Xã hội hóa mua sắm thiết bị y tế: Xóa lợi ích nhóm bằng khung pháp lý chặt chẽ

Thứ sáu, 02/10/2020 08:00 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cùng cựu Phó Giám đốc, cựu Kế toán trưởng của Bệnh viện này bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan vụ án nâng khống giá thiết bị y tế vừa qua vẫn chưa khiến dư luận hết sửng sốt.

Theo các chuyên gia, vụ việc này là hậu quả của sự lạm dụng cơ chế tự chủ, cho tự chủ nhưng thiếu giám sát, tạo kẽ hở trong việc mua sắm thiết bị y tế. Hiện tại, Bộ Y tế đang khẩn trương thực hiện xây dựng cơ chế và hệ thống cơ sở dữ liệu để công khai minh bạch giá đi kèm với cấu hình chức năng và các yếu tố để minh bạch giá trang thiết bị y tế.

Cái “sảy” nảy cái “ung”

Ông Nguyễn Minh Tuấn - Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị và Công trình y tế (Bộ Y tế) cho biết, qua mỗi lần kiểm toán, Bộ Y tế đều yêu cầu các bệnh viện chấn chỉnh các sai phạm. Cụ thể với Bệnh viện Bạch Mai, Bộ yêu cầu chấn chỉnh sau khi kiểm toán đợt cuối năm 2019 đầu năm 2020 chỉ ra những sai phạm. Theo đó, Bộ đề nghị Bệnh viện nếu thu quá phải tính toán để thu lại, làm rõ những sai phạm về thu chi.

“Bệnh viện Bạch Mai tự chủ toàn bộ theo Nghị quyết 33 của Chính phủ nhưng trong báo cáo thường kỳ bệnh viện chỉ báo cáo những vấn đề khác mà không đề cập vấn đề xã hội hóa thiết bị y tế. Cho đến khi kiểm toán vào cuộc mới phát hiện ra những sai phạm mà dư luận đang quan tâm và Bộ Y tế đã yêu cầu chấn chỉnh”.

_MG_2195(4)

Kết quả điều tra ban đầu xác định robot Rosa là thiết bị ứng dụng trong phẫu thuật sọ não (có xuất xứ từ Pháp) được hai bên liên kết “thổi giá” cao gấp nhiều lần giá trị thực. Cụ thể, thiết bị này sau khi nhập khẩu về Việt Nam, cộng với chi phí đào tạo, chuyển giao công nghệ có giá ước tính khoảng 10 tỷ đồng nhưng đã bị nâng khống lên thành 39 tỷ đồng. Một ca phẫu thuật sử dụng thiết bị này chỉ hết khoảng 4 triệu đồng nhưng đã bị đội lên thành 23 triệu đồng. Ước tính mỗi tháng có khoảng 20 trường hợp bệnh nhân sử dụng thiết bị này, tính từ khi lắp đặt robot Rosa tại Bệnh viện Bạch Mai. Như vậy đến nay đã có hàng trăm bệnh nhân bị chiếm đoạt với số tiền không nhỏ.

Trả lời báo chí, ông Dương Đức Hùng - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, Bệnh viện đang phối hợp với cơ quan điều tra, cung cấp hồ sơ liên quan đến các gói thầu với doanh nghiệp để phục vụ điều tra, làm rõ sự việc. Theo ông Hùng, Bệnh viện mua thiết bị có đơn vị thứ 3 là công ty chuyên môn có chức năng thẩm định giá nên nếu có sai phạm thì chủ yếu liên quan đến đơn vị cung cấp và trách nhiệm của đơn vị thẩm định giá. “Chúng tôi tiếp nhận các thiết bị y tế dựa trên giấy tờ, hồ sơ và giá thiết bị mà các bên đưa ra để có căn cứ lựa chọn. Bệnh viện không đủ khả năng để xem giá chính xác, nhất là khi thiết bị lần đầu tiên được đầu tư và sử dụng tại Việt Nam. Khi hồ sơ đầy đủ, có lợi nhất theo nguyên tắc lấy từ thấp đến cao, bảo đảm chất lượng thì sẽ được lựa chọn”, Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nói.

