Xấu xí trong tranh luận – Giới hạn nào cho chúng ta?

Chủ nhật, 01/12/2019 08:40 AM - 0 Trả lời

(CLO) Mạng xã hội ngày càng mở rộng, đấy là một điều kiện thuận lợi để các cá nhân bộc lộ quan điểm. Tính ẩn danh trên mạng xã hội là một trong những điều kiện thuật lợi để nhiều người phản biện các quan điểm ấy. Nhưng đấy cũng là một con dao hai lưỡi.

Khả năng

Khả năng "ẩn danh" trên mạng xã hội khiến việc mạt sát nhau trở nên dễ dàng hơn. Ảnh: AP.

“Từ ngày báo chí, dư luận công bố bản kiến nghị tạm dừng đặt tên đường hai vị giáo sĩ do chúng tôi đứng tên gửi TP. Đà Nẵng, tôi đã nhận được rất nhiều cuộc điện thoại lạ gọi đến chửi bới, dọa dẫm, thậm chí là khủng bố”, Tiến sĩ Nguyễn Thị Thanh Huyền – một trong 12 người có tên trong nhóm gửi đề nghị TP. Đà Nẵng dừng lấy tên hai vị giáo sĩ Francisco De Pina và Alexandre De Rhodes làm tên đường cho biết.

Hãy khoan nói về chuyện đúng sai, việc những người đưa ra quan điểm, đề xuất mới, bị coi là khác lạ với đám đông, thường bị tấn công ác ý, có chủ định không phải là hiếm.

Năm 2017, khi PGS.TS Bùi Hiền đưa ra cải cách chữ viết, hàng loạt những tấn công ác ý nhằm thẳng vào ông. Bằng nhiều từ ngữ nặng nề, mạt sát, nhiều người đưa tranh luận trở thành tranh cãi và cao điểm là chửi bới.

Chúng ta sinh ra và lớn lên trong không gian xã hội Á Đông, nơi đầy rẫy những lý thuyết, lễ giáo cổ điển khiến con người ta thường xuyên không được bộc lộ trung thực cảm nghĩ của bản thân. Từ ngày có mạng xã hội, người ta nhận ra đây là mảnh đất màu mỡ để tư do bộc lộ, biểu lộ cảm xúc, bày tỏ quan điểm. Tất nhiên, người phản biện cũng vậy. Tính ẩn danh trên mạng khiến con người ta tự do không sợ bị bất kỳ ai “đánh giá”.

Sự tự do ấy đang tiến dần đến chỗ cực đoan, mất kiểm soát. Người ta sẵn sàng giận dữ, buông lời ác ý, chửi bới, gièm pha, đặt điều, sỉ nhục bất kỳ điều gì thấy không hay, không chuẩn, không đúng với điều mình suy nghĩ.

Mạt sát lẫn nhau chưa đủ, những cư dân mạng xấu xí mất kiểm soát tới mức còn tấn công cả những người họ hoàn toàn không quen biết, nằm bên ngoài biên giới địa lý. Gần đây nhất, ngày 27/11, fanpage chính thức của bóng đá Thái Lan có tên Changsuek đã chặn IP đến từ Việt Nam. Các tài khoản Facebook ở Việt Nam không thể tìm kiếm và truy cập được trang này.

Fanpage của đội tuyển bóng đá Thái Lan đã

Fanpage của đội tuyển bóng đá Thái Lan đã "cấm cửa" các IP đến từ Việt Nam. Ảnh chụp màn hình.

Điều này không ngạc nhiên! Bởi quá nhiều người Việt quá khích từng có những bình luận ác ý trên fanpage này, hoặc trên trang cá nhân của các cầu thủ Thái Lan. Không chỉ để lại những bình luận xấu xí bằng tiếng Việt, người ta còn dùng cả tiếng mẹ đẻ của các cầu thủ để chửi bới bằng những ngôn từ thô lỗ nhất.

Hội đồng Phòng chống Tội phạm quốc gia (Mỹ) đã đưa ra khái niệm “Cyberbully” (tạm dịch là “tấn công trên mạng” - NV) và thực hiện hàng loạt các khảo sát, nghiên cứu ở nhiều khu vực từ năm 2009 về các hành vi tấn công trên mạng. Nó bao gồm các hành vi đăng tin đồn; đe dọa; nhận xét tình dục, thông tin cá nhân của nạn nhân hoặc dùng các ngôn từ kích động. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc tấn công trên mạng được lặp đi lặp lại một cách có chủ đích sẽ có thể khiến nạn nhân bị hạ thấp lòng tự trọng, tăng xu hướng tự sát và hàng loạt các phản ứng cảm xúc tiêu cực bao gồm sợ hãi, thất vọng, tức giận, trầm cảm.

