Xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu, kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên

Thứ năm, 22/07/2021 10:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đề nghị Chính phủ xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu; kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể.

Sáng 22/7, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo tóm tắt đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách 6 tháng cuối năm. Ngay sau đó, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh đã trình bày báo cáo thẩm tra về nội dung này.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH tại phiên họp.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh trình bày Báo cáo về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH tại phiên họp.

Chính phủ kiên định thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép"

Theo Báo cáo của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng đầu năm và các giải pháp thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 6 tháng cuối năm 2021 đã khẳng định, nhiệm vụ thực hiện "mục tiêu kép" được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo sát sao.

Các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 được Chính phủ triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, quyết liệt với mục tiêu hàng đầu là chăm lo, bảo vệ sức khỏe và sinh mệnh của người dân; cố gắng cao nhất bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh, không để đứt gãy chuỗi cung ứng. Các cơ quan, cả Trung ương và địa phương, nhất là các lực lượng tuyến đầu như y tế, quân đội, công an... đã nỗ lực, cố gắng thực hiện tốt, hiệu quả công tác phòng, chống dịch; công tác điều hành kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội được triển khai đồng bộ, hiệu quả...

Đề cập đến các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo thực hiện trong những tháng cuối năm 2021, Chính phủ khẳng định quan điểm tiếp tục kiên định thực hiện hiệu quả "mục tiêu kép", vừa quyết liệt phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa đẩy mạnh phát triển kinh tế-xã hội.

Chính phủ sẽ tăng cường các biện pháp siết chặt kỷ luật tài chính-ngân sách nhà nước, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; khẩn trương nắm bắt tình hình để điều chỉnh giải pháp thu hút FDI phù hợp; giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế; phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ và các chính sách vĩ mô khác; Tập trung phát triển hạ tầng số, hạ tầng logistics, giao thông, năng lượng;...

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày thẩm tra báo cáo của Chính phủ.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày thẩm tra báo cáo của Chính phủ.

Xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu, kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên

Thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021, giải pháp chủ yếu những tháng cuối năm của Chính phủ; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Ủy ban Kinh tế tán thành với nhận định trong Báo cáo của Chính phủ.

Ủy ban Kinh tế đánh giá cao những nỗ lực và hiệu quả từ các giải pháp mà Chính phủ đã và đang thực hiện để tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ các đối tượng, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, phục hồi, phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội.

Trong bối cảnh kinh tế thế giới vẫn tiềm ẩn nhiều bất ổn, khiến kinh tế phục hồi không chắc chắn, nguy cơ bất ổn tài chính tại một số nước do nợ công tăng cao…; tiềm ẩn nguy cơ về bong bóng tài sản khi một số quốc gia lớn thực hiện chính sách “siêu nới lỏng” về tài chính và tiền tệ, gây áp lực lạm phát, rủi ro lớn trong trung và dài hạn. Bên cạnh việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo các nghị quyết của Quốc hội, cần chủ động xây dựng các kịch bản, chuẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra, Ủy ban Kinh tế đồng thời đề nghị quan tâm một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể như sau:

1. Xác định ổn định kinh tế vĩ mô là nhiệm vụ hàng đầu; kiểm soát dịch bệnh là mục tiêu ưu tiên, kiên trì thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” phù hợp với tình hình thực tiễn và địa bàn cụ thể. Thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng; huy động mọi nguồn lực, khuyến khích xã hội hóa, phát triển “quỹ vắc-xin”; thông tin đầy đủ, liên tục, chính xác, minh bạch về tiêm chủng; công khai xây dựng, đẩy nhanh lộ trình mua, đa dạng hoá nguồn cung và tổ chức tốt việc tiêm vắc-xin; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm, cấp phép và sản xuất vắc-xin trong nước.

Tăng cường kiểm soát hoạt động xuất, nhập cảnh, các trường hợp cư trú bất hợp pháp. Rà soát, hoàn thiện các quy định, quy trình, hướng dẫn để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả phòng, chống dịch bệnh; xây dựng kịch bản phòng, chống dịch bệnh tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, hạn chế thấp nhất các khu vực bị phong tỏa, ảnh hưởng đến sản xuất.

Triển khai hiệu quả hơn chính sách hỗ trợ người dân, người lao động, người sử dụng lao động chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Duy trì và phục hồi hoạt động doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tạo việc làm cho người lao động; thực hiện phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh” để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19.

Phát huy vai trò các quỹ về hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa. Nghiên cứu chính sách phù hợp cho mô hình hộ kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng các giải pháp để tiếp tục giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

Các đại biểu tham dự phiên họp.

2. Bảo đảm an ninh lương thực, thực phẩm và thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Chuẩn bị cho khả năng phục hồi các ngành, lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ quan trọng, xây dựng phương án tổ chức sản xuất và các giải pháp để đa dạng hóa, bảo đảm nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, duy trì chuỗi sản xuất, cung ứng.

