Xây dựng chuỗi liên kết giá trị: Bài học từ cây vải Bắc Giang

Thứ bảy, 29/08/2020 06:18 AM - 0 Trả lời

(NB&CL) Khi dư luận xôn xao với việc một hộp 8 quả vải Việt Nam được bán tại Nhật Bản với giá hơn 200.000 VNĐ, nhiều người tỏ ra bái phục cách làm nông nghiệp bài bản, chuyên nghiệp của những thương nhân Nhật Bản.

Bài liên quan

Bởi, giá trị thu về từ 8 quả vải ấy gấp nhiều lần giá trị của nhiều chùm vải được bán trên thị trường Việt Nam. Chỉ một phép so sánh đơn giản như vậy để thấy rằng, việc xây dựng chuỗi liên kết giá trị, xây dựng thương hiệu nông sản Việt để có thể thâm nhập vào các thị trường khó tính như EU, Mỹ vẫn là yêu cầu cấp thiết của những người làm nông sản Việt.

Không để “nước đến chân mới nhảy”

Mùa dịch Covid-19 năm nay, giữa những tín hiệu không mấy khả quan trong xuất khẩu nông sản nói chung khi hàng loạt mặt hàng tỷ USD bị sụt giảm nghiêm trọng thì điểm sáng dễ nhận thấy nhất chính là câu chuyện lần đầu tiên vải thiều tươi của Việt Nam được xuất khẩu thành công vào thị trường khó tính bậc nhất thế giới là Nhật Bản.

Những quả vải thiều Việt Nam đầu tiên xuất hiện trên kệ siêu thị tại Nhật Bản vào ngày 21/6. Vải được đóng vào hộp nhỏ 200gram, bán với giá khuyến mãi là 489 yen (giá gốc là 537 yen), tương đương hơn 100.000 đồng/hộp. Tính ra, giá vải thiều Việt Nam bán tại Nhật trên 500.000 đồng/kg. Đáng lưu ý, ngay trong ngày mở bán đầu tiên, lô vải thiều tươi 2 tấn của Việt Nam được chuyên chở bằng máy bay sang Nhật đã bán hết sạch chỉ trong vòng vài tiếng. Doanh nghiệp và người tiêu dùng Nhật Bản đánh giá rất cao, khen quả vải của Việt Nam đạt chất lượng tốt.

Giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến.

Giá trị gia tăng đối với hàng nông sản chủ yếu do khâu chế biến.

Quả thật, Bắc Giang đã tổ chức chu đáo khâu chuẩn bị các điều kiện về phòng bệnh, hệ thống nhà nghỉ, khách sạn nơi đón các chuyên gia Nhật Bản được phun khử khuẩn thường xuyên. Song song với đó, tỉnh cũng đã thực hiện việc xin ý kiến của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và Thủ tướng Chính phủ về việc tạo điều kiện tốt nhất cho chuyên gia nhập cảnh Việt Nam khi cả nước trong giai đoạn “bế quan tỏa cảng”, hạn chế nhập cảnh đối với bất kỳ khách nước ngoài nào. Các chuyên gia Nhật khi ấy đã đến trực tiếp kiểm tra vùng trồng vải thiều ngay từ khi trồng, chăm sóc cho đến khi thu hoạch, bảo quản, sơ chế ở tại đúng vườn vải mà họ xác nhận từ đầu mới được xuất khẩu sang Nhật Bản.

Bài học thành công của vải thiều Bắc Giang còn là minh chứng điển hình cho câu chuyện liên kết từ vùng nguyên liệu đến tiêu thụ, tạo ra sự thành công lớn. Song câu chuyện trái vải thiều xuất ngoại cũng gợi mở cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Muốn lọt qua các cánh cửa khó tính, nhất là thị trường Nhật Bản, Mỹ, quả vải thiều cũng phải trải qua nhiều tiêu chuẩn ràng buộc khắt khe của nước sở tại và phải được chiếu xạ để diệt 16 loại vi khuẩn, nấm bệnh ngừa dịch hại… Với thị trường EU lần này, vấn đề đảm bảo vệ sinh, khử trùng của loại quả vải Việt Nam cũng được đặt lên hàng đầu.