Theo ông Tuấn: “Chủ trương xã hội hóa mua sắm thiết bị y tế rất cần thiết trong bối cảnh hiện nay khi khó khăn về kinh tế, nguồn vốn, các đơn vị cần chủ động. Tuy nhiên, các đơn vị triển khai như Bệnh viện Bạch Mai thì chúng tôi cũng không biết, vì bệnh viện không báo cáo do cơ chế được tự chủ hoàn toàn trong mua sắm trang thiết bị, không phải báo cáo và không phải đợi Bộ Y tế thẩm định. Việc được giao quyền tự chủ sẽ giúp các bệnh viện chủ động hơn trong mua sắm thiết bị y tế nhưng có thể sẽ xảy ra tình trạng “thổi giá” thiết bị nếu không có biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ”.

Một đại diện của Bộ Y tế cho hay, thiết bị y tế không phải là mặt hàng được Nhà nước quản lý giá, không phải kê khai giá như đã áp dụng với thuốc nên vừa qua, có hiện tượng thiết bị được mua bán lòng vòng qua các công ty, giá bị đẩy lên cao và vẫn được thẩm định.

Bộc lộ nhiều khoảng trống và “điểm yếu” của cơ chế tự chủ

Chủ trương XHH đầu tư dịch vụ y tế là đúng đắn và phù hợp với xu hướng phát triển của thế giới. Tại cuộc làm việc mới đây với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long khẳng định, để đáp ứng nhu cầu đầu tư của ngành y tế, nếu chỉ trông chờ vào đầu tư công là không đủ, mà cần phải huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước theo hình thức đầu tư XHH... Mặt khác, hình thức này cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

article

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, thực tế triển khai chủ trương XHH trong thời gian qua đang bị méo mó, do nhiều nguyên nhân.

Theo một chuyên gia trong lĩnh vực y tế, trang thiết bị y tế khác với các loại hàng hóa thông dụng khác. Đây là loại hàng hóa đặc thù, đòi hỏi tính chuyên môn cao và liên quan đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, cho đến nay, Bộ Y tế vẫn chưa ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng và cụ thể để mua sắm mặt hàng này, trong khi tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của sản phẩm phải tương ứng với giá cả. Do không có hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật rõ ràng, nên việc mua sắm mặt hàng này đang bị thả nổi, không được quản lý chặt chẽ, mặc cho các bên tự “thổi giá”.

Thêm nữa là thông tin, quy trình lựa chọn nhà đầu tư thiết bị, vật tư y tế theo hình thức XHH chưa được công khai, minh bạch, nhiều nơi không tổ chức lựa chọn nhà đầu tư cạnh tranh; giá cả phó mặc cho nhà cung cấp, đơn vị thẩm định giá. Từ đó tạo ra kẽ hở cho các bên dễ dàng bắt tay nâng khống giá để trục lợi, lạm thu của người bệnh.

Ngoài ra, còn phải kể đến lỗ hổng trong việc quản lý nhập khẩu trang thiết bị y tế. Thực tế có hiện tượng các nhà nhập khẩu kê khai với cơ quan hải quan giá thấp để giảm thuế nhập khẩu, sau đó tìm cách nâng giá bằng việc mua bán lòng vòng, nâng khống giá trị...

“Nếu những lỗ hổng này vẫn còn thì người bệnh tiếp tục bị “móc túi”, phải gánh chi phí khám chữa bệnh đắt đỏ khi số lượng các bệnh viện tự chủ hoàn toàn (tức là tự thu - chi) ngày càng gia tăng”, vị chuyên gia này lo lắng.

Thạc sĩ Lê Thị Hồng Hạnh - Phó Kiểm toán trưởng Kiểm Toán Nhà nước chuyên ngành III đánh giá: Qua kết quả kiểm toán nhận thấy, cơ chế tự chủ tại các cơ sở y tế công lập, đặc biệt là các bệnh viện, là một chủ trương đúng đắn, góp phần làm thay đổi diện mạo và nâng cao chất lượng của nền y tế công lập. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, thực tế triển khai thực hiện tự chủ tại các bệnh viện đã bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập làm ảnh hưởng đến tính hiệu quả, hiệu lực của cơ chế này.