Có các biện pháp điều hành xuất, nhập khẩu hợp lý, thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước và các nguyên vật liệu sản xuất; tăng cường kiểm tra, điều hành để bảo đảm cung - cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả thị trường; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tích trữ, tăng giá bất thường.

3. Thực hiện tốt công tác quản lý thu, điều hành chi NSNN chặt chẽ; cảnh báo về các yếu tố tăng, giảm số thu NSNN, mức trần nợ công, có biện pháp điều hành thu, chi NSNN kịp thời; triệt để tiết kiệm chi thường xuyên. Nghiêm túc thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong việc mua sắm công, nhất là vắc-xin, vật tư, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Thực hiện nghiêm Luật Quản lý thuế, các luật thuế, chống lạm thu, chống thất thu, chống chuyển giá, giảm nợ đọng thuế, tạo dư địa phát triển nhiều hơn cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu.

4. Xử lý hài hòa, hợp lý mối quan hệ giữa lợi nhuận của các ngân hàng thương mại với khó khăn của doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay một cách thực chất; tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục, hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh; hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội chủ động, tích cực huy động vốn, giải ngân kịp thời nguồn vốn ưu đãi đến các hộ nghèo và đối tượng chính sách.

Giám sát, kiểm soát dòng vốn có xu hướng dịch chuyển sang các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Theo dõi, dự báo tình hình nợ xấu để có giải pháp phù hợp, đặc biệt là nợ được cơ cấu lại. Tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt, đẩy mạnh thí điểm các mô hình kinh doanh mới.

5. Khẩn trương hoàn thành việc lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2030 và kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021-2025.

6. Nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư công, phấn đấu giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ cao, gắn trách nhiệm của người đứng đầu với kết quả giải ngân; chỉ đạo thực hiện tốt công tác chuẩn bị đầu tư các dự án đầu tư công, nhất là đối với các dự án, công trình giao thông trọng điểm (dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường sắt đô thị Hà Nội, TP Hồ Chí Minh).

7. Thực hiện việc tổng kết việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã theo yêu cầu tại Nghị quyết số 37-NQ/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng.

8. Xây dựng chính sách phù hợp, tăng cường hợp tác đầu tư nước ngoài, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao. Xây dựng các đề án triển khai mở rộng thị trường và khai thác các lợi thế, lợi ích từ các hiệp định thương mại tự do.

9. Kiểm soát chặt chẽ thông tin xấu, độc, thông tin sai sự thật trên mạng xã hội, gây hoang mang trong xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp thông tin sai lệch. Có kế hoạch dạy, học và thi phù hợp cho từng cấp học tại từng địa phương.

Chú trọng đầu tư cho hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, củng cố hệ thống y tế công cộng, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe người dân; biểu dương, khen thưởng và có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời đội ngũ, nhân viên trong ngành y tế, các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh. Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng.

10. Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong phòng, chống dịch bệnh; tiếp cận bình đẳng và đa dạng trong cung cấp vắc-xin, nhất là với đối tác, bạn bè truyền thống có tiềm lực; chú trọng bảo hộ công dân, tài sản và lợi ích kinh tế của Việt Nam tại nước ngoài.

Quốc Trần

Bình Luận

Tin khác

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

Quận Hoàng Mai lựa chọn được nhà thầu các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng

(CLO) Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã công bố kết quả lựa chọn nhà thầu 5 gói thầu thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị của các dự án xây dựng trường học với tổng giá trúng thầu 827 tỷ đồng.

Tin tức
Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

Hà Nội: Xe vận chuyển chất thải phải có camera hành trình, GPS

(CLO) Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Công điện số 03/CĐ-CT về việc tăng cường bảo đảm vệ sinh môi trường trong công tác thu gom, vận chuyển rác thải trên địa bàn Thành phố.

Tin tức
Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

Đến năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên

(CLO) Chính phủ phấn đấu đến hết năm 2030, tỷ lệ hòa giải thành trên phạm vi cả nước đạt từ 85% trở lên. Đối với các xã, phường, thị trấn được chọn làm điểm chỉ đạo của trung ương, tỷ lệ này là trên 90%.

Tin tức
Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

(CLO) Liên quan đến dự án Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi), Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính rà soát đầy đủ các hàng hóa, dịch vụ/nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng; xem xét, bổ sung một số loại hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng để đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Tin tức
Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

Chính phủ ban hành quy định về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển

(CLO) Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 42/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 quy định về hoạt động lấn biển có hiệu lực từ ngày 16/4/2024. Trong đó, Nghị định quy định rõ về giao đất, cho thuê đất, giao khu vực biển để lấn biển.

Tin tức