Sau những cuộc tấn công tập thể, nhiều trang cá nhân phải đóng cửa, nhiều cá nhân bị suy sụp và nhụt đi ý chí bày tỏ quan điểm. Trở lại câu chuyện TS Nguyễn Thị Thanh Huyền ở trên, Tiến sĩ nói: “Khi TP. Đà Nẵng có ý muốn đặt tên đường, với tư cách là một người dân chứ chưa nói đến nhà nghiên cứu khoa học, tôi nghĩ việc có ý kiến về vấn đề này là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, dư luận chỉ vì việc này mà chửi bới chúng tôi dữ dội như vậy, thử hỏi sau này ai dám có ý kiến về những vấn đề xã hội như thế nữa”.

Về mặt bản chất, dập tắt những quan điểm trái chiều bằng các tấn công cá nhân một cách ác ý chính là một dạng hành vi bạo lực. Sự tự do biểu đạt đang bị biến tướng. Từ tranh luận tới tranh cãi, tới những hành vi vô văn hóa có khi nào chỉ cách nhau một cú enter trên bàn phím?

Hãy thử một lần đặt mình vào vị trí người bị phán xét. Nếu không đủ bình tĩnh để xét đoán bằng trí tuệ thì hãy dùng đến sự bao dung, nhân hậu từ trái tim.

Tử Hưng

Tin khác

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

Nhớ về quá khứ để trân quý hơn giá trị của hoà bình!

(CLO) Hôm nay, vùng đất Điện Biên, Tây Bắc chiến trường năm xưa, rực rỡ cờ hoa, hân hoan trong không khí tưng bừng của đại lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Trước đó, trên khắp dải đất hình chữ S, tinh thần Điện Biên Phủ đã thấm đẫm, lan toả trong mỗi người dân Việt. Nhắc nhớ lại bản anh hùng ca bất hủ của thế kỷ, là để mỗi người trong chúng ta, thêm trân quý hơn giá trị vô giá của hoà bình.

Góc nhìn
Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

Hình mẫu của sự vận dụng tài tình chiến tranh Nhân dân

(CLO) Lịch sử dân tộc đã chứng minh: Muốn chống lại một đội quân xâm lược lớn mạnh hơn về lực lượng và phương tiện chiến tranh thì không thể chỉ trông cậy vào đội quân thường trực mà phải huy động toàn dân đánh giặc. Và chiến dịch Điện Biên Phủ chính là biểu hiện sinh động cho sự vận dụng tài tình đường lối chiến tranh Nhân dân của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Góc nhìn
Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

Kỳ cuối: Quyết định lịch sử của Đại tướng Tổng tư lệnh và chiến thắng “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”

(NB&CL) Trong rất nhiều những nhân tố mang tính quyết định làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm về trước, không thể không kể đến vai trò của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Tài năng quân sự kiệt xuất, đặc biệt là bản lĩnh hiếm có của vị Tổng Tư lệnh Chiến dịch đã góp phần quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ, “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”.

Góc nhìn
Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tài thao lược kiệt xuất của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

(NB&CL) 70 năm qua, nhiều nhà khoa học quân sự thế giới đã và vẫn dày công tìm hiểu, nghiên cứu phân tích, lý giải: Tại sao “Việt Minh” đánh thắng! Tại sao đội quân viễn chinh nhà nghề của thực dân Pháp có số quân đông là lực lượng mạnh nhất lúc bấy giờ, với đầy đủ trang bị kỹ thuật hiện đại, với mọi thủ đoạn nham hiểm xảo quyệt lại chịu thất bại thảm hại tại Điện Biên Phủ? Trong rất nhiều nhân tố mang lại chiến thắng lịch sử, tài thao lược kiệt xuất, sự lãnh đạo, chỉ đạo tài tình, sáng tạo của Trung ương Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là yếu tố hàng đầu.

Góc nhìn
Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

Thế trận hậu cần nơi lòng chảo Điện Biên

(NB&CL) Khi Điện Biên Phủ, vùng rừng núi hiểm trở cách xa hậu phương 600 đến 700 km, trở thành nơi quyết chiến chiến lược của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954), Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận định: “Trên mặt trận Điện Biên Phủ, vấn đề bảo đảm cung cấp lương thực, đạn dược là nhân tố vô cùng quan trọng, quan trọng không kém các vấn đề chiến thuật, khó khăn về cung cấp lương thực không kém khó khăn về tác chiến”.

Góc nhìn