Thời điểm này, trong khi cả nước đang phải chung tay giúp bà con nông dân tiêu thụ hàng loạt nông sản thì câu chuyện về vải thiều xuất ngoại lại mở ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ về một cách làm ăn bài bản, mang tính chuyên nghiệp hơn. Đó không chỉ là duy trì cho được một quy trình sản xuất tiêu chuẩn để luôn bảo đảm chất lượng đồng đều, không có dư lượng hóa chất trong mỗi sản phẩm mà còn là vấn đề đầu tư công nghệ chế biến bảo quản hiện đại nhằm đáp ứng các yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Việc xây dựng chữ tín trong xuất khẩu nông sản và nâng cao việc hướng dẫn trồng trọt, thu hoạch, bảo quản cho các nhà trồng vải thiều lúc này cần hơn bao giờ hết. Bài học về trái thanh long của Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản năm xưa vẫn còn nguyên giá trị. Sau lô đầu tiên, chỉ một người tiêu dùng phát hiện sâu trong quả đã lập tức bị dừng lại mất 10 năm sau mới quay trở lại được thị trường Nhật. Do vậy, hành trình quả vải sau bao năm truân chuyên, long đong với điệp khúc được mùa rớt giá. Nay quả vải đã “xuất ngoại” vào các thị trường khó tính nhất nhưng cũng tràn đầy tiềm năng về giá trị xuất khẩu, một lần nữa nhắc chúng ta về việc liên kết chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản và xuất khẩu. Việc này phải có sự chuẩn bị kỹ càng từ trước, chứ không phải là chuyện “nước đến chân mới nhảy”.

Nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho nông sản Việt bằng cách nào?

Theo các chuyên gia, để thu được hiệu quả hơn ở các quốc gia tham gia hiệp định EVFTA thì vấn đề tạo ra mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp, để nâng cao chuỗi giá trị hàng hóa, đồng thời đẩy nhanh tiến độ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp phải được đặt lên hàng đầu. Mà muốn có được sự liên kết ấy người nông dân phải có “đại diện” của mình để ký kết với doanh nghiệp. Tự từng hộ nông dân không thể làm được điều đó. Vì vậy, việc thành lập những hợp tác xã kiểu mới cần được đẩy mạnh hơn.

Tại Nhật, vải thiều là một mặt hàng rất có giá trị.

Tại Nhật, vải thiều là một mặt hàng rất có giá trị.

Một vấn đề cũng hết sức quan trọng chính là chuyển đổi phương thức sản xuất, từ sản xuất nhỏ sang sản xuất lớn; thay thế vật nuôi, cây trồng ít giá trị bằng vật nuôi, cây trồng đem lại giá trị kinh tế cao. Điều này đòi hỏi phải nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu thị trường của các bên tham gia hiệp định, họ cần gì thì mình đáp ứng, có nghĩa là “bán cái người ta cần chứ không chỉ bán cái mình có”.

Như vậy, gốc rễ vấn đề chính là sự đổi mới tư duy trong nông nghiệp, là sự đầu tư chiến lược cho nông nghiệp. Nông nghiệp vẫn được coi là “trụ đỡ của nền kinh tế”, thì nay chính là thời điểm bứt phá một lần nữa, nếu không muốn chậm chân. Để làm được điều này, ngành nông nghiệp đang hướng tới xây dựng hệ thống chuỗi giá trị liên kết giữa các mắt xích với nhau. Đặc biệt, là việc xây dựng được những vùng nguyên liệu sản xuất gắn với số hóa có thể truy xuất được nguồn gốc, thay đổi tư duy làm nông nghiệp một cách thô sơ của người nông dân.

Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, đã đến lúc nông dân, doanh nghiệp cần phải thực sự chủ động, đổi mới trong mô hình sản xuất và cả trong mối quan hệ tương tác với các chủ thể của chuỗi giá trị sản phẩm, cũng như có cách tiếp cận bài bản vào các thị trường quốc tế nhiều tiềm năng.

Các hiệp định không chỉ dừng lại ở các hàng rào thuế quan đã được cắt giảm, không phụ thuộc vào vị trí chính trị của các nước tham gia mà phụ thuộc chính vào năng lực cạnh tranh của hàng nông sản. Điều đó có nghĩa là phụ thuộc chính vào khả năng sản xuất của chúng ta. Vì vậy, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, an toàn phải gắn với quy mô và hình thức sản xuất mới để tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu cao của hàng rào kỹ thuật.

Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản để nâng cao chất lượng các mặt hàng nông sản đáp ứng với điều kiện xuất khẩu theo ưu đãi của EVFTA cũng như tiêu thụ trong nước, nông sản Việt cần có cách tổ chức kênh phân phối sao cho hiệu quả để có thể cạnh tranh với hàng nhập khẩu. Thông tin sản phẩm phải minh bạch để người tiêu dùng trong nước tin tưởng sản phẩm trong nước hơn sản phẩm nhập khẩu. Do đó, các ngành hàng cần tiếp tục tổ chức lại sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các hiệp hội, ngành hàng cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các nhà xuất khẩu, liên kết chuỗi giá trị sản xuất giữa người sản xuất và doanh nghiệp.           

Trước tiên, đó là các tiêu chuẩn áp dụng cho sản phẩm không chỉ là VietGAP mà phải nâng lên GlobalGAP. Hay năng lực chế biến nông sản cũng cần được tăng lên để phù hợp hơn với EU, nơi có khoảng cách địa lý lớn với Việt Nam. Các doanh nghiệp sẽ phải phát triển các sản phẩm có sự chế biến tốt, có thể bảo quản dài ngày, kể cả trái cây lẫn thủy sản để có thể chinh phục được thị trường này.

Đặc biệt, vai trò điều tiết vĩ mô của Chính phủ vô cùng quan trọng, tạo nền tảng cơ chế chính sách và quy hoạch hợp lý, định hướng cho các doanh nghiệp nông sản và người nông dân có thể khai thác lợi thế, phát huy năng lực sản xuất, khẳng định được vị trí của nông sản Việt Nam trên thị trường EU rộng lớn.

Ngọc Hải

Tin khác

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

Năm 2024: Sacombank tăng tốc kinh doanh và chuyển đổi số, đặt mục tiêu tái cơ cấu thành công trước hạn

(CLO) Ngày 26/4/2024, Đại hội đồng cổ đông Sacombank đã họp thường niên, thông qua kết quả năm 2023 và kế hoạch năm 2024 với mục tiêu “Tăng tốc hoạt động kinh doanh, nâng cao hiệu quả trên nền tảng số” cùng với kỳ vọng tái cơ cấu thành công trước thời hạn.

Thị trường - Doanh nghiệp
Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

Nghỉ lễ thảnh thơi, không lo giao dịch gián đoạn

(CLO) Với bước tiến mới về công nghệ, trong vài năm trở lại đây hầu hết các giao dịch ngân hàng được thực hiện xuyên lễ, 365+ thông qua các điểm giao dịch số tự động hay ứng dụng ngân hàng số. Năm nay, các ngân hàng còn tung nhiều ưu đãi hấp dẫn trong dịp lễ 30/4 và 1/5 dành cho khách hàng.

Tài chính - Bảo hiểm
Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

Vietbank báo cáo hoàn thành tăng vốn điều lệ và thông qua kế hoạch chia cổ tức 25%

(CLO) Ngày 26/4/2024, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank - VBB) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên bằng hình thức trực tuyến. Năm 2024, Vietbank hướng đến mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận trước thuế đạt 29% và kiểm soát nợ xấu ở mức dưới hoặc bằng 2,5%.

Thị trường - Doanh nghiệp
Gạo Việt Nam tiếp thục 'thăng hạng', xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

Gạo Việt Nam tiếp thục "thăng hạng", xuất khẩu 3 tháng đạt 1,43 tỷ USD

(CLO) Quý I/2024, xuất khẩu gạo của Viêt Nam tăng trưởng 2 con số ở cả về lượng, kim ngạch và giá bán, đồng thời tiếp tục chiếm lĩnh các thị trường trọng điểm.

Thị trường - Doanh nghiệp
Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

Căn hộ tại Hà Nội “ế” nhưng “ngáo giá”

(CLO) Bộ Xây dựng cũng đi kiểm tra tại một số vị trí chung cư được rao giá bán cao ở Hà Nội nhưng không có nhiều giao dịch, giao dịch thành công rất ít.

Bất động sản