Xác định sống chung với Covid-19 để mạnh dạn mở cửa phục hồi - phát triển kinh tế

Thứ bảy, 16/10/2021 15:05 PM - 0 Trả lời

(CLO) TP. HCM cần xác định sống chung với Covid-19 để mở cửa; triển khai nhanh dự án xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM; xây dựng đô thị thông thông minh; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các hoạt động… tháo gỡ vướng mắc để khai thông mạnh mẽ các dự án bất động sản.

Ngày 16/10, UBND TP. HCM tổ chức Hội thảo khoa học Chương trình phục hồi và phát triển Kinh tế - xã hội TP. HCM giai đoạn 2022-2025 nhằm tiếp nhận ý kiến, tìm kiếm những động lực tăng trưởng mới, giúp phục hồi kinh tế - xã hội.

xac dinh song chung voi covid 19 de manh dan mo cua phuc hoi  phat trien kinh te hinh 1

Toàn cảnh Hội nghị khoa học. Ảnh: TTBC

Xác định sống chung với Covid-19

Tại Hội thảo, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP. HCM có bài tham luận phân tích về TP. HCM hướng tới đạt miễn dịch cộng đồng nhằm chuẩn bị sống chung an toàn và bền vững với Covid-19.

Theo PGS.TS. Đỗ Văn Dũng, câu hỏi đặt ra để lập kế hoạch là nếu số ca mắc Covid-19 gia tăng, TP. HCM có nguy cơ phải phong tỏa thêm một lần nữa hay không?" 

PGS.TS Dũng phân tích, theo số liệu y tế đến nay đã có 100% người dân trên 18 tuổi được tiêm mũi 1 và 72% người dân đã tiêm đủ 2 mũi vaccine, TP. HCM đã đạt được miễn dịch cộng đồng một phần.

Như vậy, không chỉ người đã tiêm vaccine được bảo vệ mà người chưa tiêm cũng được bảo vệ một phần do giảm nguy cơ lây nhiễm. Việc này giúp giảm tỷ lệ lây nhiễm Covid-19 trong cộng đồng và góp phần giảm số ca mắc mới.

Tuy nhiên, PGS.TS Dũng cho biết các nhà khoa học trên thế giới cho rằng với biến chủng Delta, các vaccine hiện nay không thể nào giúp đạt được ngưỡng miễn dịch cộng đồng hoàn toàn. Điều này có nghĩa để tiếp tục kiềm chế dịch, chúng ta vẫn phải thực hiện 5K; có quy định phòng, chống dịch tại các cơ quan, tổ chức và phải có chiến lược xét nghiệm phát hiện ca bệnh; xây dựng mạng lưới giám sát dịch tễ để ứng phó kịp thời.

Vì vậy, ông Dũng khẳng định, chúng ta chưa ở điều kiện bình thường mới ở thời điểm hiện tại.

"Ngay ở Singapore, tỷ lệ tiêm chủng 2 mũi vaccine đạt tỉ lệ 85%. Tuy nhiên, khi nới lỏng giãn cách thì số ca mắc tăng lại, khiến Chính phủ Singapore phần nào e dè và trì hoãn mở cửa", PGS-TS Dũng cho biết.

Ông Dũng cũng cho rằng, không chỉ ở Singapore mà nhiều quốc gia thực hiện tốt chính sách Zero Covid trong quá khứ đều gặp khó khăn khi nới lỏng. Trong khi đó, các quốc gia châu Âu. 

xac dinh song chung voi covid 19 de manh dan mo cua phuc hoi  phat trien kinh te hinh 2

PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng, Đại học Y dược TP.HCM. Ảnh: TTBC

"Khi nới lỏng giãn cách để phục hồi kinh tế, số ca mắc có thể gia tăng nhưng không nhanh như Singapore. Điều này gợi ý chúng ta cần mạnh dạn lập kế hoạch thực hiện các bước phục hồi kinh tế", ông Dũng nêu quan điểm.

Lý giải sự phát tán của virus SARS-CoV-2 trong không khí khi xâm nhập vào người đã có miễn dịch sẽ giúp củng cố hiệu lực của vaccine, PGS.TS. Đỗ Văn Dũng cho rằng cơ chế này sẽ làm tăng cường miễn dịch cộng đồng.

"Sống chung an toàn với Covid-19 sẽ tăng cường thêm miễn dịch cộng đồng", PGS. TS Đỗ Văn Dũng nói.

Từ lập luận đó, ông đề nghị bớt khắt khe hơn trong các biện pháp chống dịch; thay thế biện pháp cực đoan bằng biện pháp kinh tế để có hiệu quả cao hơn.

PGS.TS. Đỗ Văn Dũng kiến nghị chính quyền TP. HCM cần mạnh dạn xây dựng và thực hiện kế hoạch phục hồi kinh tế nhằm tranh thủ thời cơ; đánh giá mức độ miễn dịch ở người lớn tuổi để có thể thực hiện mũi tiêm tăng cường khi cần thiết.

"TP.HCM có thể chấp nhận số ca mắc Covid-19 gia tăng, miễn là tình hình dịch bệnh trong tầm kiểm soát; đồng thời, không cần thiết cách ly người F1 nếu họ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine", ông Dũng đề xuất.

Thiếu hụt lao động, doanh nghiệp suy kiệt

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Luật TP. HCM cho biết, trong giai đoạn giãn cách từ tháng 5/2021 đến tháng 9/2021 đã có 338.730 lao động chấm dứt hợp đồng lao động, 665.946 lao động nghỉ không hưởng lương.

xac dinh song chung voi covid 19 de manh dan mo cua phuc hoi  phat trien kinh te hinh 3

PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh. Ảnh TL

Như vậy, số lao động tạm thời mất việc hoặc mất việc sau 5 tháng giãn cách là 1.046.676, chiếm 41,2% của 2.439.272 lao động tham gia BHXH . Với mức độ tổn thất nghiêm trọng, cung và cầu thị trường nội địa đều sẽ phục hồi hết sức chậm chạp do đó cơ hội việc làm sẽ vẫn còn tiếp tục khó khăn. 

