hồi đất cho 2 dự án khu đô thị cao cấp Tu Bông và Đầm Môn.

Bất động sản
TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

TP HCM: Nâng cao chất lượng hoạt động của cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất để phát triển du lịch

(CLO) Văn phòng UBND TPHCM vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi về các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động tại cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất nhằm phát triển ngành du lịch của thành phố.

Thị trường - Doanh nghiệp
Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

Vietnam Airlines cung ứng hơn nửa triệu ghế dịp 30/4-1/5

(CLO) Nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch dịp nghỉ lễ 30/4, Vietnam Airlines sẽ cung ứng gần 560.000 ghế, tương ứng hơn 2.800 chuyến bay trên toàn mạng nội địa và quốc tế trong giai đoạn từ ngày 26/4 đến 2/5.

Thị trường - Doanh nghiệp
Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

Chứng khoán 28/3: Nhà đầu tư tranh mua Techcombank

(CLO) Trong phiên chứng khoán 28/3, cổ phiếu TCB của Techcombank trở thành tâm điểm khi được nhà đầu tư tranh nhau mua vào.

Tài chính - Bảo hiểm