Xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới phù hợp điều kiện thực tế từng vùng, miền

Thứ sáu, 03/01/2020 21:41 PM - 0 Trả lời

(CLO) Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, miền và theo các mức độ để các địa phương phát huy tính sáng tạo và đạt kết quả tốt nhất.

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu đi vào chiều sâu, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với quá trình đô thị hóa. Ảnh minh họa

Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu đi vào chiều sâu, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với quá trình đô thị hóa. Ảnh minh họa

Đó là nội dung trong thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian tới tiếp tục phát huy kết quả đạt được của 10 năm qua, cùng với thành quả của 33 năm đổi mới có những bài học kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, nhất là cuộc cách mạng công nghệ thời đại 4.0 và tiến trình hội nhập quốc tế. Quan tâm nâng cao vai trò, vị thế của người nông dân để phát huy hết tiềm năng, nhìn nhận nguy cơ, thách thức để chúng ta có biện pháp cụ thể hơn nhất là vấn đề biến đổi khí hậu. Chính vì vậy, chúng ta đưa ra phương châm tận dụng tối đa cơ hội phát triển và hạn chế đến mức thấp nhất các yếu tố bất lợi do biến đổi khí hậu tác động đến các vùng miền.

Tiếp tục coi nông nghiệp, nông dân, nông thôn là thế mạnh, là lợi thế trong tiến trình phát triển và hội nhập, mạnh dạn, quyết tâm đặt mục tiêu cao hơn. Các địa phương phải đi tiên phong, phát triển nền nông nghiệp hiện đại, đặc thù, xây dựng một vùng nông thôn xanh - sạch - đẹp và bản sắc.

Do vậy, cần quan tâm hơn nữa đến ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn, chú trọng đầu tư khoa học công nghệ, chương trình khoa học công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới, nhất là các cơ hội, thành tựu mà cách mạng công nghiệp lần thứ 4 mang lại. Đặc biệt cần quan tâm xây dựng nông thôn mới không chỉ ở đồng bằng mà cả ở miền núi, làng bản, xã đảo với 14 triệu đồng bào dân tộc thiểu số để người dân tộc thiểu số cũng được hưởng lợi.

Cần phải nâng cao mục tiêu về sản xuất, đời sống, môi trường và đặc biệt hoàn thiện hạ tầng thiết yếu, cuộc sống vật chất, giữ gìn đời sống văn hoá, chống tệ nạn xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa ở nông thôn, đây là nội dung rất lớn phải tập trung chỉ đạo có hiệu quả.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan xây dựng Báo cáo chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 với các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, đi vào chiều sâu, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn kết chặt chẽ với quá trình đô thị hóa, tập trung vào những nội dung trọng tâm nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn.

Trong đó, hoàn thiện và nâng cấp hệ thống hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội nông thôn đồng bộ, kết nối với đô thị; thực hiện hiệu quả cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới để hình thành nền nông nghiệp hiện đại và đặc thù; quan tâm hơn nữa đến công tác bảo vệ môi trường và cải tạo cảnh quan nông thôn; nâng cao chất lượng y tế, giáo dục và các thiết chế văn hóa, thể thao; bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn nông thôn.

Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới các cấp (xã, huyện, tỉnh) phù hợp với điều kiện thực tế từng vùng, miền và theo các mức độ (đạt chuẩn, nâng cao, kiểu mẫu) để các địa phương phát huy tính sáng tạo và đạt kết quả tốt nhất.

Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới theo hướng đồng bộ, tăng cường phân cấp cho cơ sở và phát huy vai trò chủ thể của người dân, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế; đồng thời có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc thù, vùng đặc biệt khó khăn xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các vùng; nghiên cứu, đề xuất trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 làm cơ sở để thực hiện trong giai đoạn mới.

Bên cạnh đó, nghiên cứu, đề xuất phương án điều chỉnh nguyên tắc, cơ chế phân bổ vốn ngân sách Trung ương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 theo hướng khắc phục những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2016 - 2020 và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình, trong đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cho các địa phương đặc biệt khó khăn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, khu căn cứ cách mạng; hỗ trợ các địa phương tiếp tục đạt chuẩn nông thôn mới và phấn đấu xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng bền vững.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương chủ động xây dựng chương trình hành động và mục tiêu, đưa ra giải pháp cụ thể về xây dựng nông thôn mới, thông qua đại hội Đảng các cấp và chính quyền các cấp, nhất là cấp tỉnh, cấp huyện, các địa phương còn nhiều xã, huyện chưa đạt chuẩn nông thôn mới. Đề nghị các địa phương, các ngành chủ động và tích cực hưởng ứng Phong trào thi đua cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phát động.

PV

Tin khác

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

Thanh Hoá: Bố trí flycam để phát hiện tội phạm tại Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn

(CLO) Để chủ động phòng, chống tội phạm, bảo đảm an ninh trật tự Lễ hội du lịch biển Sầm Sơn năm 2024, Công an tỉnh Thanh Hoá bố trí lực lượng, triển khai phương án phòng, chống tội phạm tại các tuyến đường chính và khu vực Quảng trường biển - nơi sẽ diễn ra Lễ khai trương vào tối 27/4.

Đời sống
Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Quốc Oai (Hà Nội): Hàng ngàn m2 đất đồi Sò bị san, gạt vận chuyển đi đâu?

Báo Nhà báo và Công Luận nhận được phản ánh của người dân tại thôn Lập Thành, xã Đông Xuân, huyện Quốc Oai về việc hàng nghìn m2 đất đồi Sò bị san gạt không rõ mục đích gây nguy cơ thất thoát tài nguyên khoáng sản, ô nhiễm môi trường.

Đời sống
Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

Vụ lật thuyền ở Quảng Ninh: Đã tìm thấy chiếc thuyền nan

(CLO) Tới 10h ngày 25/4, lực lượng chức năng đã tìm thấy chiếc thuyền nan bị lật ở vị trí giữa sông Chanh, tuy nhiên vẫn chưa tìm thấy 4 nạn nhân bị mất tích.

Đời sống
Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Hưng Yên: Phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(CLO) Liên đoàn Lao động tỉnh Hưng Yên vừa tổ chức lễ phát động Tháng công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2024.

Đời sống
Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

Quảng Ninh: Giông lốc đánh chìm tàu, 4 người mất tích

(CLO) Trong khi đang di chuyển bằng thuyền để đánh bắt thuỷ sản trên luồng sông Chanh (Quảng Ninh), chiếc thuyền nan chở 6 người gặp giông dốc và bị lật khiến 4 người trên thuyền mất tích.

Đời sống