“Việc quản lý tài sản, trang thiết bị tại một số bệnh viện chưa thực sự tốt, trong đó nổi lên là tình trạng xác định tỉ lệ phân chia lợi nhuận giữa bệnh viện và đối tác liên kết không đầy đủ cơ sở, chưa tính đủ chi phí thực tế phát sinh; giá dịch vụ y tế theo máy liên kết thu cao, thời gian thu hồi vốn nhanh đem lại lợi ích cho nhà đầu tư nhưng làm ảnh hưởng đến lợi ích của người bệnh.

Một số bệnh viện có nguồn lực nhưng chưa chủ động đầu tư trang thiết bị, “lạm dụng” liên doanh, liên kết làm tăng chi phí KCB; việc thanh toán của cơ quan BHXH cho các bệnh viện còn chậm, dẫn đến bị động trong cân đối thu chi, nhưng tại hầu hết các bệnh viện vẫn để xảy ra tình trạng áp dụng sai dịch vụ kỹ thuật, thuốc, vật tư, thanh toán chi phí dịch vụ không đúng quy định nên BHXH từ chối thanh toán…” - Thạc sĩ Lê Thị Hồng Hạnh phân tích.

Bịt lỗ hổng, xóa lợi ích nhóm bằng chế tài giám sát

Việc thực hiện xã hội hóa, liên doanh, liên kết đầu tư sẽ góp phần nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị, từng bước đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng đa dạng của các tầng lớp nhân dân; khắc phục được tình trạng thiếu trang thiết bị y tế cho cơ sở khám chữa bệnh trong khi nguồn ngân sách nhà nước còn hạn hẹp. Tuy nhiên, việc liên doanh, liên kết ồ ạt, thiếu sự kiểm soát hợp lý của cấp có thẩm quyền tiềm ẩn nguy cơ lợi ích nhóm trong hợp tác và phân chia lợi nhuận. Cơ sở pháp lý để Bệnh viện Bạch Mai chủ động ký kết hợp đồng liên doanh liên kết với Công ty BMS vào năm 2017, là Thông tư số 15/2007/TT-BYT ngày 12/12/2007 của Bộ Y tế về “hướng dẫn thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết hoặc góp vốn liên doanh để mua sắm trang thiết bị phục vụ hoạt động dịch vụ của các cơ sở y tế công lập” trong khi Thông tư này được cho rằng có quá nhiều kẽ hở để các bệnh viện vin vào đó đẩy giá dịch vụ.

20190921_084548_895633_167A9761.max-1800x1800

Điều đáng ghi nhận, mới đây Bộ Y tế đã ban hành Thông tư số 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế về việc quy định một số nội dung trong đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập. Theo đó, kể từ ngày 01/9/2020, khi lập dự toán giá gói thầu, cơ sở y tế phải tham khảo giá trang thiết bị y tế trúng thầu trong vòng 12 tháng trước đó để làm cơ sở xây dựng đơn giá của từng trang thiết bị y tế. Trường hợp giá cao hơn phải giải trình, thuyết minh cụ thể.

Đối với những trang thiết bị y tế chưa có giá trúng thầu được đăng tải, khi lập và xác định giá gói thầu trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu cần căn cứ theo các tài liệu hướng dẫn của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn đấu thầu có liên quan về xây dựng giá gói thầu bảo đảm phù hợp với giá trang thiết bị y tế đó trên thị trường tại thời điểm lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Sự ra đời của Thông tư 20 được cho là đã góp phần giải quyết được “cơn khát” hành lang pháp lý khi mà Thông tư 15 đã quá lạc hậu so với thực tế và trong bối cảnh các BV công lập đua nhau thực hiện chủ trương xã hội hóa, liên kết liên doanh với các đơn vị bên ngoài để khai thác dịch vụ kỹ thuật cao, núp bóng danh nghĩa phục vụ tốt hơn cho người bệnh.

