Xăng tăng, mất điện triền miên, doanh nghiệp Sri Lanka đấu tranh để duy trì hoạt động

Thứ ba, 26/04/2022 07:33 AM - 0 Trả lời

(CLO) Khủng hoảng kinh tế gây ra tình trạng mất điện và khiến người dân không đủ khả năng lái xe đi làm.

Hậu quả của thiếu hụt ngoại hối

Các doanh nghiệp Sri Lanka đang phải vật lộn để duy trì hoạt động sau khi giá nhiên liệu tăng cao làm trầm trọng thêm tỷ lệ lạm phát cao nhất ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Các nhà chức trách lo ngại nguồn cung năng lượng có thể cạn kiệt trước khi họ đàm phán xong gói cứu trợ của IMF.

xang tang mat dien trien mien doanh nghiep sri lanka dau tranh de duy tri hoat dong hinh 1

Đồng rupee Sri Lanka giảm 60% giá trị kể từ tháng trước. (Nguồn: Suutan).

Quốc đảo 22 triệu người này đang phải trải qua cuộc khủng hoảng kinh tế và nợ nần tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ do tình trạng thiếu hụt ngoại hối khiến Chính phủ không thể trả hết các khoản vay và nhập khẩu các mặt hàng cơ bản bao gồm thực phẩm và thuốc men. Điều này đã gây ra nhiều tuần lễ biểu tình, Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức.

Giá dầu và khí đốt toàn cầu tăng mạnh, kết hợp với việc đồng rupee Sri Lanka giảm 60% giá trị kể từ tháng trước, cũng dẫn đến tình trạng thiếu xăng và khí đốt nghiêm trọng.

Công ty dầu khí nhà nước của Sri Lanka, trước đó đã bán đấu giá xăng dầu để bảo tồn kho dự trữ hạn chế của mình, tuần trước đã tăng giá thêm 1/3, lên mức 338 SLR (tương đương 1,01 USD)/lít.

Susantha Perera, cựu kỹ sư cấp cao tại Ceylon Electrical Board, đơn vị năng lượng của nhà nước, cho biết: “Hiện chúng tôi đang ở tình trạng phụ thuộc vào từng lô hàng theo tình hình vận chuyển để cung cấp nhiên liệu. Hiện tại, lượng nhiên liệu có sẵn chỉ đủ dùng cho đến cuối tháng. Chính phủ sẽ tiếp tục cung cấp năng lượng ra sao vẫn còn là ẩn số”.

Tuần trước, Sri Lanka cho biết họ đã nhận được khoản hỗ trợ trị giá 500 triệu USD cho nhiên liệu từ nước láng giềng Ấn Độ. Nước này cũng đã đình chỉ hoàn trả trái phiếu để bảo toàn dự trữ ngoại tệ của mình.

Theo Bộ Tài chính, hòn đảo này đã gánh khoảng 8 tỷ USD nợ và trả lãi trong năm nay trên tổng số hơn 50 tỷ USD tổng nợ nước ngoài.

Quốc đảo này đã bắt đầu các cuộc đàm phán về cơ cấu lại nợ và hỗ trợ thêm với IMF, các chủ nợ tư nhân và các quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc.

IMF cho biết hôm 23/4 vừa qua rằng một phái đoàn Sri Lanka tại Washington đã có "các cuộc thảo luận kỹ thuật ban đầu" vào tuần trước.

Nhưng với việc các cuộc đàm phán của IMF dự kiến sẽ kéo dài, các quan chức Sri Lanka và LHQ đang thúc đẩy hỗ trợ tài chính ngay lập tức để ngăn chặn Sri Lanka sụp đổ kinh tế.

Doanh nghiệp “đùn đẩy” chi phí cao cho người tiêu dùng

Việc thiếu nhiên liệu đã dẫn đến việc người dân xếp hàng dài, cắt điện kéo dài và gây ra lạm phát khi các doanh nghiệp đùn đẩy chi phí cao hơn cho người tiêu dùng.

