World Bank: Già hóa dân số có thể làm tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại

Thứ sáu, 01/10/2021 15:06 PM - 0 Trả lời

(CLO) Theo một báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố hôm nay (1/10), già hóa dân số có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, làm tăng chi tiêu công và gia tăng áp lực đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công nếu không có các cải cách kịp thời.

Người Việt chuẩn bị bước vào giai đoạn “chưa giàu đã già”

Việt Nam là một quốc gia trẻ đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số diễn ra với tốc độ nhanh và ở giai đoạn có mức phát triển thấp hơn hầu hết các quốc gia khác trên thế giới. 

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), với tình trạng tỷ lệ sinh giảm đi và tuổi thọ tăng lên, từ năm 2015 Việt Nam đã trở thành quốc gia có dân số đang già đi và dự kiến sẽ trở thành quốc gia có dân số già từ năm 2035, do vậy Việt Nam sẽ trở thành một trong những quốc gia có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới.

world bank gia hoa dan so co the lam tang truong kinh te viet nam cham lai hinh 1

Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, năm 2035, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già.

WB nhận định, già hóa dân số có thể khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại, làm tăng chi tiêu công và gia tăng áp lực đối với hệ thống cung cấp dịch vụ công nếu không có các cải cách kịp thời.

Báo cáo “Việt Nam: Thích ứng với Xã hội Già hóa” do Ngân hàng Thế giới và Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) phối hợp thực hiện cho thấy so với các quốc gia đã từng trải qua tình trạng già hóa dân số như Việt Nam đang trải qua hiện nay, thì cả trình độ phát triển kinh tế lẫn thu nhập bình quân của Việt Nam đều thấp hơn.

Viễn cảnh “chưa giàu đã già” có nghĩa là Việt Nam sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức quan trọng mà để giải quyết sẽ không tránh khỏi những lựa chọn chính sách khó khăn.

Bà Carolyn Turk, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam cho biết: “Việt Nam đã thành công trong việc tận dụng lực lượng lao động dồi dào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong ba thập kỷ qua. Giờ đây, cùng với quá trình già hóa dân số, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kỹ năng cho lực lượng lao động để thúc đẩy đổi mới và nâng cao năng suất nền kinh tế cũng như bắt đầu tiến hành cải cách lương hưu ngay từ bây giờ để duy trì sinh kế cho người cao tuổi trong những thập kỷ tới.”

Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng, người cao tuổi dự kiến sẽ chiếm từ 10%-20% dân số Việt Nam vào năm 2035. Tỷ lệ phụ thuộc tuổi già của Việt Nam, được tính bằng số người trên 65 tuổi chia cho số người trong độ tuổi lao động, ước tính sẽ tăng gấp đôi từ 0,11 năm 2019 lên 0,22 năm 2039.

Báo cáo cho thấy tốc độ tăng trưởng dài hạn trong giai đoạn 2020–2050 sẽ chậm lại 0,9 điểm phần trăm so với 15 năm qua khi Việt Nam chuyển dần sang cơ cấu dân số già. Bên cạnh đó, việc đáp ứng nhu cầu của một xã hội già hóa cũng được dự báo sẽ tiêu tốn thêm từ 1,4% đến 4,6% GDP. Việc mở rộng phạm vi bao phủ và cải thiện chất lượng dịch vụ tất yếu sẽ dẫn đến tăng chi phí tài khóa.

Học hỏi kinh nghiệm từ Nhật Bản

Báo cáo đưa ra khuyến nghị để Việt Nam có thể quản lý tình trạng già hóa dân số một cách hiệu quả, dựa trên bài học kinh nghiệm ở các quốc gia khác đã trải qua quá trình chuyển đổi nhân khẩu học tương tự, ví dụ như Nhật Bản. 

Các khuyến nghị này bao gồm những cải cách cần thiết để cải thiện sự tham gia của lực lượng lao động và nâng cao năng suất, tăng cường hiệu quả chi tiêu công và củng cố hệ thống cung cấp dịch vụ.

world bank gia hoa dan so co the lam tang truong kinh te viet nam cham lai hinh 2

Báo cáo cũng khuyến nghị các hành động chính sách trong bốn lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ xu hướng già hóa là thị trường lao động, lương hưu, y tế và chăm sóc người cao tuổi.

Ông Shimizu Akira, Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam cho biết: Kể từ khi trở thành quốc gia siêu già vào năm 1960, Nhật Bản đã trải qua nhiều hệ lụy khác nhau của quá trình già hóa, đặc biệt là những tác động liên quan đến việc điều chỉnh các chương trình bảo trợ xã hội và thúc đẩy chăm sóc tại cộng đồng. 

“Đã có nhiều thành công nhưng cũng không ít kinh nghiệm cay đắng. Chúng tôi hy vọng những bài học chia sẻ này sẽ hữu ích để giúp Việt Nam không chỉ ứng phó được với tình trạng thay đổi nhân khẩu học mà còn thu được lợi ích từ đó”, ông Shimizu Akira nói.

Việt Vũ

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô