Xăng liên tục tăng giá - thêm đòn “hạ gục” các doanh nghiệp vận tải

Thứ tư, 27/10/2021 14:53 PM - 0 Trả lời

(CLO) Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa khó khăn như hiện nay, nếu giá xăng tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Xăng liên tục tăng giá đã “knock out” doanh nghiệp vận tải

Trong phiên điều chỉnh hôm qua (26/10) , giá xăng dầu trong nước tiếp tăng rất mạnh. Cụ thể, xăng E5RON92 tăng thêm 1.430 đồng/lít, lên mức 23.110 đồng/lít; xăng RON95-III tăng thêm 1.460 đồng/lít, lên mức 24.330 đồng/lít.

Đây là kỳ tăng giá lần thứ tư liên tiếp từ 10/9 đến nay khiến giá xăng RON 95 đã lên mức cao nhất kể từ tháng 9/2014.

xang lien tuc tang gia  them don ha guc cac doanh nghiep van tai hinh 1

Trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa khó khăn như hiện nay, nếu giá xăng tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị lỗ, thậm chí lỗ nặng.

Xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của hầu hết các ngành nghề trong cơ cấu nền kinh tế. Chính vì vậy, việc giá xăng dầu liên tục tăng giá đã ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tăng trưởng và hồi phục kinh tế.

Trong đó, các ngành liên quan tới vận tải, logistics chính là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi giá xăng dầu leo thang.

Ông Việt Hoàng, đại diện truyền thông của một doanh nghiệp vận tải tại Hải Phòng cho biết: Giá xăng dầu chiếm tới 10% - 15% chi phí đầu vào của doanh nghiệp vận tải. Việc giá xăng dầu tiếp tục tăng rất mạnh như hiện nay, chi phí đầu vào có thể sẽ vượt qua con số 20%.

Trong giai đoạn bình thường, việc giá xăng dầu tăng đã đe dọa tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp vận tải. Dù vậy, doanh nghiệp ít nhiều vẫn có lãi.

Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát, việc đi lại, vận chuyển hàng hóa khó khăn như hiện nay, nếu giá xăng tăng, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bị lỗ, thậm chí lỗ nặng.

“Chúng tôi có có đội khoảng 30 xe vận chuyển hành khách tuyến Hà Nội - Hải Phòng. Nhưng gần 2 tháng Hà Nội giãn cách, đội xe này phải “đắp chiếu” tạm ngừng hoạt động. Trong thời điểm chuẩn bị hoạt động lại, thì gặp cảnh xăng tăng phi mã. Đây chính là cú “knock-out” đối với doanh nghiệp”, ông Hoàng nói.

Bên cạnh đó, chi phí xăng dầu chiếm 30% - 40% đơn giá vận chuyển, việc giá xăng tăng, bắt buộc khiến cước phí tăng theo: “Tại thời điểm này, ngay cả việc giảm giá còn khó tìm khách, huống chi là tăng giá”, ông Hoàng nói.

Trong khi đó, ông Khúc Hữu Thanh Hải, Giám đốc Công ty cổ phần Vận tải và thương mại dịch vụ Đất Cảng, thông tin, giá xăng dầu tăng cao đã tác động mạnh đến hoạt động vận tải nói chung và tình hình kinh doanh của công ty Đất Cảng nói riêng.

“Giá xăng dầu tăng mạnh, cộng với việc phải thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khiến chi phí vận tải đội lên đáng kể. Từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách đa số thua lỗ, đừng nói đến có lãi”, ông Hải nói và cho hay hiện doanh nghiệp đang nỗ lực giữ nguyên giá cước vận tải, nhưng nếu giá nhiên liệu tiếp tục tăng, doanh nghiệp buộc lòng phải điều chỉnh.

“Kìm cương” giá xăng dầu ở mức tối đa

Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo về tổng kết đánh giá công tác điều hành giá quý III/2021, kịch bản điều hành giá quý IV/2021, đầu năm 2022, thông tin về các mặt hàng cụ thể, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, giá xăng dầu thành phẩm bình quân trên thị trường thế giới dùng để tính giá cơ sở tăng từ 59,08% đến 76,03% trong khi giá xăng dầu trong nước từ đầu năm đến nay chỉ tăng 40,23% đến 52,59%.

xang lien tuc tang gia  them don ha guc cac doanh nghiep van tai hinh 2

Các ngành liên quan tới vận tải, logistics chính là một trong những đối tượng chịu tác động mạnh nhất khi giá xăng dầu leo thang.

Tại thị trường trong nước, để kiềm chế đà tăng của giá xăng dầu, tránh gây ảnh hưởng đến giá các mặt hàng khác, thời gian qua, liên Bộ Tài chính – Công Thương đã phải liên tục chi từ Quỹ bình ổn giá xăng dầu với mức chi hơn 9.000 tỷ đồng. Trong khi đó, Quỹ thì chỉ có hạn và các doanh nghiệp xăng dầu như Petrolimex, PV OIL đã âm quỹ quỹ bình ổn. Ví dụ Petrolimex âm 700 tỷ đồng, PV OIL âm 200 tỷ đồng. 

“Hiện nay, ta rất mong muốn là giữ được giá xăng dầu hoặc giảm là tốt nhất, còn nếu tăng thì mức tăng ít nhất. Nhưng việc điều hành vẫn phải đảm bảo phản ánh được xu hướng giá thành phẩm xăng dầu thế giới và quan trọng nhất là phải phù hợp với thực tế hiện nay là dư địa điều hành của chúng ta. Tức là chỉ có hai cách, hoặc phải tăng theo giá thế giới, hoặc phải giảm thuế”, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải chỉ rõ.

Bộ Công Thương đã có báo cáo Chính phủ về việc hiện cơ cấu thuế đang chiếm hơn 40% giá thành sản xuất xăng dầu. Trong khi đó, các dự báo đều cho rằng, giá xăng dầu trên thế giới sẽ tiếp tục tăng từ nay đến cuối năm và khả năng trong quý IV có thể tăng lên 105-110 USD/thùng.

Nếu giá xăng dầu thế giới tiếp tục tăng thì ta cũng phải có dư địa để điều chỉnh. Còn nếu không có công cụ gì, giá xăng dầu trong nước sẽ tăng đúng theo giá thế giới.

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải nhấn mạnh: “Chúng tôi cũng khẳng định rằng từ nay đến cuối năm sẽ tiếp tục phối hợp rất chặt chẽ với Bộ Tài chính để có thể đảm bảo làm được những gì tốt nhất trong phạm vi năng lực và tính toán xem công cụ mà chúng ta có trong tay là gì để có thể điều hành tốt nhất giá xăng dầu trong nước”.

Về giải pháp cho những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá yêu cầu các Bộ ngành tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình thế giới, tình hình lạm phát chung của các quốc gia, diễn biến các thị trường Việt Nam xuất khẩu, nhập khẩu lớn để chủ động có giải pháp phù hợp.

Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến cung cầu của thị trường các mặt hàng quan trọng, thiết yếu để chuẩn bị nguồn dự trữ, bình ổn giá, nhất là trong những tháng cuối năm, Tết Nguyên đán và đầu năm 2022.

Đây là những việc Ban Chỉ đạo điều hành giá đã làm hằng năm, nhưng năm nay có đặc thù là nền kinh tế bị tác động nặng nề của dịch bệnh cho nên cần hết sức lưu ý để tổ chức công tác dự trữ, bình ổn hợp lý.

Phó Thủ tướng yêu cầu phải giữ ổn định giá các hàng hóa nhà nước định giá, sát với tình hình, bảo đảm kiểm soát được lạm phát chung, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp và người dân.

Định Trần

Bình Luận

Tin khác

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

EU mở cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế Trung Quốc

(CLO) Liên minh châu Âu hôm thứ Tư (24/4) công bố một cuộc điều tra thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc, khiến Bắc Kinh ngay lập tức cáo buộc rằng khối này đang tham gia vào "chủ nghĩa bảo hộ".

Thị trường - Doanh nghiệp
Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

Sát lễ 30/4 - 1/5, dịch vụ cho thuê xe tự lái “nằm dài” đợi khách

(CLO) Chỉ còn vài ngày sẽ đến dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, không ít cửa hàng và ứng dụng (app) cho thuê xe tự lái vẫn còn nhiều xe trống lịch dù đã giảm giá 15-20% so với dịp lễ năm ngoái.

Thị trường - Doanh nghiệp
Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

Mỹ sắp nhắm trừng phạt vào các ngân hàng Trung Quốc hợp tác với Nga

(CLO) Tờ Wall Street Journal (WSJ) đầu tuần đưa tin, các nhà lập pháp Mỹ đang soạn thảo các biện pháp trừng phạt nhắm vào các ngân hàng Trung Quốc nhằm phá vỡ sự hợp tác liên tục của Bắc Kinh với Nga.

Thị trường - Doanh nghiệp
Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

Thụy Sĩ chặn tài sản trị giá 14 tỷ USD của Nga

(CLO) Thụy Sĩ đang nắm giữ khoảng 13 tỷ franc (14,3 tỷ USD) tài sản của Nga bị phong tỏa trong các tổ chức tài chính của nước này, khoảng một nửa trong số đó thuộc về nhà nước và một nửa thuộc về cá nhân, cơ quan quốc gia giám sát các lệnh trừng phạt tiết lộ.

Thị trường - Doanh nghiệp
Một doanh nghiệp Việt Nam suýt 'mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

Một doanh nghiệp Việt Nam suýt "mất trắng” 133,7 tỷ đồng, Bộ Công Thương khuyến cáo

(CLO) Mới đây, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi, Bộ Công Thương đã nhận được thư điện tử của một doanh nghiệp Việt Nam đề nghị hỗ trợ giải quyết vụ việc liên quan đến lô hàng nhập khẩu từ 1 đối tác tại UAE nghi vấn có dấu hiệu lừa đảo.

Thị trường - Doanh nghiệp