Ngoài ra, việc bổ sung các dự án phải tổ chức đấu thầu theo quy định của pháp luật chuyên ngành, pháp luật về XHH vào phạm vi điều chỉnh tại Nghị định 25/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư (có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2020) cũng được kỳ vọng sẽ đẩy mạnh đấu thầu cạnh tranh, hạn chế tình trạng khép kín. Điều này cũng tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát, từ đó nâng cao hiệu quả của hình thức đầu tư XHH, bảo đảm quyền lợi của người sử dụng dịch vụ.

Theo Nghị định 25/2020/NĐ-CP, danh mục dự án XHH phải được công bố rộng rãi trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia, làm cơ sở xác định số lượng nhà đầu tư quan tâm thực hiện dự án. Trường hợp có hai nhà đầu tư trở lên quan tâm, việc tổ chức đấu thầu áp dụng quy trình đấu thầu rộng rãi theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, trong đó yêu cầu phải công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư; dự án phải thực hiện đàm phán, hoàn thiện, ký kết hợp đồng. Trường hợp có một nhà đầu tư quan tâm, cấp có thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật chuyên ngành, pháp luật về XHH.

Khánh An

Tin khác

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

Kỳ 4: Ráo riết chuẩn bị cho trận đánh lớn

(NB&CL) Ngay sau khi Chiến dịch Điện Biên Phủ được khai mở, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ thị: “Chiến dịch này là một chiến dịch quan trọng không những về quân sự mà cả về chính trị, không những đối với trong nước mà đối với quốc tế. Vì vậy toàn quân, toàn dân, toàn Đảng phải tập trung hoàn thành cho kỳ được”. Thực hiện chỉ thị của Người, ngay từ cuối năm 1953, công tác chuẩn bị cho chiến dịch được ráo riết tiến hành với quyết tâm cao độ và tinh thần: “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”.

Góc nhìn
Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

Phát triển du lịch xanh: Không phải cứ nói suông là được!

(NB&CL) Tại Việt Nam, du lịch xanh đang dần hình thành và phát triển ở nhiều địa phương. Giới chuyên gia nhận định trong thời gian tới, du lịch xanh không chỉ đóng vai trò to lớn trong bảo vệ đa dạng sinh học và văn hóa cộng đồng mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững ở Việt Nam. Tuy nhiên, “Diễn đàn Du lịch Việt Nam - Chuyển đổi Xanh để phát triển bền vững” nằm trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam VITM Hà Nội 2024 đã khẳng định: Chuyển đổi du lịch xanh không chỉ là vấn đề phủ xanh không gian du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái mà cần có sự đổi mới tư duy của những người làm du lịch, ứng xử đúng mực với thiên nhiên.

Góc nhìn
Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

Lại chuyện đặt tên phố, tên làng!

(CLO) Một đôi vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con đầu lòng, nghĩ nát óc cả dăm bảy tháng để đặt tên cô con gái rượu sắp ra đời.

Góc nhìn
Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

Kỳ 3: Mở chiến dịch Điện Biên Phủ - Đường đến quyết định lịch sử

(NB&CL) Theo nhìn nhận của nhiều nhà nghiên cứu, sử gia, việc ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở chiến dịch tiêu diệt toàn bộ quân địch ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ là quyết định mang tính lịch sử. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dựa vào những cứ liệu nào để có được chủ trương hết sức linh hoạt, sáng tạo và kịp thời ấy? - Đó là câu hỏi mà đến nay, tròn 70 năm sau, vẫn được hết sức quan tâm.

Góc nhìn
Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

Ghi âm, ghi hình phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa: Báo chí cần được đảm bảo quyền tác nghiệp

(NB&CL) Dự thảo Luật Tòa án (sửa đổi) quy định theo hướng “thắt chặt” việc ghi âm, ghi hình tại phiên tòa. Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng, quy định này là cần thiết, để phiên tòa tập trung xét xử, trang nghiêm.

Góc nhìn