Chỉ tính riêng từ 1/10 đến 7//10 đã có 141.462 người từ TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương về các địa phương miền Tây nam bộ qua ngõ Long An và 43.000 người về Tây nguyên qua ngõ Bình Phước. 

Dự báo dòng lao động này chậm quay trở lại TP. HCM và sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt lao động nhất là lao động có tay nghề và kỹ năng chuyên môn.

Theo PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh, giãn cách thời gian dài đã bẻ gãy liên kết kinh tế giữa TP. HCM với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, chuỗi cung ứng bị gián đoạn không chỉ ảnh hưởng đến năng lực sản xuất của doanh nghiệp mà còn gây tổn thất cho nông dân và các cơ sở sơ chế trung gian.

Nguyên liệu thiếu hụt và tăng giá cùng với sự gia tăng tiền lương, chi phí sản xuất để tuân thủ yêu cầu 5K và/hoặc phải ngưng hoạt động, hoạt động với công suất thấp trong thời gian dài đã làm suy kiệt năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Các tổn thất này sẽ đẩy doanh nghiệp vào tình trạng thiếu hụt dòng tiền, suy giảm khả năng trả lãi vay và nợ vay đúng hạn, tiềm tàng nguy cơ mất thanh khoản. Điều này rất có thể sẽ khiến nền kinh tế đối mặt với nguy cơ nợ xấu gia tăng.

Về ngân sách, PGS.TS Hoàng Công Gia Khánh cho rằng, trong suốt thời gian dài TP. HCM phải tập trung nguồn lực rất lớn cho công tác phòng, chống dịch, đảm bảo an sinh xã hội và sắp tới sẽ phải tăng chi hỗ trợ doanh nghiệp tái thiết sau giãn cách nên chúng tôi cho rằng ngay cả khi thu ngân sách ở kịch bản kỳ vọng, cân đối ngân sách 2021 của TP. HCM sẽ vô cùng khó khăn.

Chính sách hỗ trợ của TP. HCM phải cao hơn cả nước

Góp ý cho việc hỗ trợ doanh nghiệp, TS Trần Du Lịch cho rằng hành chính công và quản trị công là nhóm giải pháp ít tốn kém nhất, nhưng hiệu quả nhất để giúp doanh nghiệp tự phục hồi.

Ông cho rằng các biện pháp trước mắt là triển khai hiệu quả Nghị quyết 128 và mở rộng hoạt động kinh tế để doanh nghiệp và người dân tự tổ chức lại sản xuất với động lực tự nhiên của “lò xo bị nén”.

xac dinh song chung voi covid 19 de manh dan mo cua phuc hoi  phat trien kinh te hinh 4

Tháo gỡ vướng mắc để khai thông mạnh mẽ các dự án bất động sản. Ảnh: Thái Sơn

TP. HCM chủ động quan hệ với các địa phương để khai thông hệ thống vận tải, chấm dứt tình trạng chia cắt theo ranh giới hành chính gây khó khăn cho doanh nghiệp. Ban quản lý các khu công nghiệp - khu chế xuất thành phố phối hợp với doanh nghiệp hỗ trợ đưa lao động ở địa phương trở về làm việc.

Về giải pháp hỗ trợ tài chính tín dụng cho doanh nghiệp và gói hỗ trợ an sinh xã hội, ông Lịch đề nghị mức cao hơn mặt bằng chung cả nước. Lý do là TP. HCM chịu tác động tiêu cực lớn nhất của đại dịch và là nơi có thời gian chịu biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt lâu nhất.

Theo TS Trần Du Lịch, TP. HCM cần triển khai nhanh các dự án dự án quan trọng bị ngưng trệ như: Xây dựng trung tâm tài chính TP. HCM; trung tâm khởi nghiệp sáng tạo tại TP. Thủ Đức; xây dựng đô thị thông thông minh; chương trình hỗ trợ doanh nghiệp số hóa các hoạt động… tháo gỡ vướng mắc để khai thông mạnh mẽ các dự án bất động sản. Hướng tới 4 năm nữa, toàn TP. HCM là một đại công trình, phát triển mạnh mẽ.

Hoàng Tuấn

Bình Luận

Tin khác

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô
Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

Thái Bình xúc tiến đầu tư tại Hungary

(CLO) Tỉnh Thái Bình mong muốn được hợp tác toàn diện với các đối tác, nhà đầu tư Hungary, trong đó đi sâu trao đổi, xuất nhập khẩu hàng hóa, giao lưu văn hóa, hợp tác giáo dục, đào tạo, y tế.

Kinh tế vĩ mô
Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

Lãnh đạo Tập đoàn NVIDIA tiếp tục đến Việt Nam

(CLO) Ngày 22/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Keith Strier, Phó Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA.

Kinh tế vĩ mô
Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

Bắc Ninh: Khởi công dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn quy mô 14 ha tại khu công nghiệp Thuận Thành III

(CLO) Công ty Cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam (KCN Việt Nam)- nhà phát triển bất động sản công nghiệp chuyên nghiệp tại Việt Nam, vừa triển khai xây dựng dự án nhà xưởng và nhà kho xây sẵn với quy mô 14 ha tại KCN Thuận Thành III- Phân khu B, tỉnh Bắc Ninh.

Kinh tế vĩ mô