Tỷ lệ lạm phát tiêu dùng của Sri Lanka trong tháng 3 là 21,5%, mức cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

MD Paul, thư ký của Hiệp hội Xây dựng Quốc gia, cho biết các thành viên của ông sẽ tăng giá thuê ít nhất 60% do chi phí vật tư tăng. Ông cho biết một bao xi măng 50kg hiện có giá khoảng 3.000 SLR, so với trước đây là 1.000 SLR.

Ông nói: “Hầu hết giá vật liệu đã tăng cao. Hiện tại, chúng tôi chỉ tập trung vào việc giảm thiểu thua lỗ chứ không tạo ra lợi nhuận”.

Cả phương tiện giao thông công cộng và tư nhân đều khiến người dân không thể chi trả được. Gemunu Wijeratne, Chủ tịch Hiệp hội các chủ sở hữu xe buýt tư nhân của Sri Lanka đã nhận được sự chấp thuận của Chính phủ về việc tăng 30% giá vé.

Aruna Weerasinghe, một nhân viên 33 tuổi trong lĩnh vực công nghệ thông tin, cho biết anh không còn biết mình sẽ đi làm việc bằng cách thế nào.

Anh nói: “Với giá xăng trên 300 SLR, chúng tôi không đủ khả năng dùng ô tô vì lương của chúng tôi không được tăng để đáp ứng mức giá nhiên liệu cắt cổ đó”.

Nhưng Perera, cựu quan chức hội đồng quản trị điện, cho biết năng lượng và giá điện vẫn bị bóp méo sâu sắc. CEB cung cấp nguồn điện được trợ giá rất nhiều nhưng đã không thể trả cho các chủ nợ của mình trong 6 tháng.

“Ngay cả khi tăng 100% thuế cũng không đủ với tình trạng chi phí leo thang hiện nay”, Perera nói đồng thời cảnh báo rằng nếu các nhà chức trách tăng thuế ngay bây giờ thì “sẽ xảy ra bạo loạn”.

Sơn Tùng (Theo Financial Times)

Bình Luận

Tin khác

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

Thái Bình tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại tại Hà Lan

(CLO) Tiếp tục chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại tại một số nước châu Âu, trong chương trình công tác tại Hà Lan, đoàn công tác của tỉnh Thái Bình do Bí thư Tỉnh ủy Ngô Đông Hải làm trưởng đoàn có buổi làm việc với một số doanh nghiệp của Vương quốc Hà Lan.

Kinh tế vĩ mô
Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

Việt Nam có cơ hội “nghìn năm có một” tham gia vào chuỗi giá trị công nghiệp bán dẫn

(CLO) Ông Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: Việt Nam đang có cơ hội “nghìn năm có một” để tham gia vào chuỗi giá trị ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu.

Kinh tế vĩ mô
VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: 'Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

VIPFA mở cơ quan đại diện phía Nam: "Cầu nối” giữa doanh nghiệp với các cơ quan nhà nước

(CLO) Việc VIPFA khai trương cơ quan đại diện tại TP Hồ Chí Minh sẽ là cầu nối hiệu quả giữa cộng đồng doanh nghiệp hình thành hệ sinh thái kinh doanh kết nối cơ hội đầu tư và xúc tiến FDI vào Việt Nam.

Kinh tế vĩ mô
Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

Kinh tế tăng trưởng mạnh, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trở lại

(CLO) Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định điều chỉnh kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia năm 2024, trong đó có các tháng cao điểm mùa khô.

Kinh tế vĩ mô
Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

Ngân hàng thế giới kiến nghị Việt Nam sớm xử lý các ngân hàng yếu kém

(CLO) Ngày 23/4, tại Hà Nội, Ngân hàng Thế giới đã tổ chức buổi công bố điểm lại kinh tế Việt Nam tháng 4/2024, với chuyên đề "Đẩy mạnh khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo".

Kinh tế